Tiểu kết chƣơng 1

Một phần của tài liệu Các diễm tố được biểu hiện bằng vị từ và cụm chủ vị trong tiếng việt hiện đại (Trang 40 - 41)

7. Bố cục của luận văn

1.5.Tiểu kết chƣơng 1

Chương 1 trình bày ba vấn đề chính: vị từ; cụm chủ - vị; lý thuyết kết trị (khái niệm diễn tố chu tố, các kiểu diễn tố được thể hiện bằng vị từ, cụm chủ - vị). Vị từ là một trong số những từ loại cơ bản của ngôn ngữ. Nó thường là hạt nhân ngữ pháp và ngữ nghĩa của cả câu. Vị từ bao gồm hai nhóm là động từ và tính từ.

Cụm chủ - vị được hiểu theo hai quan niệm : quan niệm truyền thống coi cụm chủ vị là cấu trúc phụ thuộc qua lại giữa hai trung tâm (hai đỉnh) và quan niệm cho đây là một kiểu cấu trúc chính phụ có vị ngữ là trung tâm (hạt nhân). Luận văn theo quan niệm thứ hai.

Kết trị được hiểu là thuộc tính kết hợp cú pháp của từ. Đó là khả năng của các thực từ tạo ra xung quanh mình các vị trí mở cần hoặc có thể làm đầy bởi các thực từ khác (kết trị chủ động) hoặc đó là khả năng của các thực từ làm đầy các vị trí mở được tạo ra bởi các thực từ khác (kết trị bị động). Kết trị của động từ được chia thành các kiểu: kết trị nội dung và kết trị hình thức; kết trị bắt buộc và kết trị tự do.

Các diễn tố trong đó có các diễn tố được biểu hiện bằng vị từ, cụm chủ vị trong tiếng Việt gồm : diễn tố chủ thể và diễn tố đối thể. Việc phân tích và miêu tả hai kiểu diễn tố này có một ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu kết trị của động từ. Vì đặc điểm ý nghĩa và hình thức của các diễn tố trong đó có các diễn tố được biểu hiện bằng vị từ và cụm chủ vị gắn chặt với ý nghĩa từ vựng - ngữ pháp của động từ nên việc miêu tả chúng cho phép phát hiện những thuộc tính cú pháp bản chất nhất của động từ, các diện đối lập cơ bản giữa các phạm trù từ vựng - ngữ pháp của động từ chi phối chúng.

Chƣơng 2

DIỄN TỐ CHỦ THỂ ĐƢỢC BIỂU HIỆN BẰNG VỊ TỪ VÀ CỤM CHỦ - VỊ

Một phần của tài liệu Các diễm tố được biểu hiện bằng vị từ và cụm chủ vị trong tiếng việt hiện đại (Trang 40 - 41)