Đảng chỉ đạo phát huy những giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam

Một phần của tài liệu Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo phát huy bản sắc văn hóa dân tộc từ năm 1996 đến năm 2006 (Trang 39 - 41)

Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phát huy những đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam trong giai đoạn mới. Ngày 24/5/1997, Bộ Chính trị ra Quyết định số 30-QĐ/TW về việc thành lập Tiểu ban xây dựng Đề án Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc (gọi tắt là Tiểu ban xây dựng Đề án Hội nghị Trung ương 5). Ngày 22/5/1998, Bộ Chính trị kết luận những vấn đề cơ bản của Đề án trong đó nhất trí với tiêu đề do Tiểu ban đề nghị là Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Từ ngày 6 đến ngày 16 tháng 7 năm 1998 diễn ra Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên

tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đây là Hội nghị có tầm quan trọng đặc biệt

trong hoạch định đường lối phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam. Trong đó, nhiệm vụ: xây dựng tư tưởng, đạo đức lối sống và đời sống văn hóa lành mạnh trong xã hội là trọng tâm cấp bách được Hội nghị xác định là một trong mười nhiệm vụ trọng yếu trong giai đoạn mới.

Trong quá trình lãnh đạo xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống lành mạnh, Đảng chủ trương, trước hết phải bắt đầu từ trong Đảng, từ cán bộ, đảng viên. Tháng 11 năm 1999, Hội nghị lần thứ sáu (lần 2) Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII tập trung bàn những vấn đề cơ bản và cấp bách về nhận

thức, tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên. Nghị quyết đã góp phần vào cuộc đấu tranh làm trong sạch đội ngũ, định hướng chính trị, tư tưởng trong toàn Đảng và toàn xã hội, thiết thực xây dựng đạo đức, lối sống lành mạnh cho cán bộ, đảng viên, trên cơ sở đó nhằm phát huy lối sống văn minh cho các tầng lớp nhân dân.

Tiếp đó, ngày 12/5/1999, Bộ Chính trị ban hành Quyết định số 55- QĐ/TW về những điều đảng viên không được làm. Kết quả cho thấy, nhiều giá trị phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người Việt Nam được phát huy trong thời kỳ mới. Theo kết quả điều tra xã hội học năm 1997 của Viện Văn hóa- Nghệ thuật Việt Nam và Trung tâm Công nghệ thông tin thuộc Bộ Văn hóa -Thơng tin ở 3.062 người về phẩm chất đáng q của con người. Kết quả, có 57,11% chọn thơng minh, sáng tạo; 49,93% chọn lao động, chuyên cần; 46,70 chọn chính trực, thật thà; 44,08 chọn chữ tín, giữ lời hứa.... [82, tr.17-19].

Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX (1/2004) đề ra sáu giải pháp tăng cường cơng tác tư tưởng trong tình hình mới. Đặc biệt chú trọng đẩy mạnh phòng chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, siết chặt sự đồn kết, thống nhất tư tưởng, hành động trong Đảng.

Với sự chỉ đạo kịp thời của Đảng, những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc, mà trước hết là lịng u nước, ý thức tự tơn, tự hào về lịch sử, truyền thống cách mạng của dân tộc được phát huy. Những việc làm thiết thực như: Hướng về cội nguồn, về các anh hùng, các danh nhân văn hóa đã trở thành phong trào quần chúng rộng rãi. Các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Ủng hộ đồng bào bão lụt”, “Ngày vì người nghèo”, “Thanh niên tình nguyện”... đã trở thành những nghĩa cử cao đẹp. Tinh thần vượt khó, ý chí tự lực, tự cường, chủ động vươn lên làm giàu chính đáng,

đưa q hương, đất nước thốt khỏi nghèo nàn, lạc hậu đã và đang trở thành tư tưởng, hành động trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.

Một phần của tài liệu Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo phát huy bản sắc văn hóa dân tộc từ năm 1996 đến năm 2006 (Trang 39 - 41)