Quan điểm chỉ đạo

Một phần của tài liệu Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo phát huy bản sắc văn hóa dân tộc từ năm 1996 đến năm 2006 (Trang 27 - 39)

Để thực hiện phương hướng trên, cần quán triệt và thực hiện tốt các quan điểm sau:

Thứ nhất, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc phải hướng con người Việt

Nam phát triển toàn diện, tạo động lực thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển. Xuất phát từ mục tiêu cao cả của chủ nghĩa xã hội là vì con người, vì sự phát triển tồn diện và hài hịa nhân cách con người, thấy rõ vai trò của nhân tố con người- chủ thể mọi sáng tạo của đất nước, động lực thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển. Đảng ta xác định nhiệm vụ hàng đầu phát huy bản sắc văn hoá dân tộc là xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn mới có nhân cách, trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tâm hồn, trong sáng về đạo đức, lối sống là động lực của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, đồng thời đó cũng là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII (7/1998) chỉ rõ: Xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới phải có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thốt khỏi nghèo nàn lạc hậu, đồn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hồ bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội, đề cao tinh thần tập thể, đoàn kết phấn đấu vì lợi ích chung, có lối sống lành mạnh, nề nếp văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương

phép nước, quy ước của cộng đồng; có ý thức bảo vệ và cải thiện mơi trường sinh thái. Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo, năng xuất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội, thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chun mơn, năng lực thẩm mỹ và thể lực.

Thứ hai, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là sự nghiệp của tồn dân do

Đảng lãnh đạo.

Xuất phát từ quan điểm cách mạng là sự nghiệp của quần chúng và nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử, là chủ nhân của xã hội, chủ thể của mọi hoạt động văn hóa. Đảng ta xác định: Phát huy bản sắc văn hóa là sự nghiệp của

tồn dân. Bản sắc văn hóa là do nhân dân sáng tạo ra, được nhân dân lưu truyền và phát triển qua nhiều thế hệ nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất, tinh thần của chính nhân dân. Do đó, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là một đòi hỏi khách quan, là nhu cầu, điều kiện, động lực và là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc có vị trí hết sức quan trọng, nó tác động trực tiếp đến tư tưởng, đạo đức, nếp sống, lối sống của mỗi con người và cộng đồng dân tộc Việt Nam, thu hút nhân dân vào các sinh hoạt văn hóa, xây dựng nếp sống và mơi trường xã hội tiến bộ, lành mạnh, tạo sự phát triển hài hòa về đời sống văn hóa với đời sống kinh tế, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội. Làm cho giá trị bản sắc văn hóa thấm sâu vào từng người, khu dân cư, từng gia đình, góp phần hồn thiện những giá trị mới của người Việt Nam.

Thứ ba, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc phải gắn kết với mở rộng giao

lưu quốc tế, tiếp thu có chọn lọc những cái hay, cái tiến bộ trong văn hóa các dân tộc khác.

Bản sắc văn hóa dân tộc là những giá trị cốt lõi, mang tính ổn định, bền vững của truyền thống dân tộc, nhưng không phải là nhất thành, bất biến. Trong điều kiện q trình tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế chúng ta phải giữ gìn, kế thừa, phát huy và đổi mới những giá trị bản sắc văn hóa, biến chúng thành sức mạnh đưa đất nước lên tầm cao mới, đủ sức nắm bắt những cơ hội mới do chính q trình tồn cầu hóa đem lại. Mặt khác, cần chủ động tiếp thu có chọn lọc những cái hay, cái mới từ bên ngồi có lợi cho sự phát triển của đất nước và “lọc bỏ” những gì bất lợi, khơng phù hợp với truyền thống đạo lý của dân tộc, góp phần đưa nước ta thốt khỏi nghèo nàn, lạc hậu “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ mơi trường” [17, tr.37].

Thứ tư, phát huy bản sắc văn hóa là sự nghiệp cách mạng lâu dài, địi hỏi

phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng.

Bản sắc văn hóa dân tộc được hình thành trong những điều kiện lịch sử, địa lý, tự nhiên của một dân tộc, đó là “cái nơi” tạo nên những con người của dân tộc đó với những lối sống, nếp sống, phong tục tập quán, ý chí, bản lĩnh...và chính cái nơi đó đã tạo nên cho dân tộc một “căn cước” để tự phân biệt với các dân tộc khác, trước hết là tự nhiên, sau đó là diện mạo, tư cách, năng lực sáng tạo và phát triển. Bản sắc văn hóa dân tộc là sự hình thành, bồi đắp, tiếp thu những giá trị tinh hoa của nhiều thế hệ. Do vậy, sự thay đổi giá trị truyền thống, tiếp nhận những giá trị mới là q trình “thích ứng” để phù hợp, phát triển, địi hỏi phải trải qua nhiều thời gian, cần có sự cố gắng, đồng thuận của mọi người và tồn xã hội. Q trình phát huy bản sắc văn hóa dân tộc phải kiên trì, thận trọng, tiến hành làm từng bước, kịp thời tổng kết, rút kinh nghiệm, để bổ sung vào

đường lối và chỉ đạo thực tiễn, tránh tư tưởng nóng vội hoặc bảo thủ, góp phần nâng cao hiệu quả phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong giai đoạn cánh mạng hiện nay.

