Đảng Cộng sản Việt Nam ln khẳng định con người ln là vốn q nhất. Vì vậy, phát triển con người với tư cách vừa là động lực vừa là mục tiêu của cách mạng, của sự nghiệp đổi mới đất nước, gắn vấn đề nhân tố con
người với tinh thần nhân văn, nhằm tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện, sống trong một xã hội công bằng và nhân ái với những quan hệ xã hội lành mạnh. Con người và sự phát triển con người được đặt vào vị trí trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, mở rộng cơ hội, nâng cao điều kiện cho con người phát triển toàn diện.
Xây dựng nhân tố con người hiện nay là sự chuẩn bị tích cực và chủ động nhất nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa, cho tương lai và triển vọng của đất nước và dân tộc Việt Nam trên con đường phát triển theo lý tưởng và mục tiêu xã hội chủ nghĩa.
Xây dựng con người chính là xây dựng nhân cách của con người
Việt Nam với nội dung toàn diện từ bồi dưỡng và phát triển thể lực, năng
lực, trí tuệ với phương pháp tư duy khoa học, sáng tạo, không ngừng nâng cao học vấn và chuyên môn trên cơ sở nâng cao mặt bằng lẫn đỉnh cao dân
trí của xã hội, đến trình độ tư tưởng, thế giới quan và đạo đức cách mạng, biểu hiện rõ rệt ở lao động và lối sống, kế thừa và phát huy những tinh hoa truyền thống dân tộc, đáp ứng yêu cầu của con người xã hội chủ nghĩa trong xã hội công nghiệp, văn minh, hiện đại.
Xây dựng con người Việt Nam hướng tới sự phát triển không chỉ ở chất lượng cá thể con người mà còn là sự phát triển của cộng đồng dân tộc Việt Nam, trước hết là chất lượng phát triển của giai cấp công nhân trong vai trò và sứ mệnh dẫn dắt xã hội, của khối liên minh cơng, nơng, trí thức, lực lượng cơ bản nhất của xã hội, biểu thị sự liên kết các năng lực xã hội, tình đồn kết và hài hịa dân tộc. Đó chính là tổng hợp nội lực phát triển con người, đất nước và dân tộc Việt Nam hiện nay.
Xây dựng con người Việt Nam, theo quan điểm phát triển nguồn nhân lực và với cách nhìn hướng về tương lai, cần tập trung đầu tư của toàn xã hội vào sự nghiệp giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam. Chuẩn bị cho họ bước
vào cuộc sống lập thân, lập nghiêp; có đủ sức khỏe, tài năng, đạo đức, ý thức và bản lĩnh chính trị, xứng đáng là thế hệ kế tục sự nghiệp cách mạng của ông cha; là giường cột của chế độ. Thế hệ thanh, thiếu niên Việt Nam hiện nay sẽ là lực lượng lao động chủ chốt và tham gia trực tiếp vào sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy, thế hệ đó cần được chăm sóc, giáo dục, đào tạo, rèn luyện để có thể lực tốt, học vấn cao, thơng thạo chun mơn, tinh thơng nghiệp vụ, lao động sáng tạo với hồi bão, khát vọng làm cho đất nước thoát khỏi bần cùng, lạc hậu, tiến tới giàu có, văn minh, hiện đại. Thế hệ đó cần được giáo dục văn hóa một cách tồn diện, cơng phu để sống có văn hóa, có đạo đức cách mạng trong sáng, có sự phát triển sâu sắc về về ý thức và tinh thần dân tộc gắn liền với sự kiên định và trung thành với lý tưởng cao cả của chủ nghĩa xã hội. Để xây dựng con người Việt Nam, trong đó đặc biệt chú trọng xây dựng bộ phận tiên tiến trong lòng dân tộc, lực lượng phát triển vượt trội để nêu gương và dẫn dắt cho quần chúng. Bộ phận đó là cán bộ, đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam, là
đoàn viên thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh - lực lượng bổ sung trực tiếp và
gần gũi nhất của Đảng.
Như vậy, phát huy giá trị bản sắc dân tộc cũng như xây dựng con người, đó là hai mặt của cùng một vấn đề. Vì phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và xây dựng con người trong Đảng làm cho cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng hiện nay thực sự là cuộc vận động giáo dục văn hóa đạo đức cách mạng, nêu gương sáng cho toàn dân, tạo động lực mạnh mẽ phát triển xã hội.
