Kết quả lãnh đạo phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của Đảng (1996 2006)

Một phần của tài liệu Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo phát huy bản sắc văn hóa dân tộc từ năm 1996 đến năm 2006 (Trang 48 - 63)

Đảng (1996 - 2006)

2.1.1. Thành tựu

Quá trình Đảng lãnh đạo phát huy bản sắc văn hóa dân tộc đã giành được nhiều thành tựu to lớn cả về tư duy lý luận và chỉ đạo thực tiễn. Cụ thể là:

Một là, từng bước bổ sung và phát triển tư duy lý luận và hoạch định chiến

lược phát huy bản sắc văn hóa dân tộc đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Bước vào thời kỳ cách mạng mới, nhận thức của Đảng về vai trị, vị trí của bản sắc văn hóa được nâng lên một bước, trên cơ sở kế thừa các quan điểm, đường lối văn hóa trong thời kỳ trước; đồng thời, từ những yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đại hội Đại biểu tồn quốc lần thứ VIII, IX, X của Đảng và Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đều khẳng định: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển.

Trong sự nghiệp đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, bản sắc văn hóa dân tộc khơng chỉ là nhân tố tu dưỡng đạo đức, tinh thần xã hội mà còn là động lực, năng lực nội sinh thúc đẩy kinh tế- xã hội, góp phần điều chỉnh các quan hệ xã hội, đã đánh dấu bước phát triển mới về tư duy lý luận của Đảng về phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam. Hơn nữa, với việc coi con người là nhân tố chủ đạo của phát triển và việc đề cao nhân tố con người, đề cao bản sắc văn hóa dân tộc là thành công trong tư duy lý luận của Đảng về phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Từ nhận thức và quan niệm đúng đắn đó, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII khẳng định: “Xây dựng và phát triển

nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là bộ phận quan trọng của sự nghiệp cách mạng xã hội” [15, tr.15].

Thành tựu lớn nhất trong quá trình lãnh đạo xây dựng và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam là Đảng đã hoạch định được một chiến lược phát triển văn hóa đúng đắn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới và phù hợp với bước tiến của thời đại. Hai tiêu chí tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc là phản ánh mối liên hệ giữa tính phổ biến và tính đặc thù của bản sắc văn hóa trong q trình vận động và phát triển. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, bản sắc văn hóa Việt Nam phải thực sự tiên tiến cả nội dung và hình thức, là hiện thân của chủ nghĩa yêu nước và tiến bộ xã hội. Bản sắc văn hóa đó phải kết hợp được những giá trị văn hóa truyền thống, tinh hoa của thời đại và đậm đà

bản sắc dân tộc. Đó là những yếu tố bền vững của dân tộc được hun đúc qua

hàng ngàn năm lịch sử, làm nên cốt cách, bản lĩnh, bản sắc văn hóa Việt. Phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm phát triển các giá trị đạo đức lên một tầm cao mới, tạo nên phẩm chất đạo đức phù hợp với quá trình phát triển của đất nước. Giá trị đạo đức mới gắn với lợi ích của từng cá nhân, mỗi gia đình và tồn xã hội, gắn với cái đúng, cái đẹp, gắn với truyền thống lâu đời của dân tộc. Hệ giá trị phổ quát chân- thiện- mỹ trong bản sắc văn hóa Việt Nam hiện nay đã thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, ở đó lý tưởng về sự bình đẳng và cơng bằng xã hội được nâng lên tầm cao mới. Việc phát huy bản sắc văn hóa dân tộc chính là phát huy những phẩm giá tốt đẹp và bản lĩnh, kinh nghiệm của con người Việt Nam - chủ thể của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Hai là, xác lập hệ thống những nguyên tắc và định hướng chỉ đạo xu thế

vận động phát triển của bản sắc văn hóa dân tộc.

