Xây dựng môi trường lành mạnh để các đặc điểm trong bản sắc văn hóa dân tộc có điều kiện thể hiện và khẳng định

Một phần của tài liệu Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo phát huy bản sắc văn hóa dân tộc từ năm 1996 đến năm 2006 (Trang 72 - 85)

văn hóa dân tộc có điều kiện thể hiện và khẳng định

Xây dựng môi trường lành mạnh và tăng cường công tác giáo dục pháp luật cho mọi người là một nhiệm vụ quan trọng nhằm điều chỉnh hành vi của mọi công dân theo những chuẩn mực giá trị của xã hội hiện nay. Những hiện tượng tiêu cực, lạc hậu, lỗi thời cũng như sự xuất hiện của những nhân tố

mới tiến bộ đều có sự tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, đạo đức, lối sống trong xã hội. Do đó, cần có sự điều chỉnh về pháp luật, cơ chế chính sách nhằm tạo ra mơi trường lành mạnh để mọi người đều có khả năng phát huy

tốt nhất năng lực của mình cũng như được hưởng thụ thành quả của xã hội, trong đó có sự đóng góp của mỗi cá nhân.

Một môi trường xã hội lành mạnh phải gắn liền với hiệu lực hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Điều này được thể hiện ở chỗ sao cho tính mạng, tài sản và nhân phẩm của mỗi người dân được bảo đảm chắc chắn, sao cho cái ác khơng cịn lộng hành ngồi đời, khơng cịn cảnh cướp giật, trấn lột, các tệ nạn xã hội ngày một giảm. Muốn vậy, phải thực hiện nghiêm túc qui chế về việc thiết lập dân chủ ở cơ sở; phát huy quyền làm chủ thực sự của nhân dân; loại bỏ dần những cơ sở của việc sản sinh ra những cán bộ quan liêu, tham ô, tham những; xử lý thỏa đáng, khách quan những mâu thuẫn nảy sinh trong cuộc sống... từ đó sẽ tạo lập được niềm tin của quần chúng nhân dân, khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi cá nhân trong xã hội cùng đóng góp cơng sức, tiền bạc phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo nhiều việc làm, nhiều của cải vật chất, tinh thần cho xã hội.

Quá trình xây dựng môi trường xã hội lành mạnh cần được gắn chặt với môi trường sinh hoạt và công tác của tập thể, cộng đồng, khu dân cư. Vì thế, phong trào xây dựng làng, xã, ấp, phố văn hóa cần tiếp tục được duy trì, đẩy mạnh và ngày càng đi vào nền nếp, thiết thực, khơng để phong trào này rơi vào tình trạng chạy theo hình thức. Các điển hình văn hóa phải thực chất, vững chắc và có giá trị cổ vũ, động viên, khơi dậy niềm tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đồng thời phải qui tụ được sức mạnh tập thể của quần chúng nhân dân cùng thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh trật tự trên địa bàn. Bên cạnh đó, cần củng cố, hoàn thiện và phát triển

một cách lành mạnh các thiết chế văn hóa (phịng truyền thống, bảo tàng, nhà văn hóa, thư viện...), khuyến khích các hình thức sinh hoạt quần chúng (hội diễn văn nghệ, hội thi tay nghề, hội khỏe...) theo hướng phát huy tính chủ động, tính tự quản của nhân dân sở tại và có hướng dẫn nghiệp vụ của cơ quan chức năng. Có thể nói, để “chống tốt”, chúng ta phải “xây tốt”, trên cơ sở “xây tốt”, tạo nền tảng để thực hiện “chống” đạt kết quả. Vì vậy, việc xây dựng mơi trường xã hội lành mạnh chính là góp phần ngăn chặn và đẩy lùi những tiêu cực, lạc hậu, phản động ra khỏi đời sống kinh tế- xã hội của nước ta. Đồng thời, đây cũng là cách thức phát huy sức mạnh tập thể một cách hiệu quả nhất vào công cuộc xây dựng quê hương, đất nước phát triển giầu mạnh.

