CÁC LOẠI TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG VÀ CÁC CH

Một phần của tài liệu tìm hiểu các từ ngữ chỉ trang phục truyền thống của người dao đỏ (Trang 40 - 58)

TRANG PHỤC QUA CÁC TỪ NGỮ

2.4.1. Các từ ngữ chỉ áo

2.4.1.1. Áo nam mặc thƣờng ngày:

Để chỉ áo nam, trong tiếng Dao có các từ ngữ sau: miền kaảng lui ( áo nam); lùi bụa (túi áo); lùi bái (xẻ tà); lùi pủa (tay áo); lùi chía (gấu áo); lùi xin

(thân áo)...

Sau đây là các thông tin về áo nam của người Dao:

Áo của người đàn ông Dao được làm bằng vải nhuộm chàm có hai loại áo: lùi nắng (áo ngắn) lùi đáo (áo dài).

Áo ngắn được mặc thường xuyên hàng ngày. Áo dài giống kiểu của người Kinh, chỉ để mặc khi đi chơi xa, đi chợ phiên, đám cưới, đi lễ hội...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Áo năm thân giống của người Kinh trước đây (kiểu này cho đến nay rất ít người mặc). Áo, có cổ, cài khuy bên phải, có thêu ở trước ngực, dưới gấu và hai bên bả vai.

- Áo của người đàn ông Dao mặt theo kiểu Trung Hoa, cổ cao, nẹp ngực to, đính nhiều khuy, tết bằng vải hoặc bằng khuy đồng, tiếng Dao gọi là: lùi kháu tồng.

- Áo cánh giống như áo nông dân người Kinh (loại này hiện nay được dùng phổ biến nhất), tiếng Dao gọi là: miền kảng lui.

- Kiểu áo nữa đó là áo cổ truyền của đàn ông Dao, may theo kiểu cổ thấp, xẻ trước ngực, thân bên trái có đai thêm một cái nếp từ cổ áo xuống gần gấu. Nẹp thêu rất công phu, có người còn đính thêm nhiều mảnh bạc tròn hoặc sao tám cánh có đường kính khoảng 1,5cm, nẹp này dân tộc Dao gọi là

van kin”. Khung áo nhỏ bằng bạc hoặc đồng, cũng có thể bằng vải đan tết rồi

làm thành cúc móc vào nhau. Cửa tay áo đươc thêu chỉ màu. Sau lưng áo, giữa hai bả vai cũng được thêu các họa tiết mang ý nghĩa là “cái ấn của Bàn Vương”, tiếng Dao gọi là: zháo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cửa tay áo được thêu bằng chỉ màu, chỉ màu trắng, đỏ, xanh (hoặc không thêu), tiếng Dao gọi là: lùi muổi

Sau lưng áo và giữa hai bả vai cũng được thêu bằng nhiều chỉ màu khác nhau, thường được gọi là “cái ấn của Bàn Vương” (hoặc không thêu).

2.4.1.2 Áo thầy cúng mặc trong dịp đặc biệt

Để chỉ áo thầy cúng có các từ ngữ sau: sày ông lui (áo thầy cúng); sày

ông lùi bụa ( túi áo thầy cúng); sày ông lùi xin (thân áo thầy cúng); sày ông

lùikang ( cổ áo thầy cúng)...

Thầy cúng có từ bảy đèn trở lên mới có quần áo cúng và thường có ba bộ khác nhau. Không phải cúng bất kỳ ma nào cũng phải mặc quần áo cúng, mà thầy cúng chỉ mặc trong những dịp cúng cấp sắc, làm chay...Riêng khi cúng Bàn Vương thì thầy cúng còn phải mặc thêm một cái váy (bên ngoài quần dài) màu chàm, có thêu hoa văn trang trí ở dưới gấu.

Hoa văn trang trí trong áo thầy cúng thường là hình con rồng, chim, chó, con công, sư tử.... Nhiều bộ áo cúng truyền đời, cho đến nay vẫn được gìn giữ rất cẩn thận.

2.4.1.4. Áo phụ nữ

Để chỉ áo phụ nữ trong tiếng Dao có các từ ngữ sau: lùi (áo); lùi đáo (áo

dài); lùi páy (áobé); lùi hô (áo to); lùi bái (ao xẻ tà)...

