Thương- Chi nhánh Cầu Giấy
2.2.2.1 Tình hình chất lượng tín dụng
Theo quy trình phân loại nợ và trích lập dự phòng RRTD hiện đang áp dụng tại SaiGonBank, hiện nay việc phân loại nợ vẫn căn cứ vào các yếu tố định lượng theo điều 6 quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, và nghị định số 18/2007/QĐ- NHNN về việc sửa đổi bổ sung một số điều của quy định về phân loại nợ.
Bảng 2.8: CƠ CẤU CÁC NHÓM NỢ
Đơn vị: Triệu đồng
Năm Chỉ tiêu
31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012
Số dư % Số dư % Số dư %
Nhóm1-Nợ đủ tiêu chuẩn 189.708 99,0 224.100 97,56 199.320 95,93 Nhóm 2-Nợ cần chú ý 1.284 0,67 4.400 1,92 8.300 4,0 Nhóm 3- Nợ dưới tiêu chuẩn 632 0,33 345 0,15 154 0,07 Nhóm 4- Nợ nghi ngờ - - 382 0,17 - - Nhóm 5- Nợ có khả năng mất vốn - - 370 0,16 - - Tổng dư nợ 191.624 100 229.697 100 207.774 100 (Nguồn: Báo cáo chi tiết phân nhóm nợ của Chi nhánh Cầu Giấy 2010 – 2012)
Nhìn vào bảng cơ cấu các nhóm nợ của chi nhánh, ta thấy tỷ trọng nợ nhóm 1 luôn lớn hơn 95%. Cho thấy chất lượng tín dụng của các khoản nợ tại Sài Gòn Công Thương - Cầu Giấy là tương đối tốt.
Các khoản nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 thì dư nợ nhóm 2- nợ cần chú ý vẫn là chủ yếu năm 2010 nhóm nợ này chiếm 0,67% tổng dư nợ, năm 2011 là 1,92%, đặc biệt đến 2012 thì tăng lên đến 4%. Nguyên nhân là do chỉ cần 1 khách hàng có một khoản nợ bị chuyển nhóm 2 thì toàn bộ dư nợ của KH đó tại SaiGonBank sẽ chuyển hết qua nhóm 2. Tuy nhiên các khoản nợ nằm ở nhóm 2 của chi nhánh đa số là các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn nợ gốc hoặc lãi hoặc một số khách hàng quá hạn trên 10 ngày ngay tại thời điểm chốt số liệu trích lập dự phòng rủi ro hàng quý nhưng ngay sau đó các KH này lại có tiền nộp vào ngay để thanh toán dứt khoản nợ quá hạn.
2.2.2.2 Nợ xấu
Giai đoạn 2010-2012, nền kinh tế chịu tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, sau đó là vấn đề lạm phát cao và hiện nay là suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nước, do đó môi trường kinh doanh và hoạt động ngân hàng gặp nhiều khó khăn làm cho chất lượng tín dụng suy giảm và nợ xấu tăng nhanh.
Bảng 2.9: TÌNH HÌNH NỢ XẤU
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tổng dư nợ 191.624 229.697 207.774
Số dư nợ xấu 632 1097 154
Nợ xấu/ Tổng dư nợ 0,33 0,48 0,07
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh Cầu Giấy 2010 – 2012) Qua bảng 2.9 trình bày những số liệu tổng quát về tỷ lệ nợ xấu trong cho vay của SaiGonBank- Cầu Giấy, ta nhận thấy: Về tổng thể, nợ xấu trong 3 năm của SaiGonBank có sự biến động tăng giảm phức tạp, không đều. Trong năm 2011, số dư nợ xấu cả năm tăng so với năm 2010, nhưng khi qua năm 2012 thì ngược lại, số dư nợ xấu lại giảm mạnh.
Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ qua các năm là thấp nếu xét trên mặt bằng chung của các NHTM khác hoạt động trên cùng địa bàn.
