Vai trò của Hiệu trưởng trong việc quản lý nhà trường

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường thực hiện quy chế dân chủ trong các trường trung học cơ sở thành phố uông bí - tỉnh quảng ninh (Trang 29 - 114)

Trong nhà trƣờng, Hiệu trƣởng quản lý mọi hoạt động của nhà trƣờng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trƣờng và chịu trách nhiệm về các hoạt động trong nhà trƣờng. Hiệu trưởng là ngƣời đại diện theo pháp luật của nhà trƣờng; chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của nhà trƣờng theo các quy định của pháp luật, Điều lệ trƣờng học, các quy chế, quy định của Bộ GD & ĐT, quy chế tổ chức và hoạt động của trƣờng đã đƣợc cơ quan chủ quản phê duyệt.

Quy định chuẩn hiệu trƣởng trƣờng trung học cơ sở , trƣờng trung học phổ thông và trƣờng phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) có 3 tiêu chuẩn: Phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sƣ phạm và năng lực quản lý nhà trƣờng. Trong đó gồm 23 tiêu chí.

Quyền hạn và trách nhiệm của Hiệu trƣởng đƣợc quy định trong Luật Giáo dục và đƣợc cụ thể hóa ở Điều 19, Thông tƣ 12/2011/TTGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Điều lệ trƣờng Trung học cơ sở, trƣờng trung học phổ thông và trƣờng phổ thông có nhiều cấp học.

Hiệu trƣởng trong các nhà trƣờng thực hiện phân quyền cần phải giữ cán cân cân bằng của rất nhiều vai trò. Ngoài vai trò tổ chức, lãnh đạo trực tiếp và điều khiển đội ngũ giáo viên, Hiệu trƣởng làm việc với nhiều đối tƣợng khác nhau nhƣ các thành viên của cộng đồng hay các nhà tài trợ, liên minh với thế giới bên ngoài nhằm tìm kiếm các nguồn hỗ trợ kinh phí và vật chất, khuyến khích đội ngũ tìm kiếm các nguồn hỗ trợ để tăng thêm nguồn lực cho nhà trƣờng.

Trách nhiệm và quyền hạn của Hiệu trƣởng trong các quyết định về nhân sự, chƣơng trình, ngân sách tăng và đồng thời cũng tăng chất lƣợng học tập của học sinh. Họ phải là ngƣời lãnh đạo tập thể xuất sắc và đồng thời cũng là ngƣời đại diện, thƣơng thuyết giỏi. Trong nhà trƣờng các giá trị niềm tin

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

này hƣớng đến lợi ích của học sinh, giáo viên và đội ngũ công nhân viên. Vì vậy, Hiệu trƣởng cần đặt lợi ích học sinh và chất lƣợng giáo dục lên vị trí hàng đầu, làm việc hợp tác để nâng cao thành tích của nhà trƣờng. Chính mục đích này sẽ giúp các thành viên của nhà trƣờng đoàn kết, hợp tác trong công việc, tạo bầu không khí làm việc tích cực, cởi mở trong nhà trƣờng.

Mặt khác, Hiệu trƣởng cần phân quyền cho giáo viên, xây dựng văn hóa chia sẻ quyền lực trong đó đề cao vai trò lãnh đạo dạy học của giáo viên, tham gia vào việc đƣa ra các quyết định.

1.3.2. Thực hiện QCDCCS trong các trường học là một nội dung của quản lý nhà trường THCS hiện nay

1.3.2.1.Các trường học trước yêu cầu đổi mới Quản lý giáo dục hiện nay

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Nhà nƣớc ta đã có nhiều chủ trƣơng, chính sách phát triển về giáo dục. Khát vọng lớn lao nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh là "Nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành" .

Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI của Đảng tiếp tục khẳng định: "Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt" [18, tr.131].

