Nhận thức đúng vị trí, vai trị của bản sắc văn hóa dân tộc, kịp thời hoạch định đường lối phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam, đáp

Một phần của tài liệu Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo phát huy bản sắc văn hóa dân tộc từ năm 1996 đến năm 2006 (Trang 63 - 68)

kịp thời hoạch định đường lối phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Vào những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX, thế giới loài người bước vào thời kỳ phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức. Trong bối

cảnh đó, bản sắc văn hóa dân tộc càng thể hiện rõ là động lực không thể thiếu trong sự phát triển, là nguồn lực nội sinh quan trọng bậc nhất trong sự phát triển vì mục tiêu nhân văn, vì giá trị nhân đạo và vì con người. Các dự báo khoa học về thế kỷ XXI đều nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của bản sắc văn hóa đối với sự phát triển bền vững của xã hội lồi người. Có học giả cho rằng: Nếu tơn giáo thống trị hàng nghìn năm văn minh nhân loại, kinh tế thống trị 300 năm văn minh cơng nghiệp, thì bản sắc văn hóa sẽ thống trị nền văn minh hậu công nghiệp. Theo Tổng Giám đốc Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO) thì: Nước nào tự đặt mình cho mục tiêu phát triển kinh tế mà tách rời mơi trường văn hóa, thì nhất định sẽ xảy ra những mất cân đối nghiêm trọng cả về kinh tế lẫn văn hóa, và tiềm năng sáng tạo của nước ấy sẽ bị suy yếu rất nhiều. Rõ ràng, việc nhận thức lại vị trí, vai trị về bản sắc văn hóa, làm sáng tỏ mối quan hệ giữa bản sắc văn hóa dân tộc với phát triển có ý nghĩa vừa cơ bản, vừa cấp bách khơng chỉ về lý luận mà cả trong thực tiễn ở nước ta hiện nay.

Sự phát triển của Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đang đặt ra những yêu cầu rất cao và trông đợi rất nhiều ở phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đặc biệt, trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, để xây dựng một đất nước văn minh, hiện đại phải đồng thời tập trung phát triển cả “ba trụ cột” khả năng công nghệ, sức

mạnh kinh tế và bản sắc văn hóa. Yếu tố tạo nên sự thịnh vượng của đất nước là ở chỗ: đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa phải gắn liền với việc nhanh chóng tiếp thu những tiến bộ khoa học- kỹ thuật và tranh thủ ứng dụng những thành tựu mới về khoa học - cơng nghệ, cũng như những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại để tạo thành những giá trị văn hóa mới. Đó cũng là kinh nghiệm thành cơng trong xây dựng đất nước ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Xingapo đã chứng tỏ điều đó.

Đối với Việt Nam, để tránh nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới, để “hòa nhập” mà khơng “hịa tan”, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng Cộng sản Việt Nam ln xác định, văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển

kinh tế- xã hội. Như vậy, bản sắc văn hóa dân tộc khơng chỉ là nền tảng

tinh thần của xã hội mà còn là nguồn lực nội sinh cho sự phát triển bền vững của đất nước. Đặc biệt, trước sự “xâm lăng” của văn hóa ngoại lai, trước sự tác động tiêu cực của mặt trái cơ chế thị trường, để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, Đảng chủ trương xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Sự đổi mới trong nhận thức của Đảng về vị trí, vai trị của bản sắc văn hóa dân tộc đã chứng tỏ tư duy lý luận về phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của Đảng từng bước đã bắt kịp xu thế của thời đại. Cụ thể được biểu hiện:

Một là, Đảng xác định phát huy bản sắc văn hóa dân tộc sẽ là động

lực tiếp tục hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh của con người Việt Nam, và là nguồn nội sinh quan trọng nhất cho sự phát triển bền vững. Phát triển kinh tế phải gắn với tiến bộ và công bằng xã hội. Xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa khơng thể khơng nhằm mục tiêu phát triển văn hóa. Vì, “văn hóa là kết quả của kinh tế đồng thời là động lực của sự phát triển kinh tế” [15, tr.55].

Hai là, nhận thức rõ và ngày càng sâu sắc hơn vai trị của bản sắc văn

hóa dân tộc trong việc bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người để phát triển xã hội và xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện. Với tư cách là nền tảng, động lực của xã hội, thể hiện tầm cao và chiều sâu về trình độ phát triển của một dân tộc, là sự kết tinh những giá trị tốt đẹp giữa người với người, với xã hội và tự nhiên, bản sắc văn hóa “trở thành nhân tố thúc đẩy con người tự hoàn thiện nhân cách, kế thừa truyền thống cách

mạng của dân tộc, phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [17, tr.114]. Trong điều kiện kinh tế thị trường, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng chỉ rõ: “ Mọi hoạt động văn hóa nhằm xây dựng con người Việt Nam phát triển tồn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lịng nhân ái, khoan dung, tơn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hóa, quan hệ hài hịa trong gia đình, cộng đồng và xã hội” [17, tr.114]. Vì vậy, quá trình phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam cũng chính là quá trình thực hiện chiến lược con người.

