DÂN TỘC DAO LÀ MỘT DÂN TỘC CÓ TRANG PHỤC

Một phần của tài liệu tìm hiểu các từ ngữ chỉ trang phục truyền thống của người dao đỏ (Trang 71 - 102)

THỐNG GẮN LIỀN VỚI THIÊN NHIÊN, VỚI NHŨNG CẢNH SẮC SINH ĐỘNG

Như chúng ta đã biết đồng bào Dao đại bộ phận là ở vùng cao, vùng sâu vùng xa các trung tâm kinh tế, xa các đô thị, thị trấn và xa ngay cả những địa điểm họp chợ phiên tại các vùng ở miền núi. Nhiều khi xuống chợ, ra thị trấn, thị xã phải đi bộ ba bốn ngày đường. Đường xa đi lại khó khăn, phương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tiện thiếu thốn, nên việc tham gia của họ vào mua bán, trao đổi hàng hoá rất hạn chế. Tuy vậy, ngày nay tại các phiên chợ và thị trấn ta cũng đã thấy có bán các sản phẩm của người Dao như: lương thực, thực phẩm, gia súc, gia cầm, các đồ dùng làm thổ cẩm, in thêu, khâu các trang phục, vải vóc...

Người Dao sinh sống chủ yếu về nông nghiệp, canh tác nương rẫy và ruộng nước.

Nương là một loại hình sản xuất nông nghiệp phổ biến của người Dao. Sau Cách mạng Tháng Tám người Dao vẫn coi việc canh tác nương là nghề sinh sống chủ yếu. Nhưng hiện nay phạm vi của nương đang dần dần bị thu hẹp lại. Trải qua quá trình làm nương lâu dài, những kinh nghiệm và thói quen dần dần trở thành truyền thống. Lịch sinh hoạt trong năm, bao gồm cả chu kì sản xuất cũng được ổn định. Nương của người Dao thường trồng lúa, ngô, đỗ tương, đậu, sắn, khoai...

Ruộng nước: Sau Cách mạng Tháng Tám, nhiều người Dao đã chuyển sang sinh sống bằng nông nghiệp ruộng nước. Ở người Dao xu hướng chuyển sang làm ruộng nước ngày càng rõ. Những năm gần đây với phong trào định canh định cư, các hoạt động nông nghiệp trên ruộng nước đã phổ biến ở người Dao. Lúc đầu đồng bào Dao khai phá những bãi đất hoang ở chân núi, ven các sông suối, trên các sườn núi, sườn đồi có thể dẫn nước tới thành những ruộng bậc thang. Lúc mới bắt đầu quy trình này họ vừa khai phá ruộng vừa làm nương, dần dần ruộng nước được mở rộng bằng cách tiếp tục khai phá, và ruộng nước lẫn át nương rẫy.

Vào tháng Giêng, đồng bào Dao ăn tết Nguyên Đán, nghỉ ngơi. Tiếp theo họ chọn ngày tốt làm lễ hạ điền. Tháng hai tiếp tục phát nương gieo trồng các loại ngô, khoai sắn, các loại râu, đỗ, dưa, bầu bí. Tháng ba họ vun xới ngô và các loại hoa màu khác, khi có mưa thì bắt đầu cày bừa và gieo mạ. Tháng tư công việc đồng áng đã bắt đầu nhộn nhịp, chủ yếu vẫn là cày bừa, đắp mương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phai, phát cỏ, be bờ, gánh phân... Tháng năm và tháng sáu, công việc lại càng bận rộn: cày bừa, gánh phân, nhổ mạ, cấy, đốt dọn nương, tra lúa, thu hoạch ngô, kê (nếu có), trồng các loại đỗ tương, đỗ xanh, đỗ trắng, khi lúa cao 20 – 30cm thì bắt đầu làm cỏ lúa nương. Tháng bảy và tháng tám công việc chủ yếu là làm cỏ, bón phân cho lúa ruộng, thu hoạch cá, thu hái lâm thổ sản, thu bông chàm... Tháng chín thang mười, đồng bào tất bật với việc gặt hái, thu hoạch các loại hoa màu và vẫn chú ý thu hoạch lâm thổ sản. Đến tháng mười một và tháng mười hai công việc nông gia tạm vãn, đồng bào lại bắt đầu bận rộn với các nghi lễ lớn như đám cưới, đám tang, cấp sắc, cúng Bàn Vương, tết nhảy, sửa sang nhà cũ làm nhà mới. Đây là thời gian nghỉ ngơi của đồng bào Dao. Trong thời gian này, các chị em phụ nữ người Dao rất nhộn nhịp trong việc cắt may và thêu thùa, các em nhỏ mới chín, mười tuổi đã tập khâu vá và thêu. Riêng thêu thì phải luyện tập nhiều mới thành thục, mới thêu được những bộ quần áo cưới đẹp. Quần áo cưới của ai người ấy tự thêu, hầu như không ai đi nhờ người khác thêu hộ bao giờ. Không phải khi sắp cưới, người ta mới dồn hết công sức vào thêu quần áo, mà thêu là công việc thường xuyên hàng ngày của phụ nữ. Họ tranh thủ mọi lúc công việc rảnh thì thêu thùa, lúc chăn trâu, trong giờ giải lao trên nương rẫy, luc nấu ăn, trước khi đi ngủ... nhưng công việc thêu thùa chủ yếu vào cuối năm vì công việc vãn hơn.