Trong thời đại ngày nay xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa trong lĩnh vực kinh tế - xã hội làm cho các quốc gia, kể cả các quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển phải cấu trúc lại nền kinh tế theo hƣớng mở rộng liên kết để tối ƣu hóa sự cạnh tranh và hợp tác toàn cầu. Nền kinh tế tri thức trong xã hội thông tin, đang dần dần hình thành trên cơ sở phát triển hàm lƣợng trí

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tuệ cao trong sản xuất, dịch vụ và quản lƣ ở tất cả các quốc gia với những mức độ khác nhau, tùy thuộc một phần rất quan trọng vào sự chuẩn bị của hệ thống giáo dục quốc dân. GD&ĐT hiện nay đƣợc đánh giá không phải là yếu tố phi sản xuất, tách rời sản xuất mà là yếu tố bên trong, yếu tố cấu thành của nền sản xuất xã hội. Không thể phát triển đƣợc lực lƣợng sản xuất nếu không đầu tƣ cho GD&ĐT, đầu tƣ vào nhân tố con ngƣời, nhân tố quyết định của lực lƣợng sản xuất. Mặt khác, không thể xây dựng quan hệ sản xuất XHCN nếu không nâng cao giác ngộ ý thức chính trị xã hội, nâng cao trình độ học vấn, trình độ quản lý kinh tế - xã hội cho đội ngũ lao động và quản lý. Đầu tƣ cho GD&ĐT là đầu tƣ cơ bản để phát triển kinh tế - xã hội, đầu tƣ ngắn nhất và tiết kiệm nhất để hiện đại hóa nền sản xuất xã hội.

Thấy rõ vai trò, vị trí của GD&ĐT, thực hiện nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ƣơng, khóa VIII, ngành giáo dục đã có những chuyển biến đáng kể. Mạng lƣới trƣờng lớp tiếp tục đƣợc duy trì, phát triển với hình thức đa dạng hơn. Quy mô giáo dục đã không ngừng tăng lên và tiếp tục đƣợc điều chỉnh phù hợp với các điều kiện bảo đảm chất lƣợng, khắc phục dần tình trạng mất cân đối về cấp học, bậc học, vùng, miền và các ngành nghề đào tạo. Đội ngũ giáo viên đƣợc tăng cƣờng theo hƣớng chuẩn hóa. Cơ sở vật chất của ngành giáo dục tiếp tục đƣợc củng cố và nâng cấp. Gia đình và cộng đồng chăm lo nhiều hơn cho sự nghiệp giáo dục. Hợp tác quốc tế về giáo dục tiếp tục đƣợc mở rộng và có hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, giáo dục Việt Nam còn chƣa đáp ứng kịp những đòi hỏi của công cuộc CNH- HĐH đất nƣớc. Công tác quản lý giáo dục còn bất cập so với yêu cầu ổn định, phát triển sự nghiệp giáo dục. Những hiện tƣợng tiêu cực ngoài xã hội và ngay trong ngành giáo dục chƣa đƣợc ngăn chặn kịp thời đã có tác động xấu đến nhà trƣờng và một bộ phận học sinh, sinh viên. Ngành giáo dục chƣa đƣợc quan tâm, đầu tƣ thích đáng, nên còn nhiều vấn đề bất cập

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trong nội dung, phƣơng thức giáo dục. Những biểu hiện cụ thể của mặt trái của cơ chế thị trƣờng tác động vào GD&ĐT đƣợc Đảng ta chỉ rõ:

Nhiều biểu hiện tiêu cực trong lĩnh vực GD&ĐT làm cho xã hội lo lắng như sự suy thoái đạo lý trong quan hệ thầy trò, bè bạn, môi trường sư phạm xuống cấp; lối sống thiếu lý tưởng, hoài bão, ăn chơi, nghiện ma túy... Ở một bộ phận học sinh, sinh viên; việc coi nhẹ giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và các bộ môn chính trị, khoa học xã hội và nhân văn [21, tr. 46-47]

Trong Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2001 - 2010 về đổi mới giáo dục nêu rõ, đổi mới về cơ bản tƣ duy và phƣơng thức quản lý giáo dục theo hƣớng nâng cao hiệu lực quản lý nhà nƣớc, phân cấp mạnh mẽ nhằm phát huy tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của các địa phƣơng, của các Sở Giáo dục, giải quyết một cách có hiệu quả các vấn đề bức xúc, ngăn chặn và đẩy lùi các hiện tƣợng tiêu cực hiện nay.

Đổi mới giáo dục được thể hiện qua 3 nội dung cơ bản:

- Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hƣớng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa;

- Đổi mới chƣơng trình, nội dung, phƣơng pháp dạy học ;

- Đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, đào tạo.