• Cơ cấu nợ xấu
Biểu đồ 2.1: CƠ CẤU NỢ XẤU
* Năm 2010 tỷ lệ nợ nhóm 3 chiếm 0,33%. Nguyên nhân là do khoản nợ của công ty TNHH TM&DV ô tô CaLi đã quá hạn và bị chuyển vào nhóm nợ dưới tiêu chuẩn.
* Năm 2011 không chỉ là thách thách thức lớn đối với SaiGonBank mà còn với cả hệ thống ngân hàng. Tính đến thời điểm 31/12/2011, nợ xấu của chi nhánh đạt 1.097 triệu đồng, chiếm 0,48% tổng dư nợ, tăng 73,58% so với năm 2010. Đáng chú ý là đã xuất hiện dư nợ nhóm 4 và nhóm 5. Nguyên nhân chủ yếu là do: + Năm 2011, thế giới phải gánh chịu tác động của cơn bão suy thoái kép, bức tranh kinh tế toàn cầu ảm đạm. lạm phát tăng cao. Giá cả leo thang, chi phí giá thành sản phẩm giảm. các doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn, làm ăn thua lỗ, khả năng trả nợ bị suy giảm buộc các ngân hàng phải xem xét điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ thậm chí chuyển nợ quá hạn vào nhóm nợ thích hợp. Cụ thể là khoản vay 345 triệu đồng của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng PIDI đã bị chuyển sang nợ nhóm 3, khoản vay 382 triệu đống của công ty cổ phần Nam Thăng Long chuyển sang
nhóm 4. Đặc biệt là món nợ 370 triệu đồng của công ty TNHH TM&DV ô tô CaLi bị chuyển vào nhóm nợ có khả năng mất vốn trong năm 2011.
+ Bên cạnh đó một nguyên nhân nữa khiến nợ xấu của chi nhánh năm 2011 tăng là do chủ trương cắt giảm tín dụng chống lạm phát của NHNN, đồng thời lãi suất tăng cao, lãi suất cho vay phổ biến trên 20% khiến cho các doanh nghiệp gặp vô vàn khó khăn trong việc trả nợ. Nhất là sau ngày 24/2/2011 Chính Phủ ban hành nghị quyết 11. Các ngân hàng đã đóng van tín dụng với lĩnh vực phi sản xuất, như chứng khoán, bất động sản, nên thị trường ngày càng suy yếu. Và các doanh nghiệp càng khó khăn hơn. Sản xuất kinh doanh phải đối mặt với vấn đề chi phí cao, lãi suất ngân hàng cao, thiếu vốn, đồng thời tiêu thụ hàng hoá khó khăn đã ảnh hưởng lớn đến điều kiện tài chính, kết quả kinh doanh và khả năng trả nợ vay ngân hàng của doanh nghiệp.Sau những cơn biến động lãi suất trên thị trường tiền tệ. Làm cho các doanh nghiệp đuối sức, nên khả năng trả nợ ngân hàng cũng bị ảnh hưởng. Trong khi đó khả năng phát mãi tài sản để thu hồi nợ của ngân hàng gặp khó khăn do thị trường bất động sản đóng băng.
+ Nguyên nhân khác là do năm 2011 chi nhánh đã quá chú trọng để tăng dư nợ tín dụng, năm 2011 dư nợ tăng 19,87%. Trong khi đó công tác quản trị điều hành và thực thi chính sách tín dụng của chi nhánh chưa thực sự hiệu quả, xác định đối tượng đầu tư chưa phù hợp, chất lượng công tác thẩm định suy giảm, các biện pháp chi nhánh đề ra để kiểm soát khoản vay của khách hàng chưa phát huy tác dụng.
Mặc dù tỷ trọng nợ xấu của chi nhánh không lớn nhưng sự tăng lên nhanh chóng cũng là vấn đề mà chi nhánh cần lưu tâm.
