0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Tiểu kết chƣơng 2

Một phần của tài liệu CÁC DIỄM TỐ ĐƯỢC BIỂU HIỆN BẰNG VỊ TỪ VÀ CỤM CHỦ VỊ TRONG TIẾNG VIỆT HIỆN ĐẠI (Trang 67 -69 )

7. Bố cục của luận văn

2.4. Tiểu kết chƣơng 2

Chương hai của luận văn đã tiến hành phân tích và miêu tả đặc điểm ý nghĩa (ý nghĩa ngữ pháp, ý nghĩa biểu hiện) và hình thức (cấu tạo, vị trí, khả năng cải biến, phạm vi xuất hiện bên các nhóm vị từ) của diễn tố chủ thể được biểu hiện bằng vị từ và cụm chủ - vị, cũng như việc xác lập các nhóm động từ chi phối diễn tố chủ thể được biểu hiện bằng vị từ và cụm chủ - vị.

Diễn tố chủ thể được biểu hiện bằng vị từ và cụm chủ - vị có những đặc điểm sau đây:

- Không được biểu hiện bằng tất cả các hình thức vị từ mà thường chỉ được biểu hiện bằng hình thức không điển hình (không cơ bản), tức là hình thức phi thời thể của vị từ.

- Không có khả năng xuất hiện bên tất cả các vị từ mà chỉ có khả năng xuất hiện bên một số nhóm vị từ nhất định mà phần lớn là động từ ngữ pháp.

- Hầu như luôn luôn có khả năng được thay thế bằng diễn tố chủ thể danh từ nhưng lại không phải luôn có khả năng thay thế cho diễn tố chủ thể danh từ.

Tất cả những đặc điểm nêu trên đây, của diễn tố chủ thể được biểu hiện bằng vị từ và cụm chủ - vị cho thấy hình thức vị từ và cụm chủ - vị không phải là hình thức cơ bản của diễn tố chủ thể mà thực chất chỉ là biến dạng của hình thức danh từ, hình thức cơ bản của nó. Như vậy, có thể khẳng định rằng về bản chất, diễn tố chủ thể là kiểu diễn tố danh từ.

Chƣơng 3

DIỄN TỐ ĐỐI THỂ ĐƢỢC BIỂU HIỆN BẰNG VỊ TỪ VÀ CỤM CHỦ - VỊ

3.1. Nhận xét chung

Khác với diễn tố chủ thể có thể có ở hầu như tất cả các vị từ, diễn tố đối thể chỉ đặc trưng cho một số nhóm vị từ (động từ) có tính ngoại hướng, tức là các vị từ (động từ) có khả năng kết hợp vào mình một hay một vài diễn tố ngoài diễn tố chủ thể. Phạm trù vị từ (động từ) ngoại hướng không chỉ bao gồm các vị từ - thực từ (ví dụ: ăn, đọc, viết, đánh, trao, tặng, mời...) mà còn bao gồm cả các động từ ngữ pháp (là, thành, trở thành, trở nên...). Như vậy, phạm trù diễn tố đối thể đặc trưng cho

các vị từ ngoại hướng không chỉ bao gồm các diễn tố bên các vị từ - thực từ (cơm, sách, thư, mua, trong―ăn cơm‖, ―đọc sách‖, ―viết thư‖,

―nhờ mua‖) mà còn bao gồm cả các diễn tố bên động từ ngữ pháp (―sinh viên‖, ―bác sỹ‖ trong ―là sinh viên‖,―trở thành bác sỹ‖). Nói cách khác, phạm trù diễn tố đối thể được xác định ở đây bao gồm toàn bộ các diễn tố trừ diễn tố chủ thể.

Diễn tố đối thể có những đặc điểm chính sau đây : - Về nội dung, nó bổ sung cho vị từ ý nghĩa đối thể.

- Về hình thức, ở dạng cơ bản (điển hình) diễn tố đối thể được biểu hiện bằng danh từ, vị từ (cấu trúc vị từ) chiếm vị trí sau vị từ ngoại hướng và có khả năng thay thế bằng các từ nghi vấn : ―ai‖, ―gì‖, ―làm gì‖.

Những đặc điểm trên đây là những tiêu chí cho phép xác định diễn tố đối thể, phân biệt nó với các kiểu diễn tố khác.

Sau đây, chúng tôi sẽ tiến hành phân tích và miêu tả kiểu diễn tố đối thể được biểu hiện bằng vị từ và cụm chủ - vị.

Một phần của tài liệu CÁC DIỄM TỐ ĐƯỢC BIỂU HIỆN BẰNG VỊ TỪ VÀ CỤM CHỦ VỊ TRONG TIẾNG VIỆT HIỆN ĐẠI (Trang 67 -69 )

×