Với quan điểm đó, Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII và các Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII, IX, X của Đảng xác định những vấn đề cần tập trung giải quyết để xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn mới là:
Một là, tạo việc làm cho người lao động, nâng cao mức sống và đảm
chuẩn mực về kỷ luật, trật tự, kỷ cương, pháp luật. Đây là tiền đề thiết yếu để xây dựng và phát huy nhân tố con người. Vấn đề này đã được Chủ Tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đặc biệt quan tâm và làm hết sức mình để cho dân có ăn, dân có mặc, dân có chỗ ở, được học hành, được chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe, được tự do đi lại, được hưởng quyền sống xứng đáng với những người dân của một nước tự do, độc lập. Người đã từng kiên trì phát động thi đua ái quốc với những nội dung thuyết phục nhất như: ra sức tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, chống quan liêu lãng phí, tham ơ, xây dựng đời sống mới...
Hiện nay, với dân số của Việt Nam gần 90 triệu, trong số đó, người thất nghiệp và người mù chữ, đặc biệt là ở vùng nơng thơn và vùng miền núi cịn nhiều. Số hộ đói nghèo và mức độ chênh lệch trong phân hóa giàu nghèo cũng khơng ít. Tình trạng sức khỏe của dân cư cũng chưa thật tốt, đang đứng trước nhiều nguy cơ suy giảm, đặc biệt là tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em, AIDS, tệ nạn mại dâm, ma túy, ô nhiễm môi trường... đang hủy hoại sinh lực và làm băng hoại đạo đức một bộ phận thế hệ trẻ. Vì vậy, phải có biện pháp đồng bộ và đủ mạnh mới giải quyết được, tạo tiền đề để xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện.
Hai là, thực hiện công bằng xã hội trong phát triển con người và xã hội,
phát huy dân chủ, đặc biệt là phát huy dân chủ ở cơ sở để tạo mơi trường xã hội tích cực nhằm đào tạo, giáo dục con người. Đây là nhu cầu xã hội phổ biến của dân cư, đặc biệt là đối với thanh niên và trí thức- những đối tượng đặc biệt nhạy cảm với công bằng, dân chủ, những giá trị cơ bản của phát triển. Gắn liền với cuộc đấu tranh đẩy lùi quan liêu, tham nhũng đang gây tổn hại nghiêm trọng về vật chất, tinh thần cho xã hội và làm suy yếu chế độ. Đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng là một cuộc chỉnh đốn xã hội có ảnh hưởng rất quan trọng tới con người và nhân cách, lối sống của con người.
Ba là, xúc tiến cải cách giáo dục trong nền giáo dục quốc dân. Đây
là mắt khâu cơ bản nhất để xây dựng con người, lập lại trật tự đạo lý trong gia đình, nhà trường và xã hội. Vì vậy, phải đẩy mạnh thực hiện những đột phá về giáo dục- đào tạo, nhằm dạy chữ, dạy nghề và dạy người. Đặc biệt chú trọng xây dựng chuẩn mực, hình tượng người thầy như một trọng điểm của con người Việt Nam.
Bốn là, xây dựng đời sống mới mà nền tảng là đời sống gia đình, giáo dục văn hóa gia đình để đặt cơ sở bền vững cho việc xây dựng các thế hệ
con người Việt Nam. Đây là vấn đề phức tạp, liên quan trực tiếp tới hạnh phúc hay bất hạnh của mỗi thành viên trong gia đình, nhất là trẻ em, nó để lại những dấu ấn tốt hoặc xấu trong quá trình hình thành nhân cách con người. Hiện nay, đời sống gia đình ở Việt Nam cũng chưa được coi trọng đúng mức, đặc biệt trong điều kiện kinh tế thị trường đã có những gia đình thiếu sự quan tâm, chăm sóc của người thân, nhất là trẻ em. Lỗ hổng này nếu không sớm được khắc phục sẽ gây trở ngại, nguy hiểm cho xã hội và nhân cách con người. Mặt khác, xây dựng đời sống mới phải chú trọng cả thói quen, nền nếp vệ sinh, thể lực và các qui tắc ứng xử, giao tiếp, các mối quan hệ giữa vợ chồng, cha mẹ, con cái theo các chuẩn mực văn hóa đạo đức, góp phần xây dựng từng con người, gia đình, xã hội phát triển.