* Năm 2012, tỷ lệ nợ xấu từ 0,48% năm 2011 đã giảm xuống còn 0,07%. Có được kết quả này là do chính sách của ngân hàng thận trọng trong cho vay, tập trung giải quyết nợ xấu còn tồn đọng nên chi nhánh đã nỗ lực, sử dụng nhiều biện pháp để xử lý dứt điểm các khoản nợ xấu, nợ tồn đọng. Cụ thể, Chi nhánh đã tập trung phối hợp hoàn thiện hồ sơ, cơ cấu lại nợ theo chỉ đạo điều hành của Chính phủ, NHNN, tích cực đôn đốc thu hồi nợ.
Theo quy định của NHNN, nợ xấu chiếm tỷ lệ trong khoảng từ 2 – 5% là một tỷ lệ chấp nhận được. Còn theo thông lệ quốc tế, ngưỡng nợ xấu an toàn là ở mức dưới 3%. Như vậy, tỷ lệ nợ xấu tại Chi nhánh Cầu Giấy nằm trong ngưỡng an toàn.
• Cơ cấu nợ xấu theo nguyên nhân
Nợ xấu xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, có nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan. Đối với nguyên nhân khách quan thì ngân hàng có thể nhận biết và hạn chế nó chứ không thể loại bỏ nó được. Đối với nguyên nhân chủ quan thuộc về bản than ngân hàng thì ngân hàng chủ động có thể dung các biện pháp hợp lý để hạn chế rủi ro, tuy nhiên việc làm này là rất khó khăn.
Để xem xét nguyên nhân gây ra nợ xấu đối với chi nhánh Cầu Giấy ta theo dõi qua bảng số liệu chi tiết sau:
Bảng 2.10: PHÂN LOẠI NỢ XẤU THEO NGUYÊN NHÂN TẠI CHI NHÁNH CẦU GIẤY 2010-2012
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) tiềnSố Tỷ trọng (%) Nợ xấu 632 100 1.097 100 154 100
1 Do nguyên nhân chủ quan 8 1,26 4 0,40 0,3 0,18
2 Do nguyên nhân khách
quan 624 98,74 1.093 99,60 153,7 99,82
Do thiên tai, cơ chế chính
sách 119 19,10 178 16,24 23,3 15,15
Do khách hàng vay vốn +kinh doanh thua lỗ
+Sử dụng vốn sai mục đích +Khách hàng vay cố ý lừa đảo +Khách hàng vay bị phá sản 483 77,32 882 80,74 126,4 82,26 322 66,70 610 69,15 88,5 70,00 68 14,10 85 9,62 6,2 4,88 0 0,00 0 0,00 0 0,00 93 19,20 187 21,23 31,7 25,12 Do nguyên nhân khác 22 3,58 33 3,02 4 2,59
(Nguồn: Báo cáo chi tiết của chi nhánh Cầu Giấy 2010-2012) Qua bảng số liệu ta thấy, nợ xấu chủ yếu của chi nhánh là do nguyên nhân khách quan. Còn nguyên nhân chủ quan chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ. Đó là do, Chi nhánh Cầu Giấy đã thực hiện quy trình cấp tín dụng khá nghiêm ngặt, tập thể lãnh đạo và nhân viên đã ý thức được nhiệm vụ, trách nhiệm trong việc phòng ngừa và quản lý nợ xấu.
- Nợ xấu do nguyên nhân khách quan chiếm tỷ trọng lớn và có chiều hướng gia tăng qua các năm. Năm 2010 nợ xấu do nguyên nhân khách quan là 624 triệu đồng, chiếm 98,74% tỷ trọng tổng nợ xấu. Năm 2011, nợ xấu do nguyên nhân khách quan là 1093 triệu đồng, chiếm 99,60%. Năm 2012 tỷ lệ này tăng lên 99,82% tổng nợ xấu.
