0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Khái niệm kết trị và các kiểu kết trị

Một phần của tài liệu CÁC DIỄM TỐ ĐƯỢC BIỂU HIỆN BẰNG VỊ TỪ VÀ CỤM CHỦ VỊ TRONG TIẾNG VIỆT HIỆN ĐẠI (Trang 36 -40 )

7. Bố cục của luận văn

1.3.3. Khái niệm kết trị và các kiểu kết trị

1.3.3.1. Khái niệm kết trị của động từ

Kết trị của động từ, theo cách hiểu hẹp, thường được hiểu là thuộc tính kết hợp cú pháp bắt buộc của động từ, tức là khả năng của động từ kết hợp vào mình các thành tố bắt buộc của câu (chủ ngữ và bổ ngữ truyền thống). Theo cách hiểu rộng thì kết trị của động từ là toàn bộ thuộc tính kết hợp cú pháp của động từ (gồm cả khả năng kết hợp bắt buộc lẫn tự do).

1.3.3.2. Các kiểu kết trị

a/ Kết trị nội dung và kết trị hình thức

- Kết trị nội dung

Kết trị nội dung là sự kết hợp về mặt ngữ nghĩa giữa từ mang kết trị và các diễn tố, chu tố. Kết trị nội dung thường được xác định theo đặc điểm về ý nghĩa cú pháp (các kiểu nghĩa như chủ thể, đối thể, công cụ, nguyên nhân..). của các diễn tố và chu tố và gắn chặt với ý nghĩa của từ mang kết trị. Vì kết trị nội dung gắn chặt với với nghĩa của từ nên sự thay đổi về ý nghĩa của từ luôn kéo theo sự thay đổi kết trị nội dung của nó.

Chẳng hạn, động từ “chạy” trong tiếng Việt vốn có ý nghĩa nội hướng và khi được dùng với nghĩa vốn có của mình, “chạy” không thể có kết trị đối thể (Thí dụ: Nó đang chạy trên đường). Nhưng khi được dùng với nghĩa ngoại hướng, “chạy” hoàn toàn có thể có các kết trị đối thể như các động từ ngoại hướng khác (Thí dụ: Nó chạy thóc vào nhà).

- Kết trị hình thức

Kết trị hình thức của từ là mối quan hệ (sự kết hợp) về hình thức giữa từ mang kết trị và các diễn tố và chu tố. Khác với kết trị nội dung chỉ gắn với mặt nghĩa của từ, kết trị hình thức gắn với hình thức ngữ pháp của từ. Sự đối lập giữa kết trị nội dung và kết trị hình thức được bộc lộ rõ rệt trong ngôn ngữ biến hình. Chẳng hạn, trong tiếng Nga, hình thức động từ “chitaju” về mặt kết trị nội dung, đòi hỏi hai diễn tố bắt buộc là chủ thể và đối thể hành động. Nhưng khi xác định các yếu tố làm đầy các vị trí bên hình thức của động từ này, không thể chỉ chú ý đến ý nghĩa từ vựng – ngữ pháp của từ. Chỉ có thể nói: “Ja chitaju knigu” chứ không thể nói: “On chitaju kniga”. Cấu trúc sau sở dĩ không chấp nhận được là vì giữa các từ không có sự phù hợp về hình thức ngữ pháp, tức là thiếu kết trị hình thức.

b/ Kết trị bắt buộc và kết trị tự do

- Kết trị bắt buộc

Kết trị bắt buộc là khả năng của động từ loại tạo ra xung quanh mình các vị trí mở cần làm đầy bởi các diễn tố.

Đặc điểm của diễn tố là:

Về nghĩa: Nghĩa của các diễn tố phụ thuộc chặt chẽ vào nghĩa của động từ. Chẳng hạn, trong cấu trúc “Nam đọc sách ở thư viện”, nghĩa chủ thể và đối thể hoạt động của các diễn tố “Nam” và “sách” chỉ được xác định trong mối quan hệ với nghĩa của động từ “đọc”.

Về vai trò đối với việc tổ chức cấu trúc, các diễn tố quan trọng hơn hẳn

chu tố. Sự xuất hiện của các diễn tố là do nghĩa của động từ đòi hỏi. Việc lược bỏ diễn tố chỉ cho phép trong điều kiện ngữ cảnh hoặc tình huống nói năng nhất định. Về mặt phân bố (vị trí), diễn tố vì gắn với động từ chặt chẽ hơn nên thường đứng sát động từ.

