Nhận xét chung

Một phần của tài liệu Các diễm tố được biểu hiện bằng vị từ và cụm chủ vị trong tiếng việt hiện đại (Trang 41 - 44)

7. Bố cục của luận văn

2.1. Nhận xét chung

Diễn tố chủ thể là một trong hai kiểu diễn tố chính của động từ. So với diễn tố đối thể, diễn tố chủ thể tỏ ra có vai trò quan trọng hơn vì nó có thể có ở hầu như tất cả các động từ, trong khi diễn tố đối thể chỉ đặc trưng cho các động từ có tính ngoại hướng. Đặc điểm cơ bản của diễn tố chủ thể là :

Về nội dung, nó bổ sung cho động từ ý nghĩa cú pháp chủ thể hoạt động. Về hình thức, ở dạng cơ bản, diễn tố chủ thể được biểu hiện bằng danh từ (thể từ) không được dẫn nối bởi quan hệ từ phụ thuộc chiếm vị trí trước động từ và trả lời cho câu hỏi “ai ” và “cái gì ” được đặt trước động từ.

Những đặc điểm nêu trên đây là những tiêu chí cho phép xác định diễn tố chủ thể, phân biệt nó với các thành phần cú pháp khác.

Trong cấu trúc “Minh đá bóng ”, Minh là diễn tố chủ thể của động từ

“đá ”, vì nó có đầy đủ những đặc điểm nêu trên của diễn tố chủ thể. Nhưng trong cấu trúc “người đang đá bóng ” (là Minh) “ người ” xét trong quan hệ

với “ đá ” không phải là diễn tố chủ thể vì nó không bổ sung cho động từ “đá” và không thể thay thế bằng “ai ” và “cái gì ” được. Cấu trúc “ người đang đá

bóng ” trong trường hợp trên đây không phải là cấu trúc động từ mà là cấu trúc danh từ (nhóm danh từ) vì hạt nhân của nó là danh từ “người ” chứ không phải là động từ “đá ”.

Ở dạng không cơ bản, diễn tố chủ thể có thể được biểu hiện bằng vị từ, cụm chủ vị.

Thí dụ :

Viết tiểu thuyết đã trở thành hẳn một nghề riêng. (Nguyễn Đình Thi). Phụ nữ viết tiểu thuyết đã trở thành một hiện tượng bình thường.

Khi xác định diễn tố chủ thể theo mặt nội dung, cần làm rõ bản chất của nghĩa chủ thể.

Trong ngôn ngữ học, thuật ngữ “chủ thể ”, “nghĩa chủ thể ” thường được dùng với những nội dung khác nhau. [33 , tr. 131]. Nghĩa chủ thể đặc trưng cho mặt nội dung của diễn tố chủ thể nói ở đây là nghĩa cú pháp. Nghĩa cú pháp chủ thể chỉ kẻ hoạt động về mặt ngữ pháp và chỉ được xác định trong mối quan hệ với nghĩa ngữ pháp hoạt động của động từ. Điều này có nghĩa là ở đâu không có động từ thì ở đó cũng không thể xác định ý nghĩa cú pháp chủ thể hoạt động và ngược lại hầu như tất cả các động từ, về tiềm năng, đều có thể được bổ sung ý nghĩa cú pháp chủ thể hoạt động.

Nghĩa cú pháp chủ thể cần được phân biệt với nghĩa chủ thể với tư cách là phạm trù nghĩa sâu (nghĩa biểu hiện).

Trong nhiều trường hợp hai loại nghĩa này có sự tương ứng với nhau, nhưng sự tương ứng giữa chúng không phải là điều bắt buộc.

Thí dụ :

(1)Anh ấy đang hy vọng. (2)Những hy vọng của anh ấy.

Trong cấu trúc (1) “hy vọng ” là động từ thực sự và “anh ấy ” xét trong quan hệ với “hy vọng ” vừa có ý nghĩa cú pháp chủ thể vừa có nghĩa sâu chủ thể. Ở cấu trúc này, nghĩa cú pháp và nghĩa sâu chủ thể trùng nhau. Trong cấu trúc (2), theo sự thừa nhận chung, “hy vọng ” đã chuyển loại thành danh từ và có ý nghĩa ngữ pháp sự vật tính (hay thực thể tính) đặc trưng cho danh từ nói chung (dấu hiệu ngữ pháp của sự chuyển loại này là khả năng kết hợp của “hy vọng ” với “những ”, yếu tố chuyên đi kèm với danh từ). Do đó, trong cấu trúc (2), “anh ấy ” xét trong quan hệ với “hy vọng ” không thể có ý nghĩa cú pháp chủ thể hoạt động. Tuy nhiên, khác với các danh từ đích thực kiểu như “nhà ”, “cửa ” , “sách ”,

“bút ”, “quần ”, “áo ”... không chỉ có ý nghĩa ngữ pháp sự vật tính mà về mặt từ vựng cũng chỉ sự vật, “hy vọng ” trong cấu trúc (2), khi chuyển loại thành danh từ, chỉ có ý nghĩa ngữ pháp sự vật tính, còn về mặt từ vựng thì nó vẫn chỉ hoạt động, tức là vẫn giữ lại đặc tính từ vựng của mình. “Anh ấy ” trong cấu trúc (2) , xét trong quan hệ với nghĩa từ vựng của “hy vọng ” có ý nghĩa chủ thể hoạt động. Nghĩa chủ thể của “anh ấy ”

trong cấu trúc (2) là nghĩa sâu chứ không phải nghĩa cú pháp. Về nghĩa cú pháp thì “anh ấy ” trong cấu trúc (2) có ý nghĩa kẻ sở thuộc cũng giống như “anh ấy ” trong ―sách của anh ấy ”. Như vậy, trong cấu trúc (2), nghĩa cú pháp chủ thể và nghĩa sâu chủ thể không tương ứng với nhau (từ có nghĩa sâu chủ thể không có ý nghĩa ngữ pháp chủ thể).

Những đặc điểm nội dung của diễn tố chủ thể có mối quan hệ chặt chẽ với những đặc điểm hình thức của nó. Nói đến hình thức của diễn tố là nói đến cách biểu hiện, vị trí và phương thức kết hợp của nó với động từ hạt nhân.

Xét về cách biểu hiện, hình thức cơ bản của diễn tố chủ thể là hình thức danh từ.

Hình thức này sở dĩ được gọi là hình thức cơ bản của diễn tố chủ thể vì nó là hình thức phổ biến nhất. Ở hình thức này, diễn tố chủ thể có thể xuất hiện bên tất cả các động từ mà không đòi hỏi một điều kiện đặc biệt nào. Mặt khác hình thức danh từ cũng là hình thức hầu như luôn luôn có khả năng thay thế cho các hình thức không danh từ khác.

Ngoài hình thức cơ bản là hình thức danh từ, còn có thể gặp diễn tố chủ thể trong hình thức vị từ và cụm vị từ (cụm chủ - vị). Nhưng diễn tố chủ thể trong hình thức này chỉ có phạm vi dùng rất hạn chế. Sau đây, chúng tôi sẽ tiến hành phân tích và miêu tả kiểu diễn tố chủ thể được biểu hiện bằng vị từ và cụm chủ - vị.

Một phần của tài liệu Các diễm tố được biểu hiện bằng vị từ và cụm chủ vị trong tiếng việt hiện đại (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)