Đây là một trong những thành tựu lớn của Đảng về phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,

dân chủ, văn minh”. Thông qua sự phân định được làm rõ mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và thể chế hóa bằng chính sách, pháp luật. Chính nhân tố Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý là điều kiện tiên quyết xác định hướng tiếp nhận các yếu tố ngoại sinh, chống lại những yếu tố độc hại từ bên ngoài tràn vào, tiếp nhận tinh hoa văn hóa của thế giới, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của bản sắc văn hóa dân tộc. Mở rộng giao lưu văn hóa quốc tế, chống ảnh hưởng của văn hóa phẩm đồi trụy, chống “diễn biến hịa bình” trên mặt trận phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Trong q trình chỉ đạo thực tiễn, các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể từ Trung ương đến cơ sở đã xác định phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là nhiệm vụ chính trị quan trọng nên đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp cụ thể để thực hiện tốt nhiệm vụ. Trên cơ sở đó, Đảng, Nhà nước tiến hành thể chế hóa đường lối, chủ trương thành Hiến pháp, pháp luật, chính sách, chế độ qui định cho các hoạt động phát huy bản sắc văn hóa dân tộc vận hành đúng hướng. Trong 10 năm (1996- 2006) các cơ quan nhà nước đã xây dựng hàng trăm văn bản pháp qui liên quan đến cơng tác phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; Chính phủ đề ra và thực hiện 10 Chương trình hành động... Mặt trận Tổ quốc Việt Nam triển khai liên tục phong trào “Toàn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã triển khai kịp thời các nguồn tài trợ của Chính phủ cho các cơng trình sáng tạo giữ gìn và phát huy các di sản văn hóa. Từ năm 1998 đến năm 2002, ngân sách chi cho các dự án văn hóa phi vật thể là 345 dự án với kinh phí 19.150 tỷ đồng. Từ năm 2003 đến năm 2006 ngân sách Nhà nước đã chi khoảng 4.5 tỷ đồng cho các dự án lớn như: Nghiên cứu dự án nghệ thuật quan họ (Bắc Ninh), dự án phi vật thể Quảng Ninh, dự án Mê Cơng- dịng sơng kết nối các nền văn hóa...ngồi ra cịn tranh thủ nguồn tài

trợ của các tổ chức quốc tế, Bộ Văn hóa- Thơng Tin đã giao cho Viện Văn hóa chủ trì triển khai sưu tầm, biên tập bộ Tổng tập sử thi Tây Nguyên gồm 75 tập, với kinh phí lên tới 17 tỷ đồng... Cùng với xu thế phát triển của thời đại, các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc được các địa phương quan tâm khôi phục và tổ chức trọng thể như: Festival Huế (2002, 2004, 2006); Festival Biển Nha Trang, Vũng Tàu; Lễ hội văn hóa du lịch Quảng Ninh; Lễ hội du lịch về nguồn; Ngày hội các dân tộc Tây Bắc; Những ngày văn hóa Tây Nguyên...(xem phụ lục 3,4,5). Những định hướng lớn về xu thế vận động phát triển của bản sắc văn hóa Việt Nam mà Đảng, Nhà nước, chính quyền các địa phương triển khai đã góp phần khơi phục, phát huy và làm phong phú những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc phát triển đúng hướng, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần cho nhân dân.

Ba là, sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của Đảng đã góp phần nâng cao nhận

thức của các cấp, các ngành và tồn thể nhân dân về vị trí, vai trị của bản sắc văn hóa đối với đời sống xã hội.

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đồn thể chính trị và các tầng lớp nhân dân đã đồng tình hưởng ứng thực hiện các nhiệm vụ về phát huy bản sắc văn hóa. Những chủ trương, sáng kiến cụ thể của các cấp, các ngành, các địa phương trong quá trình thực hiện Nghị quyết của Đảng về phát huy bản sắc văn hóa dân tộc đã góp phần nâng cao bản lĩnh và trình độ tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị. Nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền về vai trị, vị trí phát huy bản sắc văn hóa ngày càng đầy đủ hơn, sự thống nhất tư tưởng trong Đảng, trong hệ thống chính trị, sự đồng thuận trong xã hội đối với sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa được nâng lên, nhận thức về con đường lên chủ nghĩa xã hội trong cán bộ, đảng viên và tầng lớp nhân dân ngày càng sáng tỏ hơn. Niềm tin đối với Đảng và Nhà nước trong các tầng lớp nhân dân ngày càng nâng lên, nhất là khi Việt Nam giữ vững được sự ổn định kinh