Cùng với việc xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, chúng ta còn tăng cường xây dựng nếp sống, làm việc cho mỗi người theo Hiến pháp và pháp luật. Đây là một đòi hỏi tất yếu cho việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước hiện nay. Việc giáo dục pháp luật cho mọi công dân trong xã hội là nhằm nâng cao nhận thức, trau dồi thái độ, tư tưởng, bồi dưỡng tình cảm, niềm tin đối với pháp luật; hình thành thói quen xử sự đúng đắn, văn hóa, hợp pháp của mọi cơng dân; xây dựng dư luận lành mạnh, khắc phục sự thờ ơ về chính trị, về pháp luật. Vấn đề này, Đảng khẳng đinh: “Triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật; huy động các lực lượng các đồn thể chính trị, xã hội, nghề nghiệp, các phương tiện thơng tin đại chúng tham gia các đợt vận động thiết lập trật tự, kỷ cương và các hoạt động thường xuyên xây dựng nếp sống và làm theo pháp luật trong cơ quan nhà nước và trong xã hội” [14, tr.241].

Sống làm việc theo Hiến pháp, pháp luật, biết bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của bản thân và tơn trọng quyền lợi của người khác phải trở thành thói quen sống của mỗi cơng dân. Cơng dân phải biết địi hỏi chính quyền thực hiện đúng pháp luật. Còn cán bộ, đảng viên nhà nước bất luận trong hoàn cảnh nào cũng chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép. Cần

phát huy truyền thống sống có trách nhiệm đối với đất nước và nhân dân. Kiên quyết chống lại những thói quen sống ngồi pháp luật, bất chấp pháp luật, coi thường kỷ cương, phép nước. Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật phải trở thành lối sống, lẽ sống của con người Việt Nam.

Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật đó cũng là thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi công dân đối với nhà nước, tập thể và bản thân. Nếu như, kể từ khi Cách mạng Tháng Tám thành công, quyền và nghĩa vụ thiêng liêng nhất của mọi công dân Việt Nam là yêu nước, yêu độc lập, tự do của Tổ quốc và quyết tâm chiến đấu, hy sinh để bảo vệ nền độc lập, tự do ấy. Ngày nay, quyền và nghĩa vụ thiêng liêng đó được bổ sung, phát triển thành hành động cùng nhau phấn đấu thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.

Xây dựng nếp sống và làm theo Hiến pháp và pháp luật vừa hướng tới tạo lập môi trường xã hội lành mạnh, đề cao ý thức trách nhiệm của cơng dân, nâng cao dân trí xã hội, đồng thời đáp ứng được những thông lệ, luật chơi của thế giới khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào xu thế tồn cầu hóa. Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật cũng là biện pháp tích cực, hiệu quả trong việc ngăn chặn, loại bỏ cái xấu, cái lỗi thời, lạc hậu, phản động; động viên, khuyến khích mọi người hăng hái lao động, học tập cũng như tham gia tích cực vào nhiều hoạt động khác để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày càng ổn định và phát triển hơn. Ngồi ra, để có được mơi trường xã hội lành mạnh, ngăn chặn được những tác động xấu từ bên ngồi địi hỏi các ngành chức năng phải có biện pháp quản lý, kiểm sốt chặt chẽ và xử lý nghiêm khắc những người vi phạm; kiên quyết phòng và chống các tệ nạn trộm cắp, cướp giật, bạo lực đang có nguy cơ gia tăng trong xã hội.

Như vậy, xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, đẩy mạnh giáo

trọng vào việc phát huy giá trị truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc. Vì có mơi trường xã hội lành mạnh, mọi người sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, thì những tệ nạn xã hội, những tư tưởng lệch lạc, sai lầm, phản động, những tác nhân lỗi thời khơng có chỗ tồn tại, hồnh hành. Những cái mới, cái tiến bộ và những nét truyền thống được phát huy, phát triển, mọi giá trị cuộc sống được thể hiện và phát huy triệt để, hiệu quả nhất.