Đồng bào Dao có cách thêu rất độc đáo, khác với nhiều dân tộc khác. Người Dao không thêu theo mẫu vẽ sẵn trên vải, mà hoàn toàn dựa vào trí nhớ. Song đó không phải là thêu tuỳ tiện, mà muốn có được một tác phẩm thì các nghệ sĩ dân gian phải tưởng tượng rất nhiều, phải có cái nhìn khái quát, đồng thời cũng không thể không hình dung được những đường nét chi tiết nhất của toàn bộ tác phẩm của mình trước khi nó được thể hiện bằng đường nét, màu sắc cụ thể. Muốn vậy người nghệ sĩ phải cân nhắc tính toán rất cẩn thận, đếm từng mũi chỉ, đường kim sao cho bố cục cân đối, màu sắc hài hoà.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cái đó đã khó nhưng cách thêu lại càng khó, vì thêu ở mặt trái của vài hình mẫu lại nổi lên ở mặt phải. Như vậy chỉ nhầm lẫn một vài mũi kim cũng đủ làm cho hình thêu bị sai lệch.

Hoa văn trang trí trên trang phục của người Dao chủ yếu là thêu bằng chỉ màu, không những giàu về màu sắc mà còn phong phú về các mô típ mang tính biểu tượng trên sản phẩm.

Có thể thấy trang phục của ngươi Dao đều được khâu, in, thêu với nhiều kiểu loại hình khác nhau, rất đa dạng tùy theo loại sản phẩm. Chẳng hạn, áo thân trước được thêu hình cây (pèng đẻng), trên cùng của áo thêu hoạ tiết hình guồng nước tròn . Bên trên miếng vải ở áo hình vuông này mới thêu hoạ tiết trang trí hình cũi lợn (tung gô son). Thân sau dưới để là hai dải hoạ tiết hình chữ thập ngoặc kép và đơn, bên trên để là hai cụm hoa văn, mỗi cụm gồm ba họa tiết hình cây trên cây có chim đậu (nọ), cây ở giữa cao gần gấp đôi hai cây hai bên, với gấu áo đắp năm miếng vải hình vuông, đỏ - trắng - đỏ xen nhau. Bên trên băng vải màu có nhiều hoa văn trang trí hơn thân trước. Nếu tính từ dưới lên thì bắt đầu từ dải hoa văn chữ thập ngoặc kép, hình dấu nhân (X) và hình răng cưa (dầu nhà), hình guồng nước ( pèng lây), hình sao tám cánh (hấy), sao tám cánh vẫn là sao tám cánh nhưng có tên gọi khác là hình mặt trời (nhìa tỏi), hình con rồng (chù hùng), thậm chí còn có cả hình cây thông, hình lá cây... cách thêu và hình thêu còn phụ thuộc vào hoa tay mỗi người làm ra sản phẩm.

Một số hình trang trí thường gặp là:

- Ở túi áo nam được trang trí với hình thêu quả trám bằng chỉ trắng và hình mặt trời, hình guồng nước (pèng tẩy) và hình con chim ( nom nọ).

- Áo thầy cúng được trang trí với hình thêu sóng nước ngược trở lên và hình con rồng, hình mặt nguyệt (hà ông), mặt hồ phù và chữ thọ, dưới nữa là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Dây lưng thầy cúng còn được thêu hoa văn hình lìng pèng (bờ ruộng). - Mũ của thầy cúng nền mũ sơn đỏ, bốn mặt đều có hình vẽ mặt trước là hai mặt bên hình con gà trống (chày cóng), mặt sau hình lá sen (sen nòm)...

- Mũ đội hàng ngày (nỏ đót): Hai vòng mũ kết hợp với nhau tạo thành những cánh hoa, hoa cúc (pàng há). Cúc vòng tròn là một hình sao năm cánh

(há pa hấy), các ánh sao được chạm cành lá đối nhau.

- Xà cạp: được trang trí hình xương cá, hình móc câu, hình con chó

(zhú), hình con chim (nọ)...