tế sau cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính, tiền tệ (1997-1999) ở khu vực và sau sự kiện 11-9-2001 ở Mỹ. Theo kết quả thăm dò dư luận trong tháng 11-2000 của Trung tâm Nghiên cứu dư luận xã hội (Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương), trong số 2.994 người được hỏi, có 68% cho rằng tình hình kinh tế - xã hội năm 2001 sẽ tốt hơn năm 2000; 68% khẳng định cơng tác xóa đói, giảm nghèo, khắc phục thiên tai, đạt kết quả tốt; 64% cho rằng cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng đạt kết quả tốt [2, tr.48-51]. Tính năng động, tích cực, sáng tạo tiếp tục được phát huy, những giá trị tinh thần của thời kỳ mới được xác lập. Sự năng động, tích cực của con người Việt Nam trong quá trình làm giàu cho bản thân và cho xã hội ngày càng tăng; thu nhập bình quân đầu người tăng từ 5,7 triệu đồng năm 2000 lên trên 10 triệu đồng năm 2005, tăng 12,1%/năm và chỉ số phát triển con người được nâng lên (xem phụ lục bảng 1). Từ năm 2000 đến năm 2005 đã tạo việc làm cho 7,5 triệu lao động. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm xuống còn 5,3% năm 2005 tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam đã giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 19,5% năm 2004. Theo đánh giá của Liên hợp quốc, Việt Nam đã về đích trước 10 năm so với mục tiêu xóa đói nghèo trong thực hiện Mục tiêu Thiên niên kỷ [3, tr.56]. Những tấm gương vượt khó, rèn đức, luyện tài, thơng minh, sáng tạo trong thế hệ trẻ xuất hiện ngày càng nhiều. Hoạt động giữ gìn và phát huy các di sản văn hóa khơng chỉ là việc riêng của các nhà chuyên môn mà đã trở thành cuộc vận động xã hội rộng rãi, tạo cơ hội và mở rộng sức hút đông đảo nhân dân tham gia, tự giác hồn thiện phẩm chất, năng lực của mình thơng qua các hoạt động phát huy bản sắc văn hóa dân tộc vì sự nghiệp chung của đất nước.

Bốn là, sự quan tâm lãnh đạo của Đảng và sự tham gia tích cực của nhân

dân đã tạo nên bước phát triển mới về phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam. Các hoạt động phát huy bản sắc văn hóa dân tộc được nâng cao về chất lượng, phong phú hơn về nội dung, đa dạng hơn về hình thức. Các giá

trị bản sắc văn hóa ngày càng thể hiện rõ hơn vai trị tích cực và khả năng tác động mạnh vào các lĩnh vực đời sống. Công tác bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa, bản sắc văn hóa dân tộc được Đảng chỉ đạo thực hiện có nền nếp. Tính đến năm 2006, số lượng văn hóa vật thể, văn hóa phi vật thể, di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh tiêu biểu ở các tỉnh, thành phố trong cả nước là: Bắc Giang 1.316, Bắc Ninh 1.478, Hà Nam 1.280, Hà Tây 2.388, Hải Dương 1.098, Nam Định 1.655, Thanh Hóa 1.535, Tiền Giang 2.010... trong đó, tổng số di tích được xếp hạng quốc gia là: Bắc Giang 95, Bắc Ninh 185, Hà Nam 50, Hà Tây 514, Hải Dương 119, Nam Định 68, Thanh Hóa 114, Tiền Giang 15 [6, tr.46- 47]. Tính đến hết năm 2004, cả nước đã có 2.792 di tích được cơng nhận là di tích quốc gia, 5 di sản của Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới (Cố đô Huế, khu phố cổ Hội An, vịnh Hạ Long, khu di tích Mỹ Sơn, động Phong Nha - Kẻ Bàng) (xem phụ lục 2,6). Thơng qua chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, Nhà nước đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng cho việc chống xuống cấp di tích. Các di sản văn hóa thuộc quần thể di sản Cố đơ Huế, thắng cảnh Vịnh Hạ Long, Thánh địa Mỹ Sơn, Phố cổ Hội An được Nhà nước đặc biệt quan tâm đầu tư kinh phí để trùng tu, bảo vệ và khai thác phục vụ cho tham quan, du lịch. Các địa phương có di tích lịch sử, văn hóa xếp hạng quốc gia được sự tài trợ của quốc tế, sự đầu tư kinh phí của Nhà nước và giúp đỡ về chun mơn của Bộ Văn hóa - Thơng tin đã tích cực tiến hành tơn tạo, bảo vệ. Tỉnh Phú Thọ đầu tư nâng cấp di tích đền Hùng; Hà Nội trùng tu, xây dựng khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám và di tích Thành cổ; Huế trùng tu các đền, đài, cung điện, lăng tẩm; Quảng Nam đầu tư chống xuống cấp các căn nhà và khu phố cổ; Hải Dương và Nam Định dựng tượng Trần Quốc Tuấn; Thanh Hóa phục hồi Lam Kinh; Quảng Bình tơn tạo Lũy Thầy; Đồng Nai xây dựng lại Văn Miếu Trấn Biên; thành phố

