Một số hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn công thương – chi nhánh cầu giấy (Trang 49 - 54)

Một số hạn chế

Trong những năm qua, chi nhánh đã cố gắng, nỗ lực trong việc kiểm soát, phòng ngừa, hạn chế RRTD và đã đạt được một số thành tựu nhất định. Tuy nhiên chi nhánh vẫn còn tồn tại những hạn chế và yếu kém.

Thứ nhất: Tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn của chi nhánh có xu hướng giảm xuống. Điều này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của chi nhánh.

Thứ hai: Biện pháp tích cực thu hồi nợ ngay từ khi phát sinh nợ quá hạn chưa được coi trọng, chưa có phương pháp và cách thức theo dạng “cẩm nang” hướng dẫn toàn chi nhánh trong việc thu hồi nợ quá hạn dẫn đến hiệu quả chưa cao, chưa được thực sự chủ động trong việc xử lý nợ tồn đọng, vẫn ỷ lại vào việc dự phòng rủi ro để xử lý sau đó chuyển hạch toán theo dõi ngoại bảng tổng kết tài sản

Thứ ba: Chi nhánh chưa có hệ thống phân loại chi tiết các khoản vay để có thể quản lý danh mục cho vay của mình một cách hiệu quả nhất. Vì chua phân

loại các khoản vay rủi ro nên chưa thể xác định được chính xác mức độ rủi ro để có biện pháp quản lý, phòng ngừa kịp thời. Chi nhánh mới chỉ phân loại nợ theo quy định của nhà nước: theo nhóm, thời gian, loại tiền, TSĐB, đối tượng mà chưa đưa ra những tiêu chí cụ thể về khả năng thanh toán hay điều kiện tài chính của khoản vay…Vì vậy làm giảm hiệu quả của biện pháp phòng ngừa và hạn chế RRTD.

Thứ tư: Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa phát huy hết hiệu quả Mặc dù, trong mấy năm gần đây, Chi nhánh Cầu Giấy đã nỗ lực hoàn thiện, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Tuy nhiên, hệ thống này vẫn chưa phát huy hết hiệu quả. Thực tế vẫn tồn tại những khoản nợ quá hạn xuất phát từ nguyên nhân do cán bộ tín dụng không đánh giá đúng mức độ rủi ro của khoản vay.

Thứ năm: Do chi nhánh là đơn vị khá mới nên cán bộ tại các phòng nghiệp vụ đa phần mới được tuyển dụng, kinh nghiệm còn thiếu và hạn chế nên hiệu quả công việc đạt được chưa cao.

Nguyên nhân của những tồn tại

Thứ nhất, nguyên nhân thuộc về môi trường kinh tế.

- Kinh tế thế giới đã có sự phục hồi song vẫn chưa thực sự phát triển sau khủng hoảng, phần nào tác động xấu tới kinh tế trong nước, tạo điều kiện không thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế trong nước trong đó có hệ thống NHTM. Cụ thể lạm phát trong những năm qua luôn ở mức 2 con số, cùng với đó là sự gia tăng giá ở hầu hết các mặt hàng trọng yếu như; xăng dầu, điện , nước…Làm đầu vào của các ngàng sản xuất đều tăng gây khó khăn cho sản xuất và tiêu thụ khiến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp giảm, gây nên tình trạng khách hàng không trả được nợ các khoản vay đúng hạn. Bên cạnh đó thị trường bất động sản đóng băng khách hàng là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản của chi nhánh gặp nhiều khó khăn. Kéo theo việc trì hoãn trả nợ cho chi nhánh.

Cơ chế chính sách kinh tế của nhà nước không ổn định là nguyên nhân làm cho kế hoạch sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn bị đảo lộn. Như chính sách xuất nhập khẩu ô tô, chính sách ngừng xuất khẩu gỗ; sự thay đổi trong quy hoạch xây dựng, hạ tầng; thay đổi cơ chế lãi suất, tỷ giá, cơ chế tài chính; những quy định về quản lý đất đai…trong thời gian qua. Việc nhà nước tăng giá một số mặt hàng độc quyền còn làm cho các doanh nghiệp Việt Nam có vốn nhỏ, tỷ lệ vốn vay ngân hàng lớn dễ bị tổn thương trước những thay đổi đột ngột này. Quy chế cho vay của NHNN và SaiGonBank có điểm quy định thiếu cụ thể nên khi triển khai còn vướng mắc, còn nhiều cách hiểu khác nhau dẫn đến rủi ro tín dụng.

- Bên cạnh đó còn có nguyên nhân từ chính trị. Việc chính trị các nước không ổn định làm cho các doanh nghiệp không thể ứng phó được. Đầu năm 2011, xảy ra nội chiến tại Lybia làm cho hàng ngàn lao động xuất khẩu phải về nước. Với việc cho vay doanh nghiệp cung ứng xuất khẩu lao động tại thị trường này, chi nhánh Cầu Giấy đã bị ảnh hưởng đáng kể.

Thứ hai, nguyên nhân thuộc về phía ngân hàng

- Tập trung vào mục tiêu tăng trưởng tín dụng. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt tất yếu dẫn đến chi nhánh tập trung vào mục tiêu tăng trưởng tín dụng và đạt chỉ tiêu SaiGonBank giao xuống. Việc đó dẫn tới việc giảm thấp điều kiện cấp tín dụng và nới lỏng kiểm soát cho vay. Điển hình như năm 2011 tăng trưởng tín dụng của chi nhánh đạt19,87 % trong khi toàn ngành mức tăng trưởng tín dụng là 10,9%. Với mức tăng trưởng tín dụng cao nhưng chất lượng tín dụng chưa được cải thiện, do đó tỷ lệ nợ xấu có xu hướng gia tăng.