1.2.3. Nhiệm vụ

Quán triệt, thực hiện phương hướng, quan điểm chỉ đạo phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, các văn kiện của Đảng xác định nhiệm vụ phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là:

Một là, phát huy những giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam.

* Phát huy tinh thần yêu nước, tinh thần độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, ý chí vươn lên đưa đất nước thốt khỏi nghèo nàn, lạc hậu của con người Việt Nam trong giai đoạn mới.

Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội là giá trị cao nhất trong hệ thống các giá trị tinh thần của dân tộc Việt Nam. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, kế thừa và phát huy tinh thần yêu nước là giữ lại những yếu tố cốt lõi của nó, những yếu tố bất biến trong các giai đoạn lịch sử. Đó chính là tư tưởng, tình cảm thể hiện lịng trung thành và sự yêu thương gắn bó của con người đối với Tổ quốc, là ý chí và hành động quyết tâm bảo vệ nền độc lập, tự do cho đất nước và hạnh phúc của nhân dân, đem lại những điều tốt đẹp nhất cho đất nước, đặt quyền lợi quốc gia lên trên lợi ích của cá nhân mình. Đồng thời, từng bước loại bỏ những biểu hiện khơng cịn phù hợp hoặc trái với giá trị này như chủ nghĩa dân tộc hẹp hịi; thái độ thù hằn, khơng hợp tác với những quốc gia trước đây là kẻ thù của dân tộc mình; thái độ bảo thủ cho rằng tất cả những gì thuộc về dân tộc mình đều là tốt đẹp cịn những gì thuộc về dân tộc khác đều thấp kém, từ đó khơng chịu tiếp nhận bất cứ giá trị nào từ bên ngoài.

u nước khơng phải là cái gì xa vời, trìu tượng mà đó là tình cảm thực sự gần gũi. Trong kháng chiến, từ những chiến sĩ ở ngồi mặt trận đến cơng chức ở hậu phương, từ những phụ nữ khuyên chồng đi tòng

quân, mà mình xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ săn sóc chiến sĩ, yêu thương bộ đội...Từ những nữ công nhân, nông dân thi đua tăng gia sản xuất...những cử chỉ cao q đó, tuy khác nhau nơi làm việc, nhưng đều giống nhau là lòng yêu nước nồng nàn. Nếu như trước đây, tinh thần yêu nước truyền thống lấy độc lập dân tộc là mục tiêu cao nhất với phương châm “tất cả cho tiền tuyến”, thì ngày nay, phát huy tinh thần yêu nước là phải góp phần làm cho đất nước nhanh chóng thốt khỏi cảnh nước nghèo và kém phát triển, nhằm mang lại hạnh phúc cho nhân dân vì “nếu nước độc lập mà dân khơng được hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” [46, tr.56].

Trong điều kiện hiện nay, phát huy tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tinh thần tự hào dân tộc là làm tất cả những gì có thể đem lại những điều tốt đẹp nhất cho quê hương, đất nước trong đó có bản thân và gia đình mỗi người. Hội nghị lần thứ 11, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX khẳng định “Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm”. Do vậy, nội dung cơ bản nhất để phát huy lòng yêu nước là tất cả mọi người dân phải đem hết tài năng, sức lực, trí tuệ và lịng nhiệt huyết của mình để góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, làm cho đất nước “ngày càng giàu mạnh”, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân, đồng thời khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Nói cách khác, trung thành với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh chính là phát huy tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tinh thần tự hào dân tộc của mỗi giai tầng trong xã hội. Giá trị đó được biểu hiện cụ thể là: Đối với những người lao động trực tiếp, phát huy tinh thần yêu nước thể hiện trước hết ở tinh thần và trách

nhiệm trong cơng việc, đó là cần cù, sáng tạo, kỷ luật, tiết kiệm trong lao động, khơng ngừng học hỏi nâng cao trình độ chun mơn, tay nghề, áp dụng tri thức khoa học, công nghệ tiên tiến đạt năng xuất lao động và hiệu

quả kinh tế cao, khơng ngừng tìm tịi, đề xuất sáng kiến mới. Đối với tầng lớp thương nhân là sự sáng tạo, mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm, tích cực

học hỏi, tích lũy kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh, chủ động cải tiến, chuyển giao công nghệ hiện đại vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa, hạ giá thành sản phẩm, xây dựng thương hiệu có sức cạnh tranh cao trong nước và quốc tế. Tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động và đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước. Đối với tầng lớp trí thức, cần phải đem những hiểu biết, những tri thức của mình để đáp ứng

yêu cầu đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa... góp phần tạo cơ sở cho những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Đối với

những người làm công tác quản lý cần phải có đủ năng lực, trình độ, uy tín

và phẩm chất đạo đức của người lãnh đạo. Đặc biệt, phải có bản lĩnh để vượt qua những cám dỗ của đồng tiền. Đối với thế hệ trẻ, phát huy tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội là sự mạnh dạn xông pha nơi trận tuyến kinh tế và tri thức, vượt qua những khó khăn thử thách để chiếm lĩnh những đỉnh cao mới với tinh thần “đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta” mà nên tự hỏi “ta đã làm gì cho Tổ quốc thân yêu”.