- Nợ xấu theo nguyên nhân khách quan gồm nguyên nhân bất khả kháng( thiên tai), cơ chế chính sách, khách hàng vay vốn và nguyên nhân khác. Trong đó nguyên nhân do khách hàng vay vốn chiếm tỷ trọng lớn và tăng dần qua các năm. Trong nhóm nguyên nhân này, thì nguyên nhân do khách hàng kinh doanh thua lỗ là chủ yếu. Thực tế môi trường kinh doanh ngày càng khó khăn, những ảnh hưởng của bối cảnh kinh tế chung toàn cầu tác động đến tất cả các doanh nghiệp trên thế giới, không chỉ riêng Việt Nam. Tính đến hết ngày 31/12/2011, cả nước có 622.997 doanh nghiệp, trong đó giải thể 79.014 doanh nghiệp. Khi các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, giải thể, phá sản sẽ không đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng vì thế gánh nặng nợ xấu tăng lên.
• Cơ cấu nợ xấu trong dư nợ có và không có tài sản đảm bảo
Bảng 2.11: CƠ CẤU NỢ XẤU TRONG DƯ NỢ CÓ VÀ KHÔNG CÓ TSĐB
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Dư nợ có TSĐB 169.453 212.860 197.655
Nợ xấu có TSĐB 592 1047 154
Tỷ lệ nợ xấu có TSĐB trong dư nợ có
TSĐB(%) 0,35 0,49 0,08
Dư nợ không có TSĐB 22.171 16.837 10.199
Nợ xấu không có TSĐB 40 50 -
Tỷ lệ nợ xấu không có TSĐB trong dư nợ không có TSĐB(%) 0,18 0,3 - Nợ xấu 632 1097 154 Tỷ lệ nợ xấu có TSĐB trong tổng nợ xấu(%) 93,67 95,44 100
Tỷ lệ nợ xấu không có TSĐB trong tổng nợ xấu(%)
6,33 4,56 0
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh Cầu Giấy 2010 – 2012) Nhìn chung nợ xấu trong dư nợ có TSĐB luôn lớn hơn nợ xấu trong dư nợ không có TSĐB cả về số tiền và tỷ trọng. Đặc biệt năm 2011 tỷ lệ nợ xấu có
TSĐB chiếm 0,49% dư nợ có TSĐB. Việc nợ xấu 2011 là do ngân hàng quá tin tưởng vào một số khách hàng lâu năm có TSĐB nhưng lại lâm vào tình trạng làm ăn thua lỗ nên không thể trả được nợ ngân hàng. Tuy nhiên năm 2012 tỷ lệ nợ xấu có TSĐB giảm nhanh chỉ còn 0,08%.
- Đối với nợ xấu không có TSĐB năm 2010 là 0,18% số dư nợ xấu này tiếp tục tăng trong năm 2011 lên 0,3%, nhưng đến 2012 tỷ lệ này đã không còn. Là do 2012 chi nhánh thực hiện đẩy mạnh cho vay có TSĐB.
- Ta thấy tỷ lệ nợ xấu có TSĐB trong tổng nợ xấu chiếm tỷ trọng cao và tăng dần qua các năm, lần lượt là 93,67% năm 2010 lên 95,44% năm 2011 và đến 2012 là 100%.
Qua đó có thể thấy chi nhánh đang thực hiện tốt chính sách cho vay cần có TSĐB, các món nợ không có TSĐB được chi nhánh quản lý một cách sát sao để có thể hạn chế nợ xấu ở mức thấp nhất. Những khoản nợ xấu không có TSĐB dễ dẫn đến nguy cơ RRTD cho ngân hàng, vì khi đó ngân hàng không có nguồn thu nợ thứ hai do cấp tín dụng dựa vào chữ tín, khi nguồn thu nợ thứ nhất không bù đắp được thì rủi ro sẽ xảy ra. Thực tế đã chứng tỏ tầm quan trọng của TSĐB, tuy nó chỉ là nguồn thu nợ thứ hai của ngân hàng. Nhưng nó lại gắn kết nghĩa vụ trả nợ của người vay khiến cho họ có trách nhiệm hơn trong việc trả nợ. Đối với những khoản vay có TSĐB thường ít có rủi ro, và tổn thất khi gặp rủi ro cũng ít hơn so với những khoản vay không có TSĐB do tổn thất được bù đắp một phần hoặc toàn bộ từ việc xử lý TSĐB.
