Đảng chỉ đạo tiếp thu tinh hoa văn hóa của các dân tộc trên thế giới, đồng thời phổ quát những giá trị bản sắc văn hóa Việt

Một phần của tài liệu Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo phát huy bản sắc văn hóa dân tộc từ năm 1996 đến năm 2006 (Trang 42 - 44)

trên thế giới, đồng thời phổ quát những giá trị bản sắc văn hóa Việt Nam đến bạn bè quốc tế

Đi đơi với việc phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hóa. Trong Hội nghị cao cấp ASEM 4 họp tại Copenhagen (Đan mạch), Việt

Nam và chính phủ các nước đã coi đẩy mạnh văn hóa và giáo dục là một trong ba trụ cột chính của hợp tác Á- Âu. Hội nghị cấp cao ASEM 5 họp tại Hà Nội với sự tham gia của 38 nước, Việt Nam đề xuất và được nguyên thủ các nước ASEM nhất trí thơng qua về hợp tác và đối ngoại giữa các nền văn hóa và văn minh Á- Âu. Năm 2004 Việt Nam chính thức tham gia Cơng ước Berne về bảo vệ bản quyền tác phẩm nghệ thuật và cam kết ủng hộ Công ước về đa dạng văn hóa. Tính đến năm 2005, Việt Nam đã có quan hệ hợp tác văn hóa với tất cả các châu lục (Á, Âu, Phi, Mỹ và châu Đại Dương). Việt Nam cũng tham gia 7 tổ chức quốc tế về văn hóa như: UNESCO, ACCU, ICOM...

Trong quá trình mở rộng giao lưu, hợp tác về phát huy bản sắc văn hóa. Việt Nam đã tổ chức thành cơng nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật ở nước ngồi, đặc biệt là tổ chức thành cơng Những ngày văn hóa Việt nam tại Nhật Bản, Trung quốc, Hàn quốc, Nga, Pháp, Đức, Thụy Điển, Đan Mạch, Ơxtrâylia, Hoa Kỳ... Bên cạnh đó, nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật quốc tế cũng được diễn ra sơi động ở Việt Nam như: Liên hoan nhạc jazz quốc tế, Trại điêu khắc quốc tế tại Nha Trang, Huế; Tuần văn hóa ASEAN, Tuần phim Ơxtrâylia, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Nga, Nhật Bản, Liên hoan phim quốc tế lần thứ nhất tại Việt Nam, Hịa nhạc Toyota Classic; Những ngày văn hóa Trung quốc, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc tại Việt Nam.

Các Đồn văn hóa nghệ thuật Việt Nam còn tham gia nhiều liên hoan nghệ thuật thế giới như: Liên hoan phim châu Á- Thái Bình Dương ở Iran, Liên hoan múa ASEAN ở Malaixia, Lễ hội rối nước ở Thổ Nhĩ Kỳ, triển lãm tranh ở Xingapo... Hội chợ sách quốc tế ở Cộng hòa Liên bang Đức, Liên hoan nghệ thuật mùa xuân ở Bắc Triều Tiên...Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam biểu diễn ở Lào, Thái Lan, Pháp... Sự giao lưu, trao đổi văn hóa tăng lên nhanh chóng. Nếu như năm 1998 có 155 đồn

của Việt Nam ra nước ngoài với 121 người và 109 đoàn vào Việt Nam với 1.029 người thì đến năm 2004 có 414 đồn cán bộ, nghệ sĩ Việt Nam với 2.161 lượt người ra nước ngồi cơng tác, biểu diễn và 218 đoàn nước ngoài với 1.856 lượt người vào Việt Nam giao lưu, hợp tác văn hóa. Thơng qua việc mở rộng giao lưu, hợp tác văn hóa chúng ta tiếp thu giá trị bản sắc văn hóa của nhân loại, đồng thời cũng quảng bá được bản sắc văn hóa Việt đến bạn bè thế giới.

Một phần của tài liệu Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo phát huy bản sắc văn hóa dân tộc từ năm 1996 đến năm 2006 (Trang 42 - 44)