Trong những nội dung trên, đổi mới phƣơng pháp giảng dạy gắn liền với đổi mới và xây dựng đội ngũ giáo viên, đổi mới công tác quản lý giáo dục đƣợc các nhà trƣờng đặc biệt quan tâm. Mọi ngƣời học, học suốt đời, đại học đại chúng, xã hội học tập là 4 mục tiêu chiến lƣợc nhằm đổi mới cơ bản cách dạy học ở Việt Nam để hòa nhập vào trào lƣu cách mạng học tập toàn cầu vì sự phát triển kinh tế tri thức, xã hội học tập và văn minh trí tuệ. Muốn có xã hội học tập theo những định hƣớng và nhiệm vụ chiến lƣợc của Đại hội IX, cần đổi mới mục tiêu học tập theo hƣớng "phát triển toàn diện về chính trị, tư

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hóa, quan hệ hài hòa trong gia đình, cộng đồng và xã hội" [22, tr. 114].

Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH ở nƣớc ta hiện nay, cùng với khoa học và công nghệ, GD&ĐT phải vƣơn lên đáp ứng nhu cầu tạo ra nguồn nhân lực lớn về số lƣợng và cao về chất lƣợng. Do vậy "Giáo dục đào tạo phải phát triển nhanh, mạnh, vững chắc, góp phần đào tạo cho đất nƣớc nguồn nhân lực mới". (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.3.2.2. Các yêu cầu thực hiện QCDCCS trong trường học THCS

Việc đƣa QCDCCS vào trƣờng học, mà cụ thể ở đây là ở T.p Uông Bí cần dựa trên những văn bản của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ, Bộ GD&ĐT về việc triển khai thực hiện QCDCCS. Trƣớc hết là các văn bản Quyết định và hƣớng dẫn thực hiện của cấp trên (đã nêu trong Mục 1.2.1.4), với các bƣớc đi:

a) Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện QCDCCS của Thành phố, của ngành giáo dục, của các đơn vị trƣờng học ở cơ sở, thành phần ở các cơ sở trƣờng gồm: Đại diện cấp ủy, lãnh đạo nhà trƣờng, công đoàn, thanh niên, phụ nữ, thanh tra nhân dân do đồng chí Bí thƣ cấp ủy hoặc lãnh đạo nhà trƣờng làm trƣởng ban.

b) Ban chỉ đạo thực hiện QCDCCS các cấp trong ngành giáo dục trong quá trình thực hiện cần đảm bảo yêu cầu sau:

- Thứ nhất, tổ chức tuyên truyền, phổ biến, học tập quán triệt đến cán bộ đảng viên và toàn thể cán bộ công nhân viên trong ngành học tập các Chỉ thị, Nghị quyết, Quy chế, Quy định của Đảng và Nhà nước về dân chủ ở cơ sở.

- Thứ hai, Ban Giám hiệu các trường học bảo đảm cho cán bộ, giáo

viên, công nhân viên biết đầy đủ, chính xác những thông tin cần thiết để tham gia xây dựng, phát triển nhà trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Thứ ba, cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh được công

khai, dân chủ bàn bạc, quyết định trực tiếp những việc cần làm để thúc đẩy nhà trường phát triển.

c) Huy động cán bộ, giáo viên, công nhân viên, học sinh trong nhà trƣờng tham gia ý kiến xây dựng Quy chế, quy ƣớc, quy định trong nhà trƣờng nhƣ bản Quy chế đã xác định và theo nguyên tắc:

- Nguyên tắc 1: Không trái với Nghị định của Chính phủ và chủ trƣơng, chính sách có liên quan của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc.

- Nguyên tắc 2: Chọn chủ đề, xác định nội dung xây dựng quy chế, quy

ƣớc, quy định (những vấn đề chung mà nhà trường nào cũng phải có và những vấn đề riêng trong hoạt động của nội bộ nhà trường và trong quan hệ với phụ huynh, với địa phương).

- Nguyên tắc 3: Đảm bảo đúng quy trình dân chủ, công khai, đƣợc cán bộ, giáo viên, công nhân viên thảo luận, lãnh đạo nhà trƣờng thông qua, ban hành. Không cầu toàn chờ xong toàn bộ quy chế, quy định, quy ƣớc để ban hành hàng loạt, chọn những nội dung bức xúc nhất, cần thiết nhất thì xây dựng trƣớc và tổ chức thực hiện trƣớc. Trong quá trình thực hiện phải điều chỉnh, bổ sung những điều chƣa phù hợp.

