- Nâng cao chất lượng cung cấp thông tin tín dụng (Trung tâm CIC- Ngân hàng Nhà nước): Thông tin CIC cung cấp phải mang tính đầy đủ, chính xác, cập nhật kịp thời, bao gồm tất cả các thông tin tổng hợp về tình hình vay vốn, tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của khách hàng để các ngân hàng có cơ sở đánh giá khách hàng vay. Để làm được điều đó, NHNN phải chú trọng đổi mới và hiện đại hóa các trang thiết bị để việc thu thập và cung cấp thông tin tín dụng được thông suốt, kịp thời và đào tạo đội ngũ nhân viên có khả năng thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp và đưa ra những nhận định cảnh báo chính xác, kịp thời thay vì chỉ đưa ra những con số. Ngoài ra NHNN nên có những biện pháp cải tiến
thích hợp, cung cấp thông tin kịp thời và chính xác để các ngân hàng nhận thấy quyền lợi và nghĩa vụ trong việc cung cấp thông tin khách hàng.
- Phối hợp với các cơ quan trong việc xử lý nợ xấu, tháo gỡ những khó khăn về thủ tục trong quá trình phát mãi tài sản đảm bảo. Nên có những bước hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục, trách nhiệm của tổ chức tín dụng, cơ quan Công an, chính quyền cơ sở, Sở tài nguyên môi trường làm cơ sở pháp lý để đi đến ban hành thông tư liên ngành hướng dẫn thêm nhằm nâng cao hiệu quả công tác phối hợp đẩy nhanh tiến độ, cụ thể hóa từng công việc trong thi hành án.
- Nâng cao công tác phân tích và dự báo kinh tế tiền tệ phục vụ cho công tác điều hành chính sách tài chính, tiền tệ nhằm đáp ứng mục tiêu đổi mới NHNN thành ngân hàng trung ương hiện đại theo hướng áp dụng mô hình kinh tế lượng vào dự báo lạm phát và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô tiền tệ khác. Ổn định các chính sách về tỷ giá, tín dụng, các vấn đề vĩ mô khác để giúp cho hoạt động của NHTM được ổn định.
- Hoàn thiện các văn bản, quy chế trích lập và sử dụng DPRR
Hiện nay việc trích lập và sử dụng DPRR trong hoạt động tín dụng được thực hiện theo quyết định 493/2005/ QĐ- NHNN ban hành ngày 22/4/2005 và quyết định sửa đổi theo quyết định này các khoản nợ nhóm 2 trích lập 5% dự phòng, nhóm 3 trích lập 20%, nhóm 4 trích lập 50% dự phòng, nhóm 5 trích lập 100%. Việc quy định tỷ lệ trích lập dự phòng như trên là quá cứng nhắc. kém linh hoạt. Ví dụ như không có cơ sở để đảm bảo những khoản tín dụng cùng một nhóm có mức độ tổn thất như nhau.
- Nên có hướng dẫn cụ thể cho việc thực thi phân loại nợ theo thông tư 02/2013 của NHNN. Nhằm đảm bảo các tổ chức tín dụng hiểu và thực hiện đúng nội dung của thông tư.
3.2.5.3 Đối với chính phủ
Để tạo điều kiện cho hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng giúp các ngân hàng mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng, chính phủ cần phải:
- Trong hoạch định chính sách, không những cần cân đối giữa các mục tiêu phát triển kinh tế và ổn định tiền tệ mà còn phải quan tâm đến sự phát triển bền vững của các NHTM, tránh tình trạng thắt chặt hoặc nới lỏng quá mức, thay đổi định hướng đột ngột sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích của NHTM.
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, không ngừng tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh để khuyến khích sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, đồng thời bảo vệ lợi ích chính đáng cho các NHTM, chẳng hạn như:
+ Cần rà soát các văn bản chồng chéo, thiếu đồng bộ, không còn phù hợp với thực tế để hệ thống các văn bản của ngành có tính pháp lý cao hơn chứ không đơn thuần hướng dẫn nghiệp vụ.
+ Hoàn thiện hơn nữa các quy định pháp lý liên quan đến bảo đảm tiền vay, để khi ngân hàng thực hiện đầy đủ các thủ tục công chứng, đăng ký đối với tài sản đảm bảo thì có thể xử lý nợ, thu hồi nợ bằng việc thanh lý tài sản đảm bảo một cách nhanh chóng.
+ Hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật như hệ thống thông tin, kiểm toán, kế toán theo chuẩn mực quốc tế.. thúc đẩy kinh tế phát triển ổn định, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và của NHTM nói riêng phát triển an toàn, bền vững để hội nhập quốc tế.
- Thúc đẩy quá trình tái cấu trúc nền kinh tế nhằm tận dụng được các tiềm năng tăng trưởng, tăng cường lợi thế cạnh tranh, đạt được những thành quả bền vững trong ổn định kinh tế vĩ mô.
KẾT LUẬN
Rủi ro tín dụng là rất nguy hiểm đối với ngân hàng, nếu rủi ro xảy ra ở mức độ cao sẽ dẫn đến sự sụp đổ của ngân hàng. Chính vì thế công tác phòng ngừa và hạn chế RRTD là hết sức quan trọng. Hiệu quả của công tác này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động khác của ngân hàng. Tuy nhiên RRTD là không thể tránh khỏi, các NHTM chỉ có thể hạn chế rủi ro ở mức độ có thể chấp nhận được chứ không thể triệt tiêu hoàn toàn. Bên cạnh đó trước xu thế hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ, việc nâng cao chất lượng tín dụng là nhiệm vụ sống còn của các NHTM. Điều này đòi hỏi các nhà quản trị phải tích cực chủ động trong công tác phòng ngừa RRTD. Đây là vấn đề phức tạp, muốn thành công đòi hỏi sự nỗ lực của ngân hàng và sự quan tâm hợp tác của các cơ quan hữu quan.
Chuyên đề “Thực trạng và giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương – Chi nhánh Cầu Giấy” được viết với mong muốn phần nào đó giúp chi nhánh tìm thêm được những giải pháp mới để góp phần giảm thiểu RRTD và đã đạt được một số vấn đề sau:
1.Nêu lên được những vấn đề cơ bản về tín dụng và RRTD trong hoạt động kinh doanh của NHTM
2. Trình bày sơ bộ về quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh, tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010- 2012. Nêu lên được thực trạng hoạt động tín dụng tại chi nhánh, đưa ra những phân tích cụ thể về tình hình RRTD và công tác phòng ngừa hạn chế RRTD – những thành tích, tồn tại mà chi nhánh đạt được trong giai đoạn 2010- 2012.
3. Đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần phòng ngừa, hạn chế RRTD tại chi nhánh cũng như những kiến nghị để tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh thực hiện các giải pháp đó.
Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Th.s Lã Thị Lâm cùng các thầy cô trong khoa và các cán bộ phòng kinh doanh ngân hàng Sài Gòn Công
Thương chi nhánh Cầu Giấy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề này.
Mặc dù đã cố gắng tìm hiểu nghiên cứu, xong đây là một vấn đề phức tạp, số liệu thông tin dùng cho phân tích và kinh nghiệm còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của thầy cô và bạn bè để bài viết được hoàn thiện và có ý nghĩa thực tiễn hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- TS Phạm Thị Thu Hà , “Giaó trình Ngân Hàng Thương Mại” , NXB Thống Kê
- TS. Đinh Tuấn Minh (2012), “Giải quyết nợ xấu có tính hệ thống trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam”.
- Th.S. Nguyễn Hữu Nghĩa (2012), “Thực trạng nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam hiện nay”.
- PGS. TS. Nguyễn Thị Mùi (chủ biên) (2008), “Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại”, Nhà xuất bản tài chính.
- Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng.
- Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007, luật sửa đổi bổ sung về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng.
- Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh 2010 của SaiGonBank- Chi nhánh Cầu Giấy
- Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh 2011 của SaiGonBank- Chi nhánh Cầu Giấy
- Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh 2012 của SaiGonBank- Chi nhánh Cầu Giấy
- Báo cáo chi tiết phân loại nợ 2010 của SaiGonBank- Chi nhánh Cầu Giấy - Báo cáo chi tiết phân loại nợ 2011 của SaiGonBank- Chi nhánh Cầu Giấy - Báo cáo chi tiết phân loại nợ 2012 của SaiGonBank- Chi nhánh Cầu Giấy - Luật số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010, “Luật các Tổ chức tín dụng”.
- Một số website: www.saigonbank.com.vn www.ub.com.vn www.sbv.com.vn www.cafef.com.vn www.vneconomy.vn www.bbc.co.vk www.taichinh.com.vn