Qua quan sát thực tế có thể thấy những trang phục kể trên chứng tỏ người Dao có óc thẩm mĩ khá tinh tế, độc đáo. Khi trang trí người Dao đã sử dụng màu sắc hài hoà, bố cục cân đối, sáng sủa với nhiều từ ngữ sắc sảo độc đáo với những hoa văn phong phú về mô típ. Những cách trang trí này được phụ nữ Dao dùng nhiều trong cắt may quần áo, mũ, túi xách..., cho họ và cho chồng con họ.

Như vậy ta thấy dân tộc Dao là một dân tộc gắn liền với thiên nhiên, với những cảnh sắc được thể hiện ở hoa văn trong bộ trang phục truyền thống của mình, với những kĩ thuật thêu, khâu, may rất cầu kì, công phu...

3.4. TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA NGƢỜI DAO PHÙ HỢP VỚI ĐỜI SỐNG LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP VẤT VẢ KHÓ KHĂN NHƢNG LẠC QUAN , YÊU ĐỜI

Đời sống kinh tế xã hội người Dao trước đây mang nặng tính khép kín, sản xuất tự cung tự cấp. Nguồn sống chính là trồng lúa và làm nghề rừng. Nghề phụ có chăn nuôi gia súc, làm thủ công như kéo sợi, dệt vải, đóng gỗ, làm nghề rèn, đồ trang sức...đặc biệt là kĩ thuật in hoa văn trên vải bằng sáp ong và nhuộm màu chàm là nét nổi trội, độc đáo của người Dao.

Trước đây người Dao sống du canh, du cư trong điều kiện thiên nhiên rất khắc nghiệt, đất đai luôn bị xói mòn, sâu chuột và thú rừng phá hoại mùa màng, nên thu hoạch thấp, đời sống rất khổ cực, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, con cái không được học hành...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong thời đại mới, đời sống kinh tế của người Dao được từng bước nâng lên rõ rệt. Đặc biệt từ khi Đảng ta thực hiện đường lối đổi mới, xoá bỏ nền kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp, thực hiện nền kinh tế thị trường, thì người Dao có sự vươn lên vượt khó, nhờ vậy đời sống kinh tế của họ dần ổn định hơn.

Các trang phục truyền thống của người Dao có từ rất lâu đời và đồng bào Dao rất tự hào về trang phục truyền thống của mình, có ý thức bảo tồn, lưu truyền trong đời sống cộng đồng. Trang phục truyền thống của dân tộc Dao có tác dụng tích cực đối với cuộc sống, lao động sinh hoạt của nhân dân. Người Dao đã sáng tạo ra những công cụ sản xuất phù hợp với hoàn cảnh của mình. Ví dụ, họ đã sáng tạo ra nghề nhuộm chàm cho vải, in hoa văn trên vải, chế tạo dao, gùi, túi...

Theo truyền thống người Dao bà con rất thích thêu thùa với nhiều thể loại khác nhau. Quần áo, xà cạp, khăn, dây lưng, túi, mũ, dao...tất cả đều được trang trí, in thêu các hoạ tiết hoa văn rất cầu kì, vừa là phù hợp với thị hiếu thẩm mĩ vừa thể hiện niềm vui sướng, vừa động viên nhau hăng hái lao động, sản xuất, khuyên răn mọi người làm điều tốt. Người Dao rất tự hào về những tác phẩm đó, những tác phẩm do chính mình làm ra cho gia đình và xã hội.

Người Dao là một dân tộc cần cù trong lao động, trung thực trong quan hệ với các thành viên trong cộng đồng, khi đã tin ai thì sống hết mình, làm hết mình. Khi đã bị lừa dối thì khó mà lấy lại được lòng tin của họ.

Ở đây điều ta muốn nhấn mạnh đến là trang phục của người Dao phù hợp với đời sống lao động nông nghiệp. Trong các trang phục của họ ta gắn vật dụng hàng ngày trong cuộc sống lao động, đó là: chung dụ (con dao), nom chui (cái gùi), nom bụa (cái túi), xị kiên (khăn), mủa (mũ)…

Trang phục của người Dao phù hợp với hoàn cảnh lao động sản xuất, được thể hiện ở nhiều vật dụng mang theo người nói trên:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Con dao (chung dụ) là dụng cụ dùng để băm, cắt, chặt. Có nhiều loại dao khác nhau tuỳ từng công việc cụ thể mà đồng bào sử dụng, như: dao bầu, dao dựa, dao quắm…Dao quắm được người Dao sử dụng chủ yếu là để phát nương, làm vườn, bởi dao quắm là loại dao to, lưỡi dài, mũi cong dùng được trong cả chặt những cây to. Dao bầu dùng để thái rau, củ, thái chuối…

- Cái gùi (nom zhui): Khi người Dao đi lên rừng hoặc làm nương, gùi là thứ cần thiết bởi thuận tiện cho việc đi lại lao động của mình, để đựng đồ, đựng ngô, đựng nước…Gùi của người Dao được lưu truyền từ đời này sang đời khác là thứ hết sức cần thiết và phù hợp với người làm nông nghiệp.

