Khái quát về tiếng Dao

Một phần của tài liệu tìm hiểu các từ ngữ chỉ trang phục truyền thống của người dao đỏ (Trang 30 - 33)

1.2.3.1. Tiếng Dao xét về mặt cội nguồn

Các nhà khoa học đã thống nhất xếp tiếng Dao vào chi Miền của ngữ hệ Hmông-Miền (còn gọi là “ngữ hệ Mèo-Dao”, gồm chi Hmông và chi Miền). Ở Việt Nam, các ngôn ngữ rất gần với tiếng Dao là: Hmông (Mèo) ; Na Mẻo ; Pà Thẻn.

Như vậy, xét về mặt cội nguồn, tiếng Dao thuộc một ngữ hệ không có nhiều thành viên lắm ở Việt Nam. Thực tế thì họ mới sang Việt Nam từ thế kỉ thứ XIII đến thế kỉ thứ XX, và những người bà con gần gũi với họ chủ yếu là ở bên kia biên giới (thuộc Trung Quốc). Xét về mặt cội nguồn, tiếng Dao cũng không gần gũi với tiếng Việt- tiếng phổ thông, một ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Nam Á ở Việt Nam.

1.2.3.2. Tiếng Dao xét về mặt loại hình

Tiếng Dao là một ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập. Nó mang một số đặc điểm của loại này như sau:

- Trong hoạt động ngôn ngữ, từ không biến đổi hình thái (không có hiện tượng hợp dạng). Chẳng hạn trong các câu:

Dia mái nhặn. (Tôi không ăn)

Bua chuồng tụ sâu. (Chúng ta cùng học bài)

Các từ: mái (không), nhặn (ăn), bua (chúng ta)...giữ nguyên hình thái của chúng như ở dạng trong từ điển.

- Các ý nghĩa ngữ pháp (về từ loại, số, giống, thời, sở hữu, quan hệ giữa các từ trong câu...) không phải thể hiện trong từ, mà bằng trật tự từ và các hư từ. Chẳng hạn trong các câu:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nìn đang chấu. ( Nó đang làm)

Dia búa mủa tụ sâu. (Tôi bảo em học bài)...

Có thể thấy một số biểu hiện:

a - Trật tự các từ trong các câu này nói chung không thể tùy tiện.

b - Để chỉ ý nghĩa thời điểm đang xảy ra hành động, trong các câu trên thấy có từ đang (đang); để chỉ ý nghĩa sở hữu có từ nhây (của). Đó là các hư từ. - Cũng như ở nhiều ngôn ngữ đơn lập thuộc loại điển hình (tiểu loại hình “trung” theo cách quan niệm của X.A Jakhontop), trong tiếng Dao cũng có một đơn vị có thể được gọi là “hình tiết”: vừa là hình vị, vừa là âm tiết. Đó là hiện tượng đã được gọi là “âm tiết tính” và đi kèm với nó là hàng loạt các đặc điểm khác có thể tìm thấy trong tiếng Dao: đầu âm tiết không có tổ hợp phụ âm; hệ thống âm cuối chỉ có sự đối lập giữa hai loạt âm “mũi” và “không mũi”; hệ thống thanh điệu tương đối phong phú (trong một số tài liệu, tiếng Dao Đỏ được xác nhận là có tới 6 thanh)...

- Trong tiếng Dao, không thấy có những dấu hiệu của phương thức phụ tố trong cấu tạo từ mới. Phương thức láy tương đối phát triển. Phương thức ghép rất thường gặp, và kết quả là các từ ghép theo mô hình đẳng lập và chính phụ.

1.2.3.3. Tiếng Dao xét về mặt ngôn ngữ học xã hội

Hiện nay, đến vùng người Dao sinh sống, có thể thấy tiếng Dao chủ yếu được dùng trong làng bản và trong gia đình. Tiếng Dao cũng xuất hiện trong một số hoạt động nói năng thuộc phạm vi gia đình: nói chuyện và hát, cầu cúng, tiếp khách, làm lụng, vui chơi...Ngoài phạm vi làng bản và gia đình, nói chung tiếng Dao ít vai trò làm phương tiện giao tiếp. Vị trí này dành cho tiếng Việt-tiếng phổ thông của các dân tộc, hoặc một ngôn ngữ nào đó của dân tộc có vị thế xã hội cao ở vùng đó: tiếng Tày, tiếng Nùng, hoặc tiếng Quan Hỏa (Trung Quốc).

Hiện nay tiếng Dao đã được sử dụng trên vô tuyến truyền hình VTV5. Đó là tiếng Dao Đỏ ở Tuyên Quang. Có thể coi tiếng Dao này là “chuẩn”, tuy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhiên người Dao ở các nhóm khác vẫn tiếp nhận không ít khó khăn, do sự khác biệt ngữ âm và từ vựng ở các nhóm Dao trên thực tế là không nhỏ. Ở các địa phương (Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang...), tiếng Dao cũng được sử dụng trên đài phát thanh và truyền hình địa phương.

Người Dao hiện nay chỉ có chữ Dao cổ truyền. Đó là chữ Nôm Dao, được xây dựng trên cơ sở chữ Hán dạng vuông, với ít nhiều thay đổi để vừa ghi ý lại vừa ghi âm. Chữ Dao này trước đây được sử dụng tương đối phổ biến ở tầng lớp trí thức, đã được dùng để ghi gia phả, sách cúng, các bài tào khấn, đặc biệt để ghi các truyện thơ của người Dao như: “Tam chiêm ca”, “Đô nƣơng truyện”, “Ba

giai cổ truyền”.... Nhà thơ người Dao là Bàn Tài Đoàn đã sáng tác nhiều bài thơ

bằng chữ này. Đa số người Dao hiện nay không biết chữ này. Một số người đã dùng chữ Quốc ngữ (chữ ghi âm từ dạng latinh vốn để ghi tiếng việt) để phiên âm tiếng Dao.

Hiện nay, cùng với nhiều nét văn hóa cổ truyền khác, tiếng Dao đang dần bị mai một, pha trộn. Không có chữ viết thuận tiện, tiếng Dao không có cơ hội hình thành ngôn ngữ văn học theo đúng nghĩa. Không được dạy và học dưới bất kì hình thức nào, tiếng Dao không có cơ hội truyền bá, chỉ được lưu giữ ở những người lớn tuổi, có khả năng biến mất ở lớp trẻ hiện nay. Đó là nỗi lo lắng của những người già dân tộc Dao cũng như tác giả luận văn này.

TIỂU KẾT

Trong Chƣơng 1 chúng tôi đã giới thiệu một cách khái quát về một số khái niệm có liên quan đến luận văn: từ, nghĩa, cụm từ, văn hóa..., cũng như giới thiệu về người Dao và phần nào về tiếng Dao.

Đây là những cơ sở lí thuyết quan trọng giúp cho việc tiến hành khảo sát và phân loại vốn từ ngữ chỉ trang phục truyền thống của dân tộc người Dao Đỏ. Từ đó đưa ra những nhận xét về các đặc điểm về các từ ngữ chỉ trang phục sẽ nói đến ở Chương 2 và 3 của luận văn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ NGỮ NGHĨA CỦA CÁC TỪ NGỮ

Một phần của tài liệu tìm hiểu các từ ngữ chỉ trang phục truyền thống của người dao đỏ (Trang 30 - 33)