Các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trƣờng nƣớc từ

Một phần của tài liệu Hiện trạng và giải pháp quản lý nước thải công nghiệp tại một số KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 62 - 63)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của của đề tài

3.3.2. Các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trƣờng nƣớc từ

KCN [15]

- Việc quy hoạch phát triển các KCN:

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sự bất cập về địa điểm bố trí, quy mô và loại hình sản xuất của nhiều KCN, ảnh hƣởng đến đời sống kinh tế - xã hội của dân cƣ địa phƣơng, an ninh lƣơng thực và chất lƣợng môi trƣờng, sinh thái trong vùng. Sự phát triển manh mún, không có điều phối chung, thậm chí có phần cạnh tranh giữa các địa phƣơng làm cho các KCN, CCN phát triển thiếu sự đồng bộ, rời rạc, tỷ lệ lấp đầy và hiệu quả khai thác kém, thiếu các nguồn lực cần thiết để đáp ứng nhu cầu phát triển, cũng nhƣ thiếu sự kết nối liên tỉnh, liên vùng và xuyên quốc gia.

- Năng lực và nhận thức của các doanh nghiệp đầu tư, khai thác KCN:

Nguyên nhân các KCN thiếu nhà máy xử lý nƣớc thải (XLNT) chủ yếu là do nhà đầu tƣ chƣa thực sự quan tâm và do cơ chế, chính sách, chế tài xử phạt còn chƣa đủ mạnh. Nguồn vốn đầu tƣ cho các hoạt động bảo vệ môi trƣờng (BVMT) của các doanh nghiệp hạn chế, do doanh nghiệp cố gắng giảm giá thành sản phẩm và ƣu tiên tăng lợi nhuận tài chính. Các doanh nghiệp chƣa nhận thức đầy đủ trách nhiệm về BVMT. Các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng KCN khó tiếp cận các nguồn vốn thích hợp để đầu tƣ xây mới và mở rộng các khu máy xử lý nƣớc thải tập trung. Trên thực tế, nếu chỉ trông vào nguồn thu phí thu gom, máy xử lý nƣớc thải từ các nhà đầu tƣ, thì chủ đầu tƣ hạ tầng các KCN khó có thể bù đắp đƣợc các chi phí cho việc xây dựng và vận hành hệ thống cống thu gom, trạm bơm, trạm máy xử lý nƣớc thải của KCN. Rủi ro càng cao khi trạm máy xử lý nƣớc thải phải đƣợc xây dựng trƣớc khâu các nhà đầu tƣ xem xét vào KCN.

- Những hạn chế về mặt cơ chế, chính sách và năng lực đội ngũ cán bộ chuyên môn:

Năng lực và các nguồn lực cần thiết của hệ thống các cơ quan quản lý cũng nhƣ lực lƣợng giám sát thi hành luật pháp về BVMT chƣa đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu công tác thực tế; Phƣơng tiện và thiết bị phục vụ quan trắc ô nhiễm nƣớc thải công nghiệp vừa thiếu vừa lạc hậu. Ngoài ra, hệ thống văn bản pháp lý về quản lý ô nhiễm nƣớc thải công nghiệp còn chồng chéo và có những khoảng trống.

Các cấp chính quyền chƣa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức, dẫn đến buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát và cƣỡng chế thực thi pháp luật. Công tác tuyên truyền, giáo dục về BVMT trong xã hội còn hạn chế, chƣa phát huy đƣợc ý thức tự giác, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng trong việc tham gia, hỗ trợ hệ thống quản lý nhà nƣớc giám sát thi hành pháp luật về BVMT.

Một phần của tài liệu Hiện trạng và giải pháp quản lý nước thải công nghiệp tại một số KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 62 - 63)