- Do nhiều NHTM lớn cùng tập trung trên địa bàn nên Chi nhánh khó có cơ hội tiếp thị khách hàng mới cũng như khách hàng cũ khi các NHTM vẫn có các chương trình và sản phẩm ưu việt thu hút. Trong nhiều trường hợp, để đảm bảo chỉ tiêu, Chi nhánh vẫn giải ngân những khoản vay có rủi ro cao

- Quy mô hoạt động của Chi nhánh còn hạn chế. CBTD phải đảm nhiệm toàn bộ quy trình cho vay bao gồm: thẩm định dự án, bám sát khách hàng, quản lý theo dõi các khoản nợ thế chấp… ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của CBTD.

- Quy trình thẩm định thiếu thông tin, thiếu các chuẩn mực so sánh để đưa ra kết luận. Do không xác định được quy mô kinh doanh thực sự của khách hàng, khả năng cạnh tranh của khách hàng đối với ngành nghề mà khách hàng đang kinh doanh, không xác định được nguồn thu khách hàng từ đâu và về đâu để có thể đưa ra một mức cho vay và cách thức giám sát hợp lý.

- Nguồn cung cấp thông tin thiếu thốn và còn nhiều hạn chế. Rất khó kiểm chứng được toàn bộ những thông tin mà khách hàng cung cấp. Ngân hàng vẫn chưa có sự liên thông với các cơ quan khác như thuế, hải quan… để kiểm chứng những thông tin tài chính do khách hàng cung cấp. Trong tình hình cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng gay gắt như hiện nay, vai trò của CIC là rất quan trọng trong việc cung cấp thông tin kịp thời, chính xác để các ngân hàng có các quyết định cho vay hợp lý. Đáng tiếc là hiện nay ngân hàng dữ liệu của CIC chưa đầy đủ và thông tin còn quá đơn điệu, chưa được cập nhật và xử lý kịp thời.

- Đa phần các CBTD không thể có đầy đủ thông tin cũng như hiểu biết về các ngành nghề lĩnh vực mà doanh nghiệp đang đầu tư kinh doanh. Một số dự án đầu tư không được thẩm định chính xác về năng lực vốn, nguồn lao động tại khu vực triển khai dự án, năng lực của chủ doanh nghiệp nên khi dự án hoàn thành không thể đi vào hoạt động, không thể trả nợ vay ngân hàng.

- Hệ thống thông tin khách hàng vừa thiếu vừa không chuẩn xác gây không ít khó khăn cho ngân hàng trong việc thiết lập quan hệ tín dụng. Ở Việt Nam, trên 90% là DN nhỏ và vừa, không ít DN có báo cáo tài chính không chuẩn xác, lại không qua kiểm toán.Ngay cả đối với các DN lớn được kiểm toán thì sự chậm trễ trong công bố báo cáo tài chính cũng như chất lượng kiểm toán chưa cao cũng gây nhiều khó khăn cho các ngân hàng. Vì thế, việc dựa vào một số thông tin đầu vào để cấp tín dụng, đã dẫn đến một số khoản vay vừa ra khỏi ngân hàng đã khó có khả năng thu hồi. Đặc biệt, khi ngân hàng và doanh nghiệp lại có mối quan hệ “mật thiết”, phụ thuộc lẫn nhau (sở hữu chéo) thì nguồn lực

dễ bị phân bổ sai lệch, bất hợp lý, cho vay bất chấp các quy định về an toàn vốn, nợ xấu tất yếu sẽ tăng lên.

- Quá trình kiểm tra, giám sát sau khi cho vay của ngân hàng còn nhiều sơ hở, sai sót nên không thể giám sát được việc sử dụng vốn vay của khách hàng cũng như không kịp thời thu hồi được tiền hàng để thu nợ. Do sự kiểm soát lỏng lẻo nên mặc dù một số phương án vay có hiệu quả, tiền bán hàng đã được trả nhưng khách hàng không trả nợ cho ngân hàng mà sử dụng số tiền đó vào những mục đích khác không hiệu quả và bị tổn thất.

Thứ ba, nguyên nhân thuộc về phía khách hàng

Đối với khách hàng doanh nghiệp: Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ vay. Số lượng các doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo ngân hàng để chiếm đoạt tài sản không nhiều nhưng gây ảnh hưởng nặng nề, liên quan đến uy tín của các cán bộ, làm ảnh hưởng xấu đến các doanh nghiệp khác. Các báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp không tuân thủ các chế độ hạch toán kế toán Việt Nam, chưa phản ánh khách quan, trung thực tình hình tài chính của doanh nghiệp. Đây cũng là nguyên nhân vì sao ngân hàng vẫn luôn xem nặng phần tài sản thế chấp như là chỗ dựa cuối cùng để phòng chống rủi ro tín dụng. Ngoài ra còn do doanh nghiệp hoạt động thua lỗ, chỉ số hàng tồn kho tăng cao, không có khả năng trả nợ.

- Đối với khách hàng cá nhân: Do hoạt động kinh doanh không thuận lợi; nguồn hoàn trả chính từ thu nhập cơ bản bị mất hoặc suy giảm do mất việc, chuyển sang công việc kém hơn hoặc không còn khả năng lao động hoặc do cá nhân khách hàng gặp nhiều chuyện bất thường trong cuộc sống, vì vậy họ phải sử dụng một số tiền lớn nên ảnh hưởng khả năng hoàn trả cho ngân hàng.

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHTMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH

CẦU GIẤY

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn công thương – chi nhánh cầu giấy (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w