Đảng chỉ đạo bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam

Một phần của tài liệu Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo phát huy bản sắc văn hóa dân tộc từ năm 1996 đến năm 2006 (Trang 41 - 42)

dân tộc Việt Nam

Với cách nhìn tồn diện về các giá trị văn hóa dân tộc, Đảng, Nhà nước xác định rõ mối quan hệ giữa xây dựng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đặc biệt, là công tác bảo tồn và phát huy những giá trị bản sắc văn hóa. Trước hết là sự hồn thiện về luật pháp đối với lĩnh vực bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa. Ngày 3/12/1998, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 39/1998/CT- TTg về việc đẩy mạnh cơng tác văn hóa - thơng tin ở miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó nhấn mạnh: Sưu tầm, nghiên cứu, khai thác và giới thiệu, bảo tồn các cơng trình, địa chỉ văn hóa có giá trị, các di sản văn hóa tiêu biểu ...

Bộ văn hóa- Thơng tin, Ủy ban Dân tộc miền núi đã xây dựng Chương trình phối hợp số 556/ CTPH/VHTT/UBDTMN ngày 21/2/2000 về đẩy mạnh cơng tác bảo tồn, phát triển văn hóa thơng tin ở miền núi và dân tộc thiểu số năm 2000- 2005, trong đó đặc biệt chú ý đến việc phát huy những di sản văn hóa, truyền thống của các dân tộc thiểu số.

Ngày 4/5/2001, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 71/2001/QĐ-TTg về

Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2001-2005, và xây dựng Đề án Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc, trong đó chú trọng các di sản văn

hóa quốc gia, di sản văn hóa đã được UNESCO xếp hạng. Chính phủ giao cho Bộ Văn hóa - Thơng tin đẩy nhanh tiến độ tổng điều tra di sản văn hóa, từng bước quy hoạch và xây dựng phương án bảo tồn, quản lý các di sản văn hóa. Tạo điều kiện và mơi trường thuận lợi để việc bảo vệ các di sản văn hóa trở thành hành động tự giác của các cấp, các ngành, các địa phương và mỗi người dân.

Tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa X ( 6/2001) đã thơng qua Luật Di sản văn hóa gồm 7 chương, 74 điều, trong đó khẳng định “Di sản văn hóa Việt

Nam là tài sản quí giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trị to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta”. So với Pháp lệnh 1984, Luật di sản văn hóa có nội dung rộng hơn, qui định rõ chức năng nhiệm vụ và quyền hạn, trách nhiệm của các cấp, các ngành đối với di sản văn hóa. Ngày 11/11/2002, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 92/ 2002/NĐ-CP qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa (xem phụ lục 7 ).

Ngày 17/6/2003 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 124/QĐ-TTg phê duyệt đề án Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số. Nội dung cơ bản là bảo tồn, kế thừa có chon lọc và phát huy những giá trị tinh hoa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, mở rộng mạng lưới thơng tin, xây dựng các thiết chế văn hóa ở các tỉnh miền núi. Thực hiện Đề án, Bộ Văn hóa- Thơng tin đẩy mạnh triển khai các dự án: Xây dựng

bản, ấp, buôn văn hóa; tăng cường hoạt động thơng tin tuyến biên giới, hải đảo; xây dựng các thiết chế thông tin cơ sở; sưu tầm, phổ biến các giá trị văn hóa- nghệ thuật các dân tộc thiểu số.

Quyết định 56/2005/QĐ-TTg ngày 23/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Qui hoạch tổng thể hệ thống bảo tàng, thư viện Việt Nam

đến năm 2020. Từng bước đầu tư xây dựng một số trung tâm, phịng thí

nghiệm bảo quản di sản với nhiều chất liệu khác nhau ở các tỉnh, thành phố lớn, các bảo tàng quốc gia (xem phụ lục 9,10).

Một phần của tài liệu Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo phát huy bản sắc văn hóa dân tộc từ năm 1996 đến năm 2006 (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w