- Nguyên tắc 4: Cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong nhà trƣờng trực tiếp kiểm tra, giám sát các hoạt động của nhà trƣờng. Sự kiểm tra, giám sát của cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong nhà trƣờng sẽ góp phần khắc phục các hạn chế, yếu kém, mở rộng phát huy các kinh nghiệm tốt, các việc làm hay, tạo đà cho nhà trƣờng phát triển.

1.3.2.3. Vai trò, trách nhiệm của Hiệu trưởng THCS trong việc quản lý thực hiện QCDCCS trong trường học hiện QCDCCS trong trường học

Hiệu trƣởng nhà trƣờng là ngƣời Quản lí điều hành mọi hoạt động của nhà trƣờng, chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật và cấp trên về toàn bộ mọi hoạt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

động của nhà trƣờng. Thực hiện những quy định về trách nhiệm của nhà trƣờng, nhà giáo, cán bộ, công chức; lắng nghe và tiếp thu những ý kiến của cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong nhà trƣờng và có các biện pháp giải quyết đúng theo chế độ chính sách hiện hành của nhà nƣớc, theo nội quy, quy chế, điều lệ của nhà trƣờng và phù hợp với thẩm quyền, trách nhiệm đƣợc giao của hiệu trƣởng, trong trƣờng hợp vƣợt quá thẩm quyền giải quyết của hiệu trƣởng thì phải thông báo cho tổ chức, cá nhân, đoàn thể trong nhà trƣờng biết và báo cáo lên cấp trên.

Hiệu trƣởng thực hiện đúng chế độ hội họp theo định kì nhƣ họp giao ban, họp hội đồng, hội nghị cán bộ công chức hàng năm ; thực hiện chế độ công khai tài chính theo quy định, công khai các quyền lợi, chế độ chính sách và việc đánh giá định ḱ đối với nhà giáo , cán bộ, công chức, ngƣời học. Gƣơng mẫu đi đầu trong việc đấu tranh chống những biểu hiện không dân chủ trong nhà trƣờng nhƣ cửa quyền, sách nhiễu, thành kiến, trù dập, dấu diếm, bƣng bít, làm sai sự thật, làm trái nguyên tắc,... Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể, các cá nhân trong nhà trƣờng, phát huy dân chủ trong tổ chức hoạt động của nhà trƣờng. Bảo vệ và giữ gìn uy tín của nhà trƣờng. Hƣớng dẫn, đôn đốc, kiểm tra hoạt động của cấp dƣới trực tiếp trong việc thực hiện dân chủ và giải quyết kịp thời các kiến nghị của cấp dƣới theo thẩm quyền đƣợc giao. Hàng năm phối hợp với công đoàn cơ sở tổ chức hội nghị cán bộ công chức.

1.3.2.4. Giải pháp và biện pháp quản lý tăng cường thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở trong các trường THCS chủ cơ sở trong các trường THCS

Giải pháp quản lý

Đó là cách thức chủ thể quản lý tiến hành sử dụng các công cụ quản lý tác động vào các hoạt động của đối tƣợng quản lý (tổ chức, triển khai thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động) nhằm giải quyết những khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình thực hiện mục tiêu phát triển của đối tƣợng quản lý.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Biện pháp quản lý

Biện pháp quản lý là cách thức chủ thể quản lý tiến hành sử dụng các công cụ quản lý tác động vào việc thực hiện từng khâu của chức năng quản lý trong mỗi quá trình quản lý nhằm tạo nên sức mạnh, tạo ra năng lực thực hiện mục tiêu quản lý.

Giải pháp và các biện pháp tăng cường thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Trong luận văn này, chúng tôi dùng “Giải pháp...” với nghĩa là tác động quản lý nhằm giải quyết các khó khăn, vƣớng mắc nảy sinh trong quá

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường thực hiện quy chế dân chủ trong các trường trung học cơ sở thành phố uông bí - tỉnh quảng ninh (Trang 29 - 114)