Hồ Chí Minh tơn tạo Địa đạo Củ Chi và xây Đền Bến Dược. Ngồi ra cịn bảo tồn, trùng tu 140 di tích cách mạng và kháng chiến, các di tích lịch sử: Điện Biên Phủ (Lai Châu), Pác Bó (Cao Bằng), ATK (Thái Nguyên, Tuyên Quang), Trung ương Cục miền Nam (Tây Ninh)… (xem phụ lục4, 6). cũng được Nhà nước, Bộ Văn hóa và các địa phương đầu tư, khai thác phục vụ nhiệm vụ giáo dục truyền thống cách mạng và tham quan du lịch.

Về văn hóa phi vật thể, Việt Nam đã có 2 di sản được cơng nhận là Kiệt tác truyền khẩu là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại: Nhã nhạc Cung đình Huế (2004) và khơng gian văn hóa Cồng chiêng Tây Ngun (2005).

Từ năm 1997, cơng tác sưu tầm, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể đã được bổ sung thành một mục tiêu trong Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa. Tính từ năm 1997 đến năm 2005, nhà nước đã đầu tư 42 tỷ đồng cho công việc sưu tầm, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc Việt Nam. Các Sở Văn hóa - Thơng tin tỉnh, thành phố, Viện Văn hóa - Thông tin và Viện Âm nhạc thuộc Nhạc viện Quốc gia Hà Nội đã thực hiện 644 dự án sưu tầm, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa phi vật thể. Kết quả là đã có 644 di sản văn hóa phi vật thể, gồm nhiều loại hình (lễ hội - tín ngưỡng, phong tục tập qn, nghệ thuật biểu diễn dân gian, nghệ thuật tạo hình dân gian, làng nghề, chữ viết...). Hệ thống bảo tàng Việt Nam ngày càng được củng cố và phát triển. Công việc sưu tầm, bổ sung hiện vật, đổi mới nội dung và phương pháp trưng bày, hiện đại hóa phương tiện hoạt động được tích cực triển khai ở nhiều bảo tàng. Tính đến năm 2004, Việt Nam đã có 124 bảo tàng với 2.337.931 hiện vật [23, tr.217].

Những nét mới trong chuẩn mực văn hóa và nhân cách con người Việt Nam trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa từng bước được hình thành và xác định. Kết quả điều tra xã hội học năm 1998 của Đề tài

KHXH- 04.03 về lối sống, đạo đức chuẩn giá trị xã hội mới cho thấy, sự chuyển đổi định hướng giá trị trong xã hội đang diễn ra mạnh mẽ. Trong số 1.342 người được hỏi về sự chuyển đổi đạo đức, lối sống, chuẩn giá trị xã hội có: 76,75% đánh giá là tích cực; 73,55% cho rằng vừa tích cực, vừa tiêu cực; 79,73% khẳng định là năng động, cởi mở. Việc lựa chọn các giá trị xã hội có sự thay đổi với 65 -70% chọn giá trị hướng tới lý tưởng cuộc sống như niềm tin, sống có mục đích, sáng tạo, giàu sang. Về truyền thống dân tộc: 90,76% coi trọng các giá trị đạo đức; 81,82% đề cao "chữ tâm"; 72

Một phần của tài liệu Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo phát huy bản sắc văn hóa dân tộc từ năm 1996 đến năm 2006 (Trang 48 - 63)