Sau đây là thông tin về áo phụ nữ người Dao:

- Áo của phụ nữ Dao làm bằng vải màu đen hoặc vải nhuộm chàm, phụ nữ Dao chỉ có áo dài không có áo ngắn và các loại áo khác nhau, áo mặc ngày thường cũng như ngày lễ đều cùng một kiểu loại chỉ khác là vải mới thêu đẹp hơn. Kiểu áo phổ biến là áo không có cổ rời mà cổ áo liền với nẹp ngực thêu rất đẹp và hai bên đính thêm nhiều núm bông hay len đỏ to bằng quả trứng gà hoặc bằng bông hoa cúc... Cổ áo phía sau gáy còn được đính nhiều chuỗi hạt thuỷ tinh màu và có tua, hoa văn trang trí bằng chỉ màu. Hoa văn chính là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hình thoi, các đường thẳng song song, hình răng cưa, gấu áo của hai thân trước có thêu hoa, chủ yếu là hoa văn kỷ hà hoặc hình cây thông. Thân sau cũng được thêm nhiều ở giữa hai bả vai có thêu “cái ấn của Bàn Vương”. Vạt áo trước và sau đều được may hai lớp, lớp ngoài ngắn, lớp trong dài, trông như hai áo lồng vào nhau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Áo mặc trong dịp đặc biệt: áo cô dâu.

Để chỉ áo cô dâu, trong tiếng Dao có các từ ngữ sau: sằng nham lui

( áo cô dâu); sằng nham lùi đáo (áo dài cô dâu)...

Áo cô dâu cũng như áo kể trên chỉ khác là khi đi làm dâu, cô dâu phải mặc áo mới hoàn toàn, tự khâu lấy, được trang trí cầu kì và đẹp hơn.

Áo cô dâu

2.4.1.5. Các từ ngữ chỉ bộ phận của áo:

lùi bụa (túi áo; lùi pủa (tay áo); lùi tàu (bả vai áo); lùi kaang (cổ áo); lùi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua khảo sát, có thể hình dung các từ ngữ chỉ bộ phận của áo được liệt kê trong bảng sau:

TT Tiếng Dao Nghĩa từng yếu tố Tiếng Việt

1 chù hùng con - rồng trang trí hình con rồng

2 đìa pó páy vải - nối - bé vải nối to

3 dụ miên trước - mặt trước mặt

4 ghì hính đằng - sau mặt sau áo

5 gìng gâu núm - bông núm bông

6 i dấm hai - lớp hai lớp

7 i mèng gìng gâu hai - bên - núm - bông hai bên núm bông

8 lui lui áo

9 lùi bụa áo - túi túi áo

10 lùi bủa hô áo - tay - to tay áo to

11 lùi bủa pháy áo - tay - bé tay áo nhỏ

12 lùi chía áo - gấu gấu áo (vạt áo)

13 lùi chía bái áo - gấu - rách gấu áo sẻ

14 lùi chía sằm áo - gấu - nối nẹp gấu áo

15 lùi có áo - góc cóc áo

16 lùi đáo áo - dài áo dài

17 lùi đáo pủa áo - dài - tay áo dài tay

18 lùi đáo pủa tàu áo - dài - tay bả vai của áo dài

19 lùi kaang áy áo - cổ - thấp cổ áo thấp

20 lùi kaang cắp xin áo - cổ - nối - thân cổ áo liền thân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

21 lùi kaang hăng áo - cổ - cao cổ áo cao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

23 lùi kháu đia áo - cúc - vải cúc làm bằng vải

24 lùi kháu khoăn áo- cúc - móc cúc móc

25 lùi kháu nhàn pẹ áo cúc - tiền - bạc cúc bằng bạc

26 lùi kháu zhí áo - cúc - dệt cúc dệt bằng chỉ

27 lùi muối áo - ống măng séc

28 lùi muối sằm áo - tay - nối nẹp tay áo

29 lùi nắng áo - ngắn áo ngắn

30 lùi pủa áo - tay tay áo

31 lùi ton áo - bé áo con

32 lùi xin áo - thân thân áo

33 lùi xin hô áo - thân - to thân áo to

34 lùi xin páy áo - thân thân áo nhỏ

35 nhủa đáo trong - dài trong dài

36 nhủa nằng ngoài - ngắn ngoài ngắn

37 nom nọ con - chim trang trí hình con chim

38 pùa bái tay - rách cửa tay

39 sằng nham lui mới - dâu - áo áo cô dâu

40 sằng nham lùi đáo mới - dâu - áo - dài áo dài cô dâu

41 sày ông lui thầy - già - áo áo thày cúng

42 sày ông lùi đáo thầy - già – áo - dài áo dài của thầy cúng

43 sày ông lùi đáo thầy - già - áo - dài áo ngắn của thầy cúng

44 tàu zhấp con - hổ Con hổ

45 zhuay ton lui em - bé - áo áo trẻ em

46 zhuay ton lùi zhua em - bé - áo - nắng áo trẻ con mùa hè

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.4.2. Các từ ngữ chỉ quần 2.4.2.1. Quần nam

Để chỉ quần của nam, trong tiếng Dao có các từ ngữ sau: miền kaảng hấu

(quần nam); hầu bụa (túi quần); hầu tàu (cạp quần); hầu cháu (ống quần); (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hầu xin (thân quần); hầu hoóng (đũng quần)...

