Các giải pháp kỹ thuật để khống chế ô nhiễm nƣớc thải CN

Một phần của tài liệu Hiện trạng và giải pháp quản lý nước thải công nghiệp tại một số KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 85 - 89)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của của đề tài

3.4.3. Các giải pháp kỹ thuật để khống chế ô nhiễm nƣớc thải CN

Qua quá trình nghiên cứu và phân tích, căn cứ từ thực trạng nƣớc thải công nghiệp của các KCN trên địa bàn tỉnh cho thấy còn nhiều việc cần triển khai trong thời gian tới để giảm thiểu ô nhiễm nƣớc thải từ các KCN trên địa bàn tỉnh.

3.4.3.1 Đối với KCN Kim Hoa

Với đặc thù là KCN tập trung sản xuất ô tô và xe máy lớn nhất của tỉnh, KCN đã đầu tƣ hệ thống xử lý nƣớc thải đồng bộ và tƣơng đối hiện đại, đáp ứng đủ nhu cầu

xử lý nƣớc thải phát sinh của KCN. Tuy nhiên qua thu thập thông tin và phân tích số liệu cho thấy nƣớc thải sản xuất sau khi xử lý vẫn có vài chỉ tiêu vƣợt quy chuẩn môi trƣờng cho phép. Điều này cho thấy KCN cần nâng cao công tác quản lý cũng nhƣ công nghệ xử lý của hệ thống xử lý nƣớc thải, đảm bảo vận hành đúng nguyên tắc và yêu cầu kỹ thuật của hệ thống xử lý nƣớc thải.

Việc quản lý quá trình vận hành của Trạm xử lý nƣớc thải tập trung, thƣờng xuyên kiểm soát quy trình vận hành, duy trì tình trạng kỹ thuật của hệ thống, kiểm soát tải lƣợng đầu vào, đầu ra, phát hiện sớm và xử lý kịp thời các sự cố kỹ thuật, nâng cao nghiệp vụ và ý thức trách nhiệm của ngƣời vận hành.

3.4.3.2 Đối với KCN Bình Xuyên

Là KCN chƣa hoàn thành hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung, do đó các kết quả phân tích thu thập đƣợc từ các nhà máy sản xuất trong KCN đều có rất nhiều các chỉ tiêu vƣợt quá Quy chuẩn cho phép, điều này cho thấy tác động không nhỏ của nƣớc thải công nghiệp của KCN này tời môi trƣờng xung quanh và thủy vực tiếp nhận.

Yêu cầu trƣớc mắt là chủ đầu tƣ hạ tầng KCN cần tập trung hoàn thiện hệ thống xử lý nƣớc thải theo đúng cam kết trong Báo cáo Đánh giá tác động môi trƣờng đã đƣợc Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng phê duyệt.

Yêu cầu trạm xử lý nƣớc thải tập trung của KCN cần lắp đạt hệ thống quan trắc tự động giám sát chất lƣợng nƣớc thải trƣớc khi thải ra môi trƣờng. Số liệu đƣợc truyền tự động và liên tục về cơ quan quản lý môi trƣờng địa phƣơng.

Sau khi hoàn thiện hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung, các DN kinh doanh sản xuất cần phối hợp với chủ hạ tầng KCN đấu nối hệ thống xử lý nƣớc thải của DN vào hệ thống chung của toàn khu, chỉ khi đó nƣớc thải của KCN mới đảm bảo các yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và không ảnh hƣởng tới môi trƣờng.

3.4.3.3 Đối với KCN Khai Quang

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, thông qua việc tổng hợp, phân tích các số liệu thu thập đƣợc. Mặc dù KCN đã đầu tƣ hệ thống xử lý nƣớc thải rất đồng bộ và bài bản đáp ứng nhu cầu xử lý của toàn KCN, bao gồm 2 mô đun xử xử lý với công suất lần lƣợt là 1800 m3/ngày đêm và 3000 m3/ngày đêm . Tuy nhiên qua kết quả phân tích các mẫu nƣớc thải sau hệ thống xử lý vẫn có 4 chỉ tiêu là Thủy ngân, Sắt, Amoni và Coliform vƣợt quá quy chuẩn cho phép (kết quả phân tích mẫu nƣớc thải ở hồ điều hòa của hệ thống xử lý nƣớc thải). Nhƣ vậy chủ đầu tƣ cần làm rõ nguyên nhân nào làm

nƣớc thải sau xử lý không đạt yêu cầu, là do hệ thống xử lý nƣớc thải vận hành chƣa đạt quy chuẩn, hay do vẫn có DN cố tình xả thải nƣớc thải sản xuất ra trực tiếp môi trƣờng (xả vào hệ thống thoát nƣớc mƣa của DN). Để từ đó có những giải pháp cụ thể nhằm xử lý nƣớc thải công nghiệp đạt quy chuẩn và đảm bảo không gây ô nhiễm môi trƣờng.