2.2.4.Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý Nhà nước trong sự nghiệp phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Đảng lãnh đạo phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thơng qua và bằng đường lối, quan điểm chỉ đạo. Đường lối và các quan điểm phát huy bản sắc văn hóa dân tộc được thể hiện tập trung trong các nghị quyết Đại hội của Đảng và các nghị quyết chuyên đề về văn hóa. Đường lối đó, là kết quả tổng hợp nhận thức những đòi hỏi, mục tiêu của cách mạng, sự vận dụng những qui luật khách quan của đời sống kinh tế, xã hội và sự tổng kết qui luật vận động, phát triển về phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong tiến trình lịch sử. Đường lối, quan điểm đúng đắn và phù hợp với yêu cầu khách quan, thực tiễn của đất nước, đáp ứng đòi hỏi thực tiễn cuộc sống và nhu cầu của quảng đại quần chúng nhân dân, là nhân tố quyết định, bảo đảm sự phát triển lành mạnh, tốt đẹp của bản sắc văn hóa dân tộc.

Q trình hoạch định về đường lối phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đảng ta đã dựa trên nền tảng của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng văn hóa; đồng thời, căn cứ vào thực tiễn của đất nước, truyền thống và những đặc điểm bản sắc văn hóa dân tộc. Đảng chỉ ra nhiệm vụ, giải pháp để Nhà nước và các cơ quan chức năng quản lý, tổ chức, hoạt động phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, từng bước đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp cách mạng, nhằm phát huy mọi

tiềm năng, sáng tạo của nó để thúc đẩy sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước bảo đảm hiệu quả, nhanh và bền vững.

Trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng, các hoạt động phát huy bản sắc văn hóa dân tộc đã trực tiếp phục vụ cho sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc. Trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng chủ trương phát huy bản sắc văn hóa dân tộc nhằm tạo ra cuộc sống vật chất đầy đủ và phong phú về tinh thần cho nhân dân. Bản sắc văn hóa dân tộc chính là năng lượng của đời sống tinh thần và nguồn lực nội sinh cho sự phát triển bền vững của đất nước. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (6- 1996), và Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương (khóa VIII) chỉ rõ: Nhận thức của Đảng về phát huy bản sắc văn hóa dân tộc có bước chuyển biến quan trọng, nhằm phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đó là sản phẩm từ nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn trong quá trình lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng theo hướng vừa bảo đảm phát huy bản sắc văn hóa dân tộc nhằm phát triển đúng định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng, vừa bảo đảm thực hiện quyền tự do dân chủ cá nhân trong sáng tạo, hưởng thụ và phát huy tính tự giác cao với mục đích đúng đắn.

Thực hiện chủ trương đó, các cấp ủy đảng và các cơ quan quản lý nhà nước đã chú trọng hơn trong việc nâng cao ý thức trách nhiệm, trình độ lãnh đạo, quản lý về phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới, Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII và các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, IX, X đã chỉ rõ: Yêu cầu xây dựng, phát triển đất nước trong giai đoạn mới đòi hỏi Đảng phải tăng cường và nâng cao tầm lãnh đạo trên lĩnh vực phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Cụ thể:

Thứ nhất, Đảng đề ra những chủ trương và hoạch định chính sách

lớn về phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Thứ hai, Bộ Chính trị, Ban Bí thư có các chỉ thị, nghị quyết chỉ đạo các

hoạt động phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Thứ ba, các cơ quan quản lý nhà nước thể chế hóa nghị quyết, chỉ thị

của Đảng đối với từng lĩnh vực, đến từng cấp, từng ngành, từng cơ quan và đơn vị về phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Thứ tư, sự lãnh đạo của Đảng thơng qua hệ thống chính trị các cấp, các