- Kết trị tự do

Kết trị tự do là khả năng của các từ loại tạo ra xung quanh mình các vị trí mở cần làm đầy bởi các chu tố.

Đặc điểm của chu tố là:

Về nghĩa: Chu tố độc lập tương đối với động từ. Như thí dụ ở trên, trong cấu trúc “Nam đọc sách ở thư viện” thì nghĩa vị trí của chu tố “ở thư viện” có thể được xác định một cách độc lập với nghĩa nghĩa của động từ “đọc”.

Về vai trò đối với việc tổ chức cấu trúc, các chu tố không quan

trọng bằng các diễn tố. Sự xuất hiện của các chu tố chỉ phản ánh khả năng của động từ được xác định rõ thêm về nghĩa và phụ thuộc chủ yếu vào mục đích giao tiếp.

Về mặt phân bố (vị trí), chu tố thường không gắn chặt chẽ với động từ

như diễn tố và nếu sau động từ xuất hiện cả diễn tố lẫn chu tố thì chu tố thường đứng sau diễn tố, tức là đứng xa động từ hạt nhân hơn.

1.4. Các kiểu diễn tố đƣợc biểu hiện bằng vị từ, cụm chủ vị và việc miêu tả chúng

Diễn tố theo cách hiểu trên đây là các thành tố cú pháp bắt buộc của động từ. Theo đặc điểm cấu tạo, các diễn tố được chia thành : diễn tố được biểu hiện bằng danh từ (nhóm danh từ) và diễn tố được biểu hiện bằng vị từ và cụm chủ vị. Kiểu diễn tố được biểu hiện bằng vị từ, cụm chủ vị chính là đối tượng nghiên cứu của luận văn này.

Sở dĩ kiểu diễn tố được biểu hiện bằng vị từ và cụm chủ vị được xếp vào một loại (đối lập với kiểu diễn tố được biểu hiện bằng danh từ) vì chúng có đặc điểm rất gần nhau : kiểu diễn tố là cụm chủ vị, về thực chất chính là sự mở rộng, phát triển của kiểu diễn tố được biểu hiện bằng vị từ. So sánh :

(1a) Chúng tôi nghe giảng bài.

(1b) Chúng tôi nghe thầy giáo giảng bài. (2a) Nam được khen.

(2b) Nam được mẹ khen. (3a) Tôi nghe nói là nó giỏi.

(3b) Tôi nghe người ta nói là nó giỏi.

Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng không phải mọi diễn tố được biểu hiện bằng vị từ đều có thể phát triển thành diễn tố được biểu hiện bằng cụm chủ vị. Chẳng hạn kiểu diễn tố là động từ chỉ nội dung cầu khiến (trong chúng cấm thanh niên đi rừng) không có khả năng phát triển thành cụm chủ vị.

Vì vậy, mặc dù các diễn tố là vị từ và cụm chủ vị được xếp vào một loại nhưng chúng sẽ được coi là hai kiểu có sự khác nhau nhất định.

Để phân biệt hai kiểu diễn tố này, chúng tôi tạm quy ước như sau : - Các diễn tố có hình thức cấu tạo là vị từ (nhóm vị từ) mà không có khả năng phát triển thành cụm chủ vị sẽ được xếp vào kiểu diễn tố vị từ.

- Các diễn tố có hình thức cấu tạo là vị từ có thể phát triển thành cụm chủ vị và các diễn tố có hình thức cấu tạo là cụm chủ vị sẽ được xếp vào kiểu diễn tố là cụm chủ vị.

Việc nghiên cứu diễn tố được biểu hiện bằng vị từ, cụm chủ vị sẽ được thực hiện theo nguyên tắc và các thủ pháp phân tích, miêu tả đã được Nguyễn Văn Lộc xác định trong cuốn ―Kết trị của động từ tiếng Việt‖ [33, tr. 35 - 42]. Về quy trình, các diễn tố là vị từ và cụm chủ vị sẽ được xem xét theo trình tự từ nội dung (ý nghĩa) đến hình thức (đặc điểm cấu tạo, vị trí, phạm vi kết hợp) ; từ diễn tố chủ thể đến diễn tố đối thể.

Một phần của tài liệu CÁC DIỄM TỐ ĐƯỢC BIỂU HIỆN BẰNG VỊ TỪ VÀ CỤM CHỦ VỊ TRONG TIẾNG VIỆT HIỆN ĐẠI (Trang 36 -40 )

×