Từ quá trình nghiên cứu KCN Khai Quang, xin đƣa ra một số giải pháp khắc phục tình trạng trên nhƣ sau:

+ Chỉ tiếp nhận các dự án có công nghệ sản xuất hiện đại, công nghệ cao hoặc ít gây ô nhiễm; Các dự án áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn, công nghệ thân thiện môi trƣờng.

+ Dựa trên cơ sở quy chuẩn môi trƣờng, chủ đầu tƣ xây dựng kinh doanh và hạ tầng KCN xây dựng nội quy cụ thể về nƣớc thải, khí thải, CTR áp dụng cho các khách hàng trong KCN. Các doanh nghiệp thuê đất tại KCN đều phải tuân thủ các quy định về xử lý nƣớc thải sơ bộ. Tại các tuyến cống thu gom nƣớc thải từ các nhà đầu tƣ, cần có các giếng thăm cho phép tiếp cận và lấy mẫu, quan trắc lƣu lƣợng và chất lƣợng nƣớc thải từ các nhà máy trong KCN. Chủ đầu tƣ hạ tầng KCN cần thỏa thuận rõ ràng với các nhà thầu về chất lƣợng nƣớc đầu vào trạm xử lý nƣớc thải, các biện pháp kiểm tra, xử lý sự cố.

+ Thƣờng xuyên kiểm tra định kỳ và đột xuất, kịp thời phát hiện các hành vi xả thải trộm nhƣ: Đấu vào hố ga hoặc đục ống thoát nƣớc mƣa, hệ thống thu gom nƣớc thải và hệ thống nƣớc mƣa nội bộ không tách biệt, đấu ống sự cố của trạm xử lý nƣớc thải nội bộ vào hệ thống chung, lợi dụng đêm tối hoặc trời mƣa nối ống mềm xả nƣớc thải ra môi trƣờng...

+ Kiên quyết xử lý các vi phạm, áp dụng các chế tài: Khóa van không cho xả thải, ngừng cung cấp nƣớc sạch, kiến nghị phạt vi phạm hành chính thậm chí đình chỉ hoạt động.

+ Hƣớng dẫn, kiểm tra các cơ sở đang xây dựng hệ thống thu gom nƣớc mƣa, hệ thống nƣớc thải để tách biệt và lập hồ sơ hoàn công phục vụ công tác kiểm tra giám sát khi đi vào sản xuất.

+ Quản lý quá trình vận hành của Trạm xử lý nƣớc thải tập trung, thƣờng xuyên kiểm soát quy trình vận hành, duy trì tình trạng kỹ thuật của hệ thống, kiểm soát tải lƣợng đầu vào, đầu ra; Đầu tƣ cho Phòng thí nghiệm hỗ trợ vận hành và kiểm soát

trạm xử lý nƣớc thải; Chú trọng đến việc chuẩn bị, đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực tiếp nhận và vận hành trạm trạm xử lý nƣớc thải.

3.4.3.4 Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh trong KCN

Các cơ sở sản xuất kinh doanh trong KCN cần nghiêm túc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trƣờng, đặc biết là đối với việc quản lý và xử lý nƣớc thải phát sinh.

Tất cả các doanh nghiệp trong KCN có nƣớc thải phải xử lý sơ bộ đạt quy chuẩn đầu vào của hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung trƣớc khi thải vào hệ thống thu gom nƣớc thải của KCN. Nguyên tắc tổ chức thoát nƣớc và xử lý nƣớc thải cho các cơ sở công nghiệp có thể áp dụng nhƣ sau:

Hình 3.19 Sơ đồ nguyên tắc thoát nước và xử lý nước thải

Trƣờng hợp KCN chƣa có hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung thì từng doanh nghiệp phải xử lý nƣớc thải đạt quy chuẩn cho phép trƣớc khi thải ra ngoài.

- Phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đi với môi trƣờng từ các hoạt động của mình.

- Khắc phục ô nhiễm môi trƣờng do hoạt động sản xuất kinh doanh của mình gây ra.

- Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trƣờng cho ngƣời lao

NƢỚC THẢI SẢN XUẤT NƢỚC THẢI SINH HOẠT XỬ LÍ SƠ BỘ TÁCH DẦU MỠ TRẠM XỬ LÍ NƢỚC THẢI TẬP TRUNG Nguồn tiếp nhận NƢỚC MƢA KHU VỰC KHO BÃI, GARA

động trong cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của mình.

- Thực hiện chế độ báo cáo về môi trƣờng theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trƣờng.

- Chấp hành chế độ kiểm tra, thanh tra bảo vệ môi trƣờng của các cơ quan quản lý nhà nƣớc.

- Nộp thuế môi trƣờng, phí bảo vệ môi trƣờng theo đúng quy định của pháp luật về thuế, phí và lệ phí.

Một phần của tài liệu Hiện trạng và giải pháp quản lý nước thải công nghiệp tại một số KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 85 - 89)