nhằm phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
Kế thừa đường lối lãnh đạo của Đảng về xây dựng và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đại hội lần thứ VIII (1996) của Đảng khẳng định “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” và nhấn mạnh “trong điều kiện kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế, phải đặc biệt quan tâm giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hóa dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc” [14, tr.111,112].
Báo cáo phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm (1996-2000) đã xác định chủ trương mới “Đổi mới cơ chế quản lý theo hướng xã hội hóa các hoạt động văn hóa - thông tin, đồng thời tiếp tục xây dựng và hồn chỉnh các chế độ chính sách phù hợp với đặc điểm của từng ngành... nhằm đảm bảo sự nghiệp văn hóa - thơng tin phát triển nhanh trong q trình đổi mới, giữ được định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” [14, tr.205, 206]
(xem phụ lục 8).
Cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội VIII về văn hóa, Đảng đã ban hành Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII ngày 16/7/1998 về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đây là Nghị
quyết quan trọng định hướng chiến lược phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước “làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người”. Nghị quyết đã chứng tỏ sự
đổi mới tư duy của Đảng đối với vai trò và hiệu lực quản lý nhà nước về phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, trong đó có xác định nhiệm vụ “Củng cố, hồn thiện thể chế văn hóa và bảo đảm tăng cường vai trị lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, vai trò làm chủ của nhân dân” [15, tr.68]. Nghị quyết đưa ra bốn giải pháp lớn, trong đó có giải pháp: Xây dựng ban hành luật pháp và các chính sách văn hóa, gồm: Xây dựng, ban hành luật pháp; xây dựng, ban hành các chính sách văn hóa; chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc...
Đại hội lần thứ IX (2001) của Đảng tiếp tục đặt vấn đề xây dựng nền văn hóa tiên tiên, đậm đà bản sắc dân tộc, đưa ra quan điểm thúc đẩy xã hội hóa hoạt động văn hóa “tăng nhanh mức đầu tư của Nhà nước và của xã hội cho sự nghiệp văn hóa”.
Báo cáo Phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2001- 2005 cũng đã đánh giá tích cực trong công tác quản lý nhà nước về phát huy bản sắc văn hóa “nhiều cơ chế quản lý văn hóa, thơng tin đã được đổi mới theo hướng xã hội hóa”.
Hội nghị Trung ương 10 khóa IX của Đảng (5/7/2004) đã tiến hành sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về văn hóa và ra kết luận “tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” và đưa ra các giải pháp chủ yếu về “xây dựng cơ chế, chính sách, chế tài ổn định đáp ứng yêu cầu xã hội hóa hoạt động văn hóa ”.
Đại hội lần thứ X (2006) của Đảng, với quan điểm phát triển văn hóa- nền tảng tinh thần của xã hội. Đại hội yêu cầu: “Tăng cường quản lý của Nhà nước về văn hóa, xây dựng cơ chế, chính sách, chế tài ổn định, phù hợp với yêu cầu phát triển văn hóa trong thời kỳ mới” [18, tr,108].
Trên cơ sở đường lối của Đảng về phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Ngày 23/12/1999, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 235/QĐ- TTg thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia cuộc vận động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, và ngày 11/10/2006, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 227/2006/QĐ-TTg ban hành Qui chế về tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo cuộc vận động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
Năm 1998, Chính phủ đã xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII. Trong đó, có phần xây dựng pháp luật được Chính phủ trình Quốc hội thơng qua về: Luật Di sản văn hóa dân tộc, Luật Quảng cáo...
Sau Đại hội IX của Đảng, Chính phủ có Nghị định 121/2003/NĐ- CP về chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn phụ trách về văn hóa được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.
*
* *
Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa văn hóa được vun đắp qua hàng năm đấu tranh dựng và giữ nước. Đó là lịng u nước nồng nàn, lịng tự tơn, tự cường dân tộc, lòng nhân ái bao dung, trọng đạo lý, cần cù, sáng tạo... đã kết tinh thành sức mạnh và in đậm dấu ấn độc đáo của cộng đồng các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam.
Phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là phát huy những giá trị tốt đẹp, loại bỏ những giá trị lạc hậu, bổ sung và phát triển những đặc điểm tích cực mới, phù hợp và làm cho bản sắc dân tộc ngày càng phát triển hơn.
Từ thực trạng phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trước năm 1996. Đảng đã có chủ trương đúng đắn và chỉ đạo kịp thời phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong những năm1996- 2006, đã giành được kết quả (cả thành tựu và những hạn chế) đáng trân trọng. Kết quả đó là cơ sở khoa học để Đảng tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong những năm tiếp theo.
Chương 2
KẾT QUẢ VÀ KINH NGHIỆM TỪ QUÁ TRÌNH ĐẢNG LÃNH ĐẠOPHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2006