2.2.2.3 Nợ có khả năng mất vốn
Năm 2011 nợ có khả năng mất vốn đã xuất hiện tại chi nhánh, điều này cho thấy sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới đến nền kinh tế nước ta mà cụ thể là đến doanh nghiệp khiến cho khách hàng này gặp khó khăn trong chi trả nợ. Trong năm 2011 có các khoản nợ mất vốn buộc chi nhánh phải tập chung xử lý. Cụ thể, trong năm này ban lãnh đạo đã đưa ra chính sách mà đặc biệt là
quyết định thành lập tổ xử lý nợ để giải quyết tình trạng này và đến năm 2012 biện pháp này đã phần nào có hiệu quả khi nợ mất vốn của chi nhánh đã không còn.
2.2.2.4 Tình hình trích lập dự phòng rủi ro
Dự phòng rủi ro là khoản được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra trong tương lai, do khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ theo cam kết với ngân hàng. SaiGonBank thực hiện phân loại nợ và trích lập DPRR theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 được sửa đổi bổ sung bằng quyết định 18/2007/ QĐ-NHNN ngày 25 tháng 4 năm 2007 của thống đốc NHNN Việt Nam. Trên cơ sở phân loại nợ chi nhánh đã tiến hành trích lập dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng. Tình hình trích lập của chi nhánh được thể hiện cụ thể qua bảng:
Bảng 2. 12: TÌNH HÌNH TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG RỦI RO
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Trích dự phòng chung 1.437 1.720 1.558
Trích dự phòng cụ thể 191 850 446
Tổng số trích dự phòng 1.628 2.570 2.004
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh Cầu Giấy 2010 – 2012) Trong 3 năm qua, chi nhánh luôn thực hiện trích lập DPRR theo đúng quy định. DPRR luôn đảm bảo bù đắp được nợ mất vốn.
+ Năm 2010, số tiền trích lập dự phòng chung của chi nhánh là 1.437triệu đồng và dự phòng cụ thể là 191 triệu đồng, chủ yếu trích dự phòng cho các khoản nợ từ công ty TNHH TM&DV ô tô CaLi và một số khách hàng nhỏ khác. + Năm 2011, tỷ lệ trích lập dự phòng của chi nhánh cao là do chi nhánh phải trích lập một khoản dự phòng cụ thể tương đối để đảm bảo bù đắp được khoản nợ nhóm 4 và nhóm 5, như khoản nợ 370 triệu đồng của công ty TNHH
TM&DV ô tô CaLi bị chuyển vào nhóm nợ có khă năng mất vốn. Nhưng đây là sự gia tăng cần thiết để đảm bảo có thể bù đắp được tổn thất khi có rủi ro xảy ra. + Năm 2012, trích lập dự phòng của Chi nhánh giảm so với 2011. Chủ yếu là do nợ xấu của chi nhánh đã giảm đáng kể. Cho thấy công tác quản lý các khoản RRTD của chi nhánh đang được cải thiện theo chiều hướng tích cực.
Bảng 2.13: KHẢ NĂNG BÙ ĐẮP RRTD CỦA CHI NHÁNH
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Nợ mất vốn - 370 - Nợ xấu 632 1097 154 DPRR đã trích 1.628 2.570 2.004 Hệ số khả năng bù đắp nợ mất vốn - 6,95 - Hệ số khả năng bù đắp nợ xấu 2,58 2,34 13,01