NHÓM XÃ HỘI, THỂ HIỆN QUA TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG
Như chúng ta đã biết dân tộc Dao là một dân tộc rất cầu kì, đa dạng, phong phú trong các trang phục của mình, và điều đặc biệt là trang phục của họ được phân biệt theo các nhóm xã hội khác nhau. Mỗi nhóm có trang phục truyền thống khác nhau chẳng hạn như trang phục nữ khác với trang phục nam. Không những thế, trang phục của mỗi nhóm Dao (Dao Thanh Y, Dao
Làn Tẻn, Dao Quần Chẹt...) lại có những đặc điểm riêng so với các nhóm
khác, đồng thời ở mỗi nhóm lại có sự phân biệt trong trang phục của nam và của nữ, làm cho trang phục của phụ nữ Dao thêm phong phú về kiểu loại cũng như về hình thức trang trí. Nhìn chung, trang phục nữ người Dao còn giữ được nhiều màu sắc cổ truyền Và như vậy, lẽ dĩ nhiên các từ ngữ chỉ trang phục của nữ phải nhiều hơn nam giới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
STT SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÁC NHÓM DAO
1
Phụ nữ Dao Đỏ để tóc dài vấn quanh đầu, đội khăn bằng vải hoặc nỉ đỏ, khăn có đính nhiều tua, núm bông (len) đỏ, có người còn đính thêm những cái nhạc nhỏ bằng bạc. Khăn được gấp lên đầu làm thành hai góc nhọn chia ra phía hai thái dương.
Phụ nữ Dao Đỏ không có áo ngắn mà chỉ có áo dài màu chàm mặc ngang ống chân, cổ áo liền nẹp ngực thêu rất đẹp và đính thêm nhiều núm bông hay len đỏ. Người Dao Đỏ ưa màu đỏ
2
Phụ nữ Dao Quần Chẹt thì cắt tóc ngắn, chải sáp ong đội khăn dài màu chàm, cách đội giống người Dao Đỏ nhưng cũng có người vấn khăn thành hình cái sừng tròn trên đỉnh đầu hơi nghiêng về bên phải hoặc về bên trái.
3
Phụ nữ Dao Tiền dùng rất nhiều đồ trang sức bằng bạc, có người đeo tới 10 – 12 cái nhẫn, trừ 2 ngón tay cái, còn các ngón khác đều có nhẫn, có ngón đeo tới 2,3 cái, nhiều chị em đeo tới hàng chục cái vòng cổ
4
Phụ nữ Dao Làn Tiển để tóc dài búi sau gáy, những người đã cao tuổi thường đội khăn vuông màu đen viền mép bằng vải đỏ, những người ít tuổi thường đội mũ dệt hình cái đĩa có đường kính khoảng 12cm - 15cm, mũ làm bằng tóc rối, trên đỉnh có gắn một ngôi sao bạc, xung quanh vành mũ cài nhiều mảnh bạc nhỏ hình tròn, cái nọ nhếch lên cái kia làm thành một vành bằng bạc. Nay hiếm bạc người ta thay thế những mảnh bạc này bằng mảnh trúc. Mũ được giữ chắc trên đầu là nhờ có hai cái trâm bằng xương xuyên vào tóc.
Về trang phục nam: Khoảng năm, sáu mươi năm về trước, đàn ông Dao đều để tóc dài búi sau gáy hoặc để một chỏm tóc dài
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
trên đỉnh đầu, xung quanh đầu cạo nhẵn, đến nay đại bộ phận đã cắt ngắn như người Kinh. Họ ít để đầu trần mà vấn khăn theo kiểu “đầu rìu” bằng bốn vuông vải màu chàm hoặc vấn lên đầu nhiều vòng bằng một cái khăn dài khoảng hai sải tay.
Quần áo của người đàn ông ở các nhóm đều gần giống nhau, có ha i loại áo, áo ngắn (gần giống của người Kinh) và áo dài.
Ngược lại quần áo của người đàn ông ở các nhóm đều gần giống nhau, có hai loại áo, áo ngắn (gần giống của người Kinh) và áo dài.
Đến nay quần áo truyền thống của đàn ông người Dao ngày xưa như thế nào ít ai còn nhớ được. Chỉ biết ngày nay, họ đã ăn vận giống như người Kinh. Riêng thầy cúng trong khi hành lễ, vẫn phải mặc thêm áo dài màu đỏ không trang trí hoa văn.
Hơn thế nữa, người Dao còn có sự phân biệt tầng lớp xã hội thể hiện trong truyền thống của mình. Chẳng hạn, vẫn bộ quần áo đó nhưng nếu người mặc có nghề nghiệp, địa vị trong xã hội, thì họ sẽ trang trí cho bộ quần áo đó nổi bật hơn, phong phú hơn, cầu kì hơn, khi mặc nó đeo thêm thật nhiều đồ trang sức bằng bạc, thể hiện được sự sang trọng, quý phái. Nhiều người đã thoát ly khỏi bản làng Dao nhưng vẫn giữ được nét văn hoá của dân tộc mình, điều đó thật đáng quý.
Tất nhiên, khi nười mặc chú ý tới cách ăn mặc như vậy, họ cũng đồng thời không quên đi các từ ngữ chỉ trang phục truyền thống của dân tộc mình.