Sau đây là các thông tin về quần nam của người Dao:

Quần nam của người lớn chỉ có một kiểu được may bằng vải màu đen hoặc vải nhuộm chàm, cắt theo kiểu chân què, cạp lá toạ, nhuộm màu chàm hoặc để trắng tuỳ theo sở thích của mỗi người. Quần ống rất rộng, mỗi ống tầm 35 - 40cm. Chẳng hạn sau đây là hình ảnh một kiểu quần nam người Dao:

Một kiểu quần nam người Dao

Quần như vậy hiện nay ít người mặc, nhất là thanh niên. Họ thay loại quần này bằng quần âu.

Quần trẻ em nam: cũng tương tự như quần người lớn chỉ khác là ống quần hẹp hơn, dạng quần âu, cạp luồn chun…

Quần thầy cúng: cắt tương tự như quần nam nói trên, nhưng ống quần lưng lửng, đũng dài hơn…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.4.2.2. Quần nữ.

Để chỉ quần của phụ nữ, trong tiếng Dao có các từ ngữ sau: miền xía hấu (quần nữ); hấu hang (dây quần); hấu hóng (đũng quần); hấu miên (thân trước); hầu cháu

(ống quần)...

Sau đây là các thông tin về quần của phụ nữ người Dao:

Quần của phụ nữ Dao cũng được cắt bằng vải màu đen hoặc vải nhuộm chàm. Có ba kiểu quần khác nhau:

- Kiểu chân què: ống tương đối hẹp và có thêu các hình trang trí ở dưới gấu quần, hoặc là không thêu (theo sở thích), tiếng Dao gọi là: hầu ta.

- Kiểu cắt tương tự như kiểu chân què nhưng độ doãng của quần khá rộng bằng 1200, tiếng Dao gọi là: hầu thụng.

- Kiểu dưới đũng là một miếng vải hình sáu cạnh, độ doãng của quần rất lớn bằng 1800, tiếng Dao gọi là: hầu pó.

Kiểu quần chân què là thông dụng và được sử dụng nhiều, gấu thêu rất đẹp hình sóng nước, hoa lá, mặt nguyệt, sao…

2.4.2.3. Các từ ngữ chỉ bộ phận của quần được liệt kê trong bảng sau:

TT Tiếng Dao Nghĩa từng yếu tố Tiếng Việt

1 hầu quần quần

2 hầu bụa quần - túi túi quần

3 hầu cháu quần - chân ống quần

4 hầu cháu ho quần - chân - to ống quần to

5 hầu cháu pháy quần - chân - bé ống quần nhỏ

6 hầu cháu pó quần - chân - nối ống quần nối

7 hầu cháu sung quần - chân - thẳng ống quần thẳng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

9 hầu hoóng quần - đũng đũng quần

10 hầu miên quần - mặt mặt trước quần

11 hầu tàu quần - trên cạp quần (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

12 hấu tàu díp quần - trên - gấp cạp quần gấp

13 hầu xin quần - thân thân quần

14 lùi hầu áo - quần áo quần

15 piều lám quả - trám hình quả trám

16 sùng chạ đường - thẳng đường thẳng

17 xúi chỉ chỉ

18 xúi chía chỉ - đen chỉ đen

19 xúi meng chỉ - xanh chỉ xanh

20 xúi pẹ chỉ - trắng chỉ trắng

21 xúi xí... chỉ - đỏ chỉ đỏ

2.4.3. Các từ ngữ chỉ khăn 2.4.3.1. Khăn đội đầu

Để chỉ khăn đội đầu, trong tiếng Dao có các từ ngữ sau: gòng bó (khăn đội đầu); còng bó có (góc của khăn)...

Sau đây là các thông tin về khăn đội đầu của người Dao:

- Khăn được làm bằng vải thường màu đen hoặc chàm, có hình vuông... - Được sử dụng đối vơi ngươi trẻ tuổi, khi đi làm trên nương rẫy hoặc những công việc khác, với công dụng là để lau mồ hôi, hoặc đội (buộc) lên đầu tránh ánh nắng chói vào. Sử dụng khăn kiểu này chỉ có ở phụ nữ Dao mới sử dụng.

