Khái niệm Quản lý giáo dục

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường thực hiện quy chế dân chủ trong các trường trung học cơ sở thành phố uông bí - tỉnh quảng ninh (Trang 27 - 28)

Quản lý là quá trình tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội, hành vi hoạt động của con người để đạt tới mục đích, đúng với ý chí của nhà quản lỳ và phù hợp với quy luật khách quan.

Giáo dục là một hiện tƣợng xã hội đặc biệt, là quá trình truyền đạt và lĩnh hội những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và những kinh nghiệm nhằm chuẩn bị cho con người bước vào cuộc sống lao động và sinh hoạt xã hội; là nhu cầu tất yếu của xã hội loài người, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của con người và xã hội.

Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, là điều kiện tiên quyết để phát triển nguồn nhân lực con ngƣời, yếu tố cơ bản để xã hội phát triển nhanh và bền vững. Giáo dục vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội. Giáo dục có quy mô và cấp độ đa dạng phức tạp, thứ bậc, lại nhiều yếu tố cấu trúc khác nhau và chịu sự tác động của yếu tố khách quan luôn vận hành và tƣơng tác trong mối quan hệ đa dạng… nhƣng tuân theo các quy luật khách quan.

Quản lý giáo dục. Để hoạt động giáo dục đạt các mục tiêu phát triển và đảm bảo chất lƣợng, hiệu quả, không thể không có các tác động quản lý giáo dục. Đó là quá trình tác động của chủ thể quản lý và toàn bộ hoạt động của giáo dục nhằm thúc đẩy giáo dục phát triển theo mục tiêu mà Đảng và Nhà nƣớc đã xác định. Quản lý giáo dục đƣợc biểu hiện thông qua quản lý mục tiêu đào tạo, chƣơng trình đào tạo, quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học, quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, quản lý ngƣời học, và chất lƣợng giáo dục - đào tạo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thuật ngữ Quản lý giáo dục cũng đƣợc nhiều học giả định nghĩa:

M.I.Kônđacôp cho rằng: “Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau trên tất cả các mắt xích của hệ thống nhằm mục đích bảo đảm việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của chương trình cũng như những quy luật của quá trình giáo dục, của sự phát triển thể lực và tâm lý trẻ em” [26, Tr.243].

Đặng Quốc Bảo cho rằng: “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành, phối hợp của các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội” [1, Tr.38]

Giáo sƣ Nguyễn Ngọc Quang đã nêu:“Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ thống vận hành theo đường lối nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” [36,Tr.35]

Như vậy, Quản lý giáo dục theo định nghĩa của GS.Nguyễn Ngọc Quang thể hiện đầy đủ nhất bản chất và nội hàm của khái niệm này.

Quản lý giáo dục là quản lý quá trình hoạt động dạy và học bao gồm quản lý tất cả các thành tố của hoạt động dạy - học, do đó những tác động của nó lên hệ thống là những tác động kép, nhằm tạo ra một sức mạnh tổng hợp, chủ thể quản lý phải chú ý đến mối quan hệ quản lý dạy và học trong hoạt động giáo dục, quan hệ giữa các cấp quản lý, quan hệ giữa nội bộ và bên ngoài; các vấn đề kỹ năng, phong cách, chiến lƣợc, ƣu tiên trong quản lý… [24, tr.310].

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường thực hiện quy chế dân chủ trong các trường trung học cơ sở thành phố uông bí - tỉnh quảng ninh (Trang 27 - 28)