*Phát huy tinh thần đoàn kết cộng đồng, ý thức tập thể, những giá trị truyền thống tốt đẹp trong lối sống, nếp sống, giữ gìn kỷ cương phép nước, qui ước của cộng đồng, ý thức bảo vệ môi trường sinh thái của con người Việt Nam. Chống lại cái xấu, cái bảo thủ, trì trệ trong nếp nghĩ, cách làm; chống những hủ tục, thói quen lạc hậu, phản khoa học; chống kiểu làm ăn gian lận, bất chính.

Xây dựng con người Việt Nam có phẩm chất đạo đức trong sáng, có lối sống lành mạnh, có tinh thần đồn kết cao cả, có lịng nhân ái bao dung, dũng cảm đấu tranh chống lại nạn tham nhũng, lãng phí, quan liêu

và các tệ nạn khác, bảo vệ công lý, bảo vệ sự trong sạch của Đảng, của bộ máy Nhà nước và toàn xã hội. Tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, tự giác chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước. Ln có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tơn trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị vật chất cũng như tinh thần mà dân tộc ta đã tạo dựng từ bao đời nay. Mặt khác, phải thường xuyên nâng cao tinh thần cảnh giác, sẵn sàng đối phó và góp phần làm thất bại mọi âm mưu đen tối của các thế lực thù địch. Cần thực hiện tốt nghĩa vụ quân sự, sẵn sàng bảo vệ vững chắc vùng trời, vùng biển thân yêu của Tổ quốc, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì một xã hội “dân giầu, nước mạnh, cơng bằng, dân chủ, văn minh”.

* Phát huy đức tính cần cù, sáng tạo của con người Việt Nam trong lao động, sản xuất, học tập và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Cần cù, sáng tạo là đức tính phổ biến đối với mọi dân tộc trên thế giới và đức tính này được biểu hiện rõ nét ở người dân Việt Nam. Hình ảnh đầu đội, vai gánh, lưng cõng, tay nhanh nhẹn và khéo léo, chân chạy như bay... nói lên đức tính cần cù lao động của con người Việt Nam. Nếu không cần cù, sáng tạo, với bao nhọc nhằn, vất vả thì dân tộc Việt Nam qua bao thế hệ làm sao vượt qua được sự khắc nghiệt của thiên nhiên và khơng thể tạo dựng nên một nền văn hóa nơng nghiệp lúa nước. Những câu chuyện thần thoại, cổ tích (Sơn Tinh- Thủy Tinh, Mỵ Châu- Trọng Thủy, Bánh chưng, bánh dày...) đã phần nào cho thấy đức tính cần cù của ơng cha ta.

Ngày nay, phát huy tính cần cù, sáng tạo của người dân Việt Nam là không ngừng trau dồi, rèn luyện, học tập, lao động để nâng cao sự hiểu biết, trình độ chun mơn, nâng cao tay nghề đáp ứng yêu cầu của thời kỳ phát triển mới. Thành tựu đạt được trong những năm qua trên mọi phương diện

(chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phịng- an ninh, đối ngoại) có dấu ấn sâu sắc của đức tính cần cù, sáng tạo. Nhờ phát huy tốt những đức tính này trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa mà nhân dân ta đã và đang tạo lập cho mình suy nghĩ riêng, cách làm mới để vượt qua mọi thách thức, đạt tới những hiệu quả, mục tiêu cao nhất.

Hai là, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của các dân tộc trong

cộng đồng dân tộc Việt Nam.

Di sản văn hóa là tài sản vơ giá của dân tộc và là tài sản tinh thần quí báu của nhân dân. Là sự kết tinh những giá trị thẩm mỹ qua nhiều thế hệ, thể hiện khát vọng được sống trong hịa bình, hạnh phúc của nhân dân. Bảo vệ và phát huy di sản văn hóa dân tộc chính là bảo vệ quyền lợi của nhân dân, của đất nước.

Dựa theo phân loại của UNESCO, Luật Di sản văn hóa của Việt Nam chia di sản văn hóa thành 2 loại: Di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể (xem phụ lục 7). Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân

Một phần của tài liệu Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo phát huy bản sắc văn hóa dân tộc từ năm 1996 đến năm 2006 (Trang 27 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w