- Được sử dụng đối với các cụ già: đội lên đầu tạo nên lớp ngoài “ván đội đầu”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Với người Dao, khăn này thường là tự cắt may, không có hoa văn trang trí, chỉ là một màu đen.

Cho đến nay, khăn này đối với mỗi phụ nữ Dao vẫn không thể thiếu khi đi ra ngoài.

2.4.3.2. Ván đội đầu

Để chỉ ván đội đầu, trong tiếng Dao có các từ ngữ sau: gòng queng (vấn quanh); gòng dển (vấn quấn)...

Sau đây là các thông tin về ván đội đầu của người Dao:

Ván được làm bằng vải màu đen cuốn nhiều lớp vào nhau rồi lấy dây cuốn vòng quanh cho đến khi nào thật chặt và cứng, tạo thành một cái ván đội đầu rồi cuốn vào với tóc. Ván đội đầu này không có hoa văn trang trí, đối tượng sử dụng chỉ dành cho các cụ già là nữ, cho đến nay vẫn được lưu truyền và giữ gìn. Công dụng của nó là để cho các cụ già đội, nhằm tôn vinh họ.

2.4.3.3. Khăn mặt

Để chi khăn mặt, trong tiếng Dao có các từ ngữ sau: xị kiên (khăn mặt); xị

kiên đia (vải khăn mặt)...

Sau đây là các thông tin về khăn mặt của người Dao:

Ngày xưa người Dao thường cắt một miếng vải hình chữ nhật hoặc hình vuông để rửa mặt, và thường cầm theo để lau mồ hôi. Nó được gọi chung là “khăn mặt”.

d. Mù xoa

Để chỉ khăn tay, trong tiếng Dao có các từ ngữ sau: mù xoa (khăn tay);

mù xoa có (góc của khăn); mù xoa đia (khăn bằng vải)... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau đây là các thông tin về khăn tay:

Cũng gần giống như khăn rửa mặt nhưng với kích cỡ nhỏ hơn, vải cũng

mỏng hơn, để đút được vào túi áo hoặc túi quần khi đi làm việc ra mồ hôi thì lau. Khăn này nếu người nào muốn làm đẹp thì thường thêu các hình hoa lá trong khăn có thể để các đôi trai gái tặng nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.4.3.5. Sau đây là các từ ngữ chỉ các loại và bộ phận của khăn:

TT Tiếng Dao Nghĩa từng yếu tố Tiếng Việt

1 còng boó đầu - trùm khăn đội đầu

2 còng boó díp nhỉa đầu - khăn - gấp - ngoài nẹp xung quanh ngoài

3 goòng quoeng đầu - quanh khăn vấn đầu

4 goòng quoeng dển đầu - khăn - cuốn vấn xung quanh đầu

5 goòng quoeng pó pây đầu - quanh - chùm - tóc khăn vấn nối với tóc

6 hang dển pây dây - cuốn - tóc dây để cuốn tóc

7 mài nòm có - lá thêu hình lá cây

8 mài paàng có - hoa thêu hình hoa

9 mài pây nom có có - bốn - cái - góc khăn bốn góc

10 mù xoa khăn - thơm khăn tay

11 mù xoa cằn lùn khăn - thơm - tự - khâu khăn tự khâu lấy

12 mù xoa cằn zhí khăn - thơm - tự - dệt khăn tự thêu các hình

trang trí trong đó

13 xị kiên khăn - mặt khăn

14 xị kiên dáo miên khăn - mặt - dài khăn rửa mặt

15 xị kiên đia khăn - mặt - vải khăn bằng vải

2.4.4. Các từ ngữ chỉ vòng, khuyên, nhẫn, răng, cặp tóc 2.4.4.1. Vòng cổ

Để chỉ vòng cổ trong tiếng Dao có các từ ngữ sau: zhầm vàn kaang

(vòng cổ); zhầm vàn nhàn pẹ (vòng cổ bằng bạc)... Sau đây là các thông tin về vòng cổ của người Dao:

Vòng đeo cổ có nhiều cỡ to nhỏ khác nhau, được làm bằng bạc hoặc nhôm, có màu trắng kiểu dáng là hình tròn với nhiều kiểu loại trang trí khác nhau, có thể thêm một lớp xoắn xung quanh vòng hoặc để trơn. Vòng này chỉ có phụ nữ khi đi làm dâu mới sử dụng, đeo càng nhiều vòng thì càng thể hiện được sự phú quý và sang trọng của cô dâu. Nay vẫn được lưu truyền và sử dụng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu tìm hiểu các từ ngữ chỉ trang phục truyền thống của người dao đỏ (Trang 40 - 58)