- Túi đeo (nom bụa): Túi được làm bằng vải nhuộm chàm, thường là để khoác hoặc đeo khi đi ra đồng, ra nương. Túi có rất nhiều công dụng, đựng được nhiều thứ đồ. Khi đồng bào lao động vất vả nặng nhọc, chiếc túi trên vai chai sạn lại mang đến vẻ rất lạc quan yêu đời và có gì đó như là bí mật.

- Khăn (xị kiên) thường hình vuông được làm bằng vải màu đen. Khi đi làm người Dao thường gấp hai góc vào nhau rồi vấn lên đầu, hoặc quàng vào cổ để lau mồ hôi, lau bụi...Nó cũng đồng thời để che má hồng, hoặc có khi để giấu nụ cười duyên.

- Quần áo (hầu,lui): Chỉ có đàn ông Dao mới mặc quần áo dân tộc của mình đi lao động, bởi áo nam vải dày, khi nắng mặc đỡ rát da thịt, hơn nữa còn rất gọn gàng, vải nhuộm chàm nên sạch, phù hợp với người lao động. Còn quần áo nữ thì dài, rộng nhiều mô típ trang trí cầu kỳ nên không phù hợp với nghề làm nông.

- Nón (lặp): làm bằng lá cọ, vành nón người ta lấy che uốn thành vòng tròn bé dần bé dần lên hình thành chiếc nón. Khi ra đồng, lên nương người phụ nữ Dao thường đội nón để che mưa, che năng...

Như đã nói ở trên ta thấy những từ ngữ chỉ trang phục truyền thống của người Dao được gắn liền với thiên nhiên, thậm chí mô phỏng thiên nhiên, được thể hiện qua hoa văn và màu săc. Chẳng hạn:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

-Hình “lá cây” biểu tượng cho bầu không khí thân thiện, môi trường trong lành đối với sự sống tồn tại và phát triển. Có thể điều này bắt nguồn từ tâm lí dân tộc Dao mong muốn có một cuộc sống xanh tốt như núi rừng, màu xanh đã gắn với cuộc sống của họ từ bao đời nay và họ thể hiện điều đó qua bộ trang phục của mình.

- “Hoa’’: Hoạ tiết của bộ trang phục truyền thống thường gắn liền với

hoa, ý muốn nói lên sự đâm chồi nẩy nở, cuộc sống phát triển, không chỉ trong mưu cầu tồn tại về vật chất mà còn được thể hiện trong tâm hồn, tình cảm, tình yêu lứa đôi..., đẹp đẽ và tỏa hương sắc, như hoa màu xuân.

Còn gặp trên trang phục củ người Dao có thêu hình sao năm cánh, tám cánh, biểu tượng cho niềm mơ ước vươn tới các vì sao và vẻ đẹp cao sang.

- Những con vật như “chó, gà” (zhú, zhay)...luôn gắn liền với cuộc sống thường ngày của người dân tộc Dao ở đây muốn nói lên một cuộc sống no ấm sung túc “chó đầy nhà, gà đầy chuồng”...

Bên cạnh những ý nghĩa nói trên, hoạ tiết không chỉ biểu tượng cho cuộc sống, gắn liền với cuộc sống của người Dao mà chúng còn tôn lên được màu sắc bắt mắt, làm cho họ lộng lẫy hơn, quyến rũ hơn trong bộ trang phục của mình đến các lễ hội, đám cưới...

Bộ trang phục ở đây không chỉ có các hình như nói trên mà còn có cả hình guồng nước (gầu vôm), là vật dụng gắn liền với cuộc sống dân tộc Dao, dẫn nguồn nước đến sinh hoạt trong gia đình, chăn nuôi, vào ruộng, tưới rau.. Đồng thời, có thể nó được lưu lại trên trang phục của dân tộc Dao còn để nhắc nhở con em thế hệ trẻ người Dao luôn nhớ tới nỗi vất vả lo toan của cha ông dân tộc mình, để cần cù chịu khó, có ý thức duy trì, bảo tồn, phát huy, sáng tạo của dân tộc Dao.

Như vậy ta thấy các từ ngữ chỉ trang phục truyền thống đã nói đến đời sống lao động nông nghiệp vất vả nhưng lạc quan yêu đời yêu cuộc sống, của người Dao Đỏ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu tìm hiểu các từ ngữ chỉ trang phục truyền thống của người dao đỏ (Trang 71 - 102)