Đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn công thương – chi nhánh cầu giấy (Trang 70 - 71)

Mặc dù thời gian thực tập tại SaiGonBank Cầu Giấy tương đối ngắn, nhưng tôi nhận thấy đội ngũ nhân viên luôn nhiệt tình, tận tụy trong công việc. Trong gian qua, Chi nhánh đã có những động thái tích cực trong việc thực hiện các giải pháp nhằm quản lý nợ quá hạn. Bên cạnh việc tiếp tục thực hiện các biện pháp an toàn, hiệu quả mà ngân hàng vẫn đang thực hiện thì tác giả bài viết xin đưa một số kiến nghị như sau:

- Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng của Trung tâm thông tin tín dụng SaiGonBank. Tăng cường công tác tổng hợp số liệu các khách hàng trong hệ thống, các thông tin về ngành nghề trong nền kinh tế từ đó có thể cung cấp các thông tin có chất lượng có cơ sở so sánh giữa nhiều doanh nghiệp trong cùng ngành nghề, cung cấp các bản tin ngành nghề có chất lượng có tính dự báo.

- Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng: hoàn thiện phần mềm chấm điểm khách hàng tự động thông qua các thông số được cập nhật trên hệ thống. Kết quả chấm điểm và xếp hạng tín dụng là cơ sở để xác định giới hạn tín dụng hàng năm, quyết định cấp tín dụng từng lần cho từng khách hàng, đánh giá hiện trạng khách hàng trong quá trình theo dõi vốn vay, quản lý danh mục tín dụng và trích lập dự phòng rủi ro.

- Xây dựng hệ thống phân loại nợ có tính chất cảnh báo cao hơn gắn với hệ thống xếp hạng tín dụng và trích lập dự phòng rủi ro.

- Ngân hàng cần xây dựng chính sách, chương trình đào tạo nghiệp vụ đối với nhân viên mới, cập nhật kiến thức và đào tạo nâng cao thường xuyên đối với các nhân viên cũ, có chính sách đãi ngộ, khen thưởng hợp lý.

- Cần xây dựng quy trình kiểm tra trong toàn hệ thống để nâng cao tính chuyên nghiệp của công tác kiểm tra. Ngân hàng nên có một phần mềm về công

tác kiểm tra áp dụng thống nhất từ hội sở nhằm phục vụ yêu cầu kiểm tra, quản trị rủi ro, đánh giá chất lượng hoạt động trên cơ sở dữ liệu của các phần mềm nghiệp vụ thì kết quả kiểm tra sẽ được tốt hơn.

- Nâng cấp hệ thống quản lý tài sản đảm bảo nhằm phục vụ tốt công tác định giá tài sản đảm bảo của cán bộ tín dụng cũng như hạn chế rủi ro tín dụng phát sinh từ tài sản đảm bảo.

- Chú trọng và đẩy nhanh hơn nữa công tác xử lý thu hồi nợ trực tiếp, thường xuyên rà soát lại các khoản nợ, phân loại, đánh giá khả năng thu hồi để triển khai các biện pháp thu hồi nợ.

- Ứng dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại trong việc quản lý và theo dõi tín dụng: Chú trọng đầu tư công nghệ thông tin giúp lãnh đạo có thể quản lý tài sản, an toàn hệ thống tốt hơn, nhất là quản lý rủi ro.

- Ngân hàng cần phải ban hành thêm, chỉnh sửa và thống nhất nhiều mẫu biểu. Như ban hành hoàn chỉnh các mẫu hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo, bảo lãnh, chiết khấu …đang áp dụng, các hợp đồng bằng tiếng anh, các mẫu hợp đồng về bảo lãnh, chiết khấu, mở LC, mẫu ủy quyền, hoàn chỉnh các mẫu biểu về kiểm tra sử dụng vốn, tài sản đảm bảo...nhằm hạn chế rủi ro về mặt pháp lý, tăng cường kiểm soát và thống nhất việc áp dụng.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn công thương – chi nhánh cầu giấy (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w