Khái quát về người Dao

Một phần của tài liệu tìm hiểu các từ ngữ chỉ trang phục truyền thống của người dao đỏ (Trang 26 - 27)

Theo thống kê năm 2009, dân tộc Dao có 751 067 người. Người Dao, ngoài tên tự gọi (là “Dao”), còn tự gọi mình là Kiềm Miền hoặc Kiềm Mùn - có nghĩa là “người rừng”. Đôi khi ở Việt Nam, dân tộc này còn được gọi là “Mán”. Ngoài ra, người Dao còn được gọi theo đặc điểm các nhóm: Dao Đỏ, Dao Cóc Ngáng, Dao Sừng, Dao Thao, Dao Dụ Láy, (Quế Lâm), Dao Đại Bản, Dao Quần Chẹt, Dao Sơn Đầu, Dao Tam Bảo, Dao Nga Hoàng, Dao Lô Giang, Dao Thanh Phán, Dao Thảnh Bản, Dao Đội Ván, Dao Cóc Mùn, Dao Đeo Tiền, Dao Tiền, Dao Quần Trắng, Dao Họ, Dao Thanh Y, Dao Ban Y, Dao Bàn, Dao

Tuyển, Dao Áo Dài, Dao Binh Đầu (ở Bắc Kạn còn gọi là Làn Tiển...)

Dân tộc Dao cũng như nhiều dân tộc thiểu số khác chủ yếu cư trú trên địa bàn miền núi, giáp biên giới, một địa bàn chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị quốc phòng, an ninh, môi trường sinh thái. Họ tập trung ở vùng biên giới Việt – Trung, Việt – Lào và một số tỉnh trung du miền núi và ven biển miền Bắc, chẳng hạn: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu...

Đường biên giới đất liền của nước ta dài khoảng 4.667 km cư trú sát đường biên, chủ yếu là nơi cư trú đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có người Dao. Đây là vùng áp sát cửa ngõ, có các cửa khẩu thông thương với các nước láng giềng. Thực tế đó phản ánh tính chất quan trọng chiến lược của địa bàn trong sự hiện diện thường xuyên của đồng bào Dao và các dân tộc thiểu số khác trên khu vực biên giới của Tổ quốc.

Miền núi của nước ta thời nào cũng có vị trí hết sức quan trọng trong kinh tế, quốc phòng an ninh và đối ngoại, là căn cứ địa chống xâm lược, giải phóng và bảo vệ đất nước. Từ xưa đến nay, biên giới bao giờ cũng được coi là cửa ngõ của đất nước và đó cũng chính là nơi cư trú trong lịch sử cũng như hiện nay của người Dao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ở Việt Nam, người Dao Đỏ còn có tên là Dao Cóc Ngáng, Dao Sừng,

Dao Dụ Lạy, Dao Đại Bản. Theo sổ sách và lời kể, người Dao Đỏ đến Việt

Nam từ hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây (Trung Quốc) vào khoảng thế kỉ XVIII. Riêng người Dao Đỏ ở Lào Cai là đến từ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Cũng như nhiều nhóm Dao khác, người Dao Đỏ đến Việt Nam tự cố kết lại thành nhóm (nhóm Dao Đỏ), chủ yếu dựa vào sự tương đồng về ngôn ngữ và các đặc điểm văn hóa khác trong đó có trang phục của họ.

Dân tộc Dao ở nước ta có nguồn gốc lịch sử, phong tục tập quán, bản sắc văn hoá riêng, góp phần làm cho vốn văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam thêm phong phú và đa dạng. Dân tộc Dao cũng như các dân tộc khác đã cùng chung sống lâu đời trên một đất nước có truyền thống yêu nước, đoàn kết giúp đỡ nhau chinh phục thiên nhiên, chống ngoại xâm, xây dựng đất nước, xây dựng một xã hội trong quá trình lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Một phần của tài liệu tìm hiểu các từ ngữ chỉ trang phục truyền thống của người dao đỏ (Trang 26 - 27)