cơ quan đơn vị văn hóa (xem phụ lục 8). Cấp ủy đảng, chính quyền và các đồn thể chính trị xã hội các cấp, các cơ quan đơn vị văn hóa vừa là nơi chuyển tải những quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng về phát huy bản sắc văn hóa dân tộc đến cơ sở và đông đảo công chúng, vừa là nơi tiếp thu, lắng nghe ý kiến của cơ sở, cơng chúng đóng góp ý kiến, trí tuệ cho Đảng trong việc xây dựng chính sách phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đảng sử dụng cầu nối này làm phương tiện thực hiện đường lối và biến đường lối đó thành hiện thực. Đồng thời, Đảng cũng thường xuyên bổ sung “nguồn thơng

tin năng lượng” từ đời sống văn hóa, từ các cấp, các ngành để từng bước

hoàn thiện đường lối, chính sách và phương pháp lãnh đạo trên lĩnh vực phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Thứ năm, Đảng lãnh đạo phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thơng qua (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cán bộ, đảng viên và sự nêu gương của cán bộ, đảng viên về tư tưởng đạo đức, lối sống là một phương thức trọng yếu trong việc lãnh đạo của Đảng về phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Nếu mọi cán bộ, đảng viên, mọi tổ chức thực hiện tốt tự phê bình và phê bình để nêu gương về đạo đức, lối sống theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thì sự lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực này sẽ được bảo đảm, Đảng ta sẽ thực sự là đạo đức, là văn minh.

Muốn vậy, trước tiên phải phát huy tốt bản sắc văn hóa dân tộc trong bộ máy của Đảng. Nhà nước kịp thời ban hành các văn bản pháp luật, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục chỉ đạo thực hiện Qui chế về tổ chức lễ hội; và Qui chế xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa... và có những chính sách cụ thể như: Chính sách đối với đồng bào thiểu số; chính sách xây dựng thiết chế văn hóa thơng tin ở cơ sở; chính sách bảo tồn, tơn tạo các di tích lịch sử, văn hóa; chính sách sưu tầm, phổ biến các giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số; chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm cơng tác văn hóa; chính sách về hưởng thụ văn hóa...nhằm tạo điều kiện thúc đấy phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Để nâng cao tính pháp lý, hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cần chủ động đổi mới về phương thức quản lý. Đây là vấn đề “khó khăn và phức tạp”. Bởi vì, thói quen của thời

bao cấp, thói quen quan liêu, mệnh lệnh, thái độ gia trưởng, tiểu nông, lãnh cảm đã ngấm vào một bộ phận công chức trong guồng máy quản lý nhà nước về quản lý bản sắc văn hóa. Vì vậy, phải đẩy mạnh đổi mới về cách làm luật; đổi mới về cơ chế để chấm dứt tình trạng xin- cho kinh phí, dự án; đổi mới thủ tục hành chính, giảm phiền hà cho dân, chấm dứt tình trạng cửa quyền; đổi mới cấp phép, minh bạch trong các quan hệ kinh tế trên lĩnh vực phát huy bản sắc dân tộc, chống tham nhũng; đổi mới đào tạo nguồn nhân lực, đánh giá, sàng lọc cán bộ làm cơng tác văn hóa, hướng tới xây dựng bộ máy quản lý nhà nước về phát huy bản sắc dân tộc bảo đảm tinh giản, gọn nhẹ, chất lượng, văn minh và hiện đại. Đổi mới quản lý nhà nước về phát huy bản sắc dân tộc phải theo phương châm tạo môi trường thuận lợi nhất để thu hút mọi nguồn lực xã hội tham gia sáng tạo, phổ biến và hưởng thụ bản sắc văn hóa Việt Nam, phát huy tính tự giác, tinh thần trách nhiệm, tự đề kháng, xây dựng cộng đồng tự quản, chống lại những hành vi phản văn hóa, văn hóa phẩm độc hại ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục và

sự phát triển của đất nước. Mặt khác, phải tăng cường công tác thanh tra,

Một phần của tài liệu Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo phát huy bản sắc văn hóa dân tộc từ năm 1996 đến năm 2006 (Trang 72 - 85)