Ba là, trong quá trình hội nhập quốc tế và mở rộng giao lưu văn hóa,

chủ trương của Đảng là xây dựng nền văn hóa với hai tiêu chí tiên tiên và đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc là hồn tồn đúng đắn nhằm giữ gìn và

phát huy những giá trị bản sắc văn hóa Việt Nam, đồng thời tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại. Đặc trưng nổi bật của bản sắc văn hóa dân tộc ta là yêu nước và tiến bộ với mục tiêu tất cả vì con người, vì tự do, hạnh phúc và sự phát triển phong phú toàn diện của con người Việt Nam trong mối quan hệ hài hòa giữa cá nhân, cộng đồng và tự nhiên. Bản sắc văn hóa đó được phát huy trên cơ sở kế thừa chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời kết hợp những giá trị lâu đời của dân tộc với tinh hoa của thời đại, phát huy những giá trị tốt đẹp được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử tạo nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh của con người và dân tộc Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc Việt.

Bốn là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận

thức về tầm quan trọng của việc phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đây là nhiệm vụ trọng tâm, lâu dài và thường xuyên. Điều cốt lõi nhất của nhiệm vụ này là nhằm xây dựng những chuẩn mực về tư tưởng, đạo đức, lối sống cho con người Việt Nam hiện nay. Vì suy cho cùng, nói đến bản sắc dân tộc là nói

đến con người, đến một cộng đồng dân tộc cụ thể. Do đó, cơng tác tun truyền, giáo dục về những nét đẹp truyền thống của dân tộc không những để khẳng định, tôn vinh bản sắc dân tộc Việt Nam, mà cịn để kế thừa những giá trị tích cực của bản sắc dân tộc Việt, góp phần tạo nên phẩm cách con người Việt Nam hiện nay, nhất là đối với thế hệ trẻ. Công tác tuyên truyền, giáo dục về việc phát huy bản sắc văn hóa dân tộc khơng chỉ thơng qua hình thức nói và viết, ở trường học, hội nghị, các buổi biểu diễn nghệ thuật, các cuộc thi...mà còn phải trở thành phong trào cách mạng thực sự của đông đảo quần chúng nhân dân. Cơng tác đó cần được lồng ghép với các cuộc vận động cụ thể như: uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa, xóa đói giảm nghèo, xây dựng gia đình văn hóa, làng-xã, ấp văn hóa; tồn dân đồn kết xây dựng đời sống mới ở các khu dân cư, tuổi trẻ sống đẹp, sống có ích; tiếp lửa truyền thống; thanh niên tình nguyện... góp phần giáo dục cho tồn dân chủ nghĩa yêu nước, ý thức tự cường, tinh thần nỗ lực phấn đấu xây dựng chủ nghĩa xã hội đưa đất nước phát triển đi lên, thực hiện thành công sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các phong trào này cần được tiến hành rộng khắp trong các tổ chức đoàn thể nhân dân, đặc biệt là tổ chức Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh... Việc khơi dậy niềm tự hào dân tộc sẽ tạo nên những động lực tinh thần to lớn, kích thích mọi người phát huy hiệu quả truyền thống dân tộc vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về tầm quan trọng phát huy bản sắc văn hóa dân tộc nhằm hình thành những con người mới của thời đại mới với những nội dung mới, từ đó hướng mọi người cùng phấn đấu cho lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, khơi dậy ý thức tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của ông cha ta. Việc phát huy những giá trị truyền thống yêu nước phải trên tinh thần, một mặt chống thái độ bảo thủ, phủ nhận những cái mới của chủ nghĩa yêu nước hiện nay,

mặt khác chống xem thường quá khứ, chỉ chú trọng cái mới, cái hiện đại. Nếu như trước kia, yêu nước có tư tưởng bất khuất trước tàn bạo, gươm súng, có ý chí “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” thì ngày nay yêu nước là bất khuất, kiên cường chiến thắng thiên nhiên, nắm bắt khoa học- kỹ thuật, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, kiên trì, dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới, biết làm giàu cho chính mình và xã hội.

Trong những năm qua, các phong trào tìm về cội nguồn dân tộc, nhớ về quê cha đất tổ; đền ơn đáp nghĩa với những người có cơng với nước; ủng hộ đồng bào ở vùng thiên tai, cứu trợ những trẻ mồ côi, người tàn tật; tơn kính những bậc lão thành cách mạng; khuyến khích những tài năng trẻ, hiếu học, sáng tạo...đã phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, phát huy được truyền thống u nước, đồn kết, sống có nghĩa có tình của con người Việt Nam. Những đạo lý như kính trên nhường dưới, ăn ở có trước có sau, truyền thống “tôn sư trọng đạo”, “tiên học lễ, hậu học văn”, “thương người như thể thương thân”... đã thực sự được phát huy mạnh mẽ với sự tham gia của đông đảo người dân Việt Nam thuộc mọi thành phần, mọi dân tộc và ở tất cả các địa phương trên cả nước, góp phần duy trì những nét đẹp truyền thống của con người Việt Nam.

Trên cơ sở đổi mới nhận thức về vị trí, vai trị của bản sắc văn hóa dân tộc. Căn cứ vào tình hình thế giới và điều kiện thực tiễn của đất nước. Đảng không ngừng bổ sung, phát triển, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Một phần của tài liệu Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo phát huy bản sắc văn hóa dân tộc từ năm 1996 đến năm 2006 (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w