Nâng cao chất lượng thẩm định và phân tích tín dụng

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn công thương – chi nhánh cầu giấy (Trang 59 - 60)

Rủi ro tín dụng bắt đầu từ những phân tích và thẩm định tín dụng không cẩn trọng và thiếu chính xác dẫn đến những quyết định cho vay sai lầm. Đây là bước cực kỳ quan trọng và đảm bảo hạn chế rủi ro tín dụng với hiệu quả cao nhất, ít tổn thất nhất.

Mục tiêu của phân tích tín dụng là tìm kiếm và đánh giá những khả năng hiện tại và tiềm tàng của khách hàng có thể gây ra những rủi ro cho việc hoàn trả nợ vay. Trên cơ sở đó có dự đoán những khả năng kiểm soát rủi ro của ngân hàng và các có những biện pháp để ngăn ngừa, hạn chế và giảm thiểu những thiệt hại khi rủi ro xảy ra. Mặt khác các phân tích tín dụng giúp cho ngân hàng kiểm tra chính xác các thông tin do khách hàng cung cấp từ đó nhận định đúng về thái độ của khách hàng.

Quá trình thẩm định cần đáp ứng được yêu cầu về chất lượng phân tích và thời gian ra các quyết định để vừa có thể thực hiện được yêu cầu ngăn ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng vừa đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.

Khi cấp tín dụng cũng cần chú ý đến tình trạng vay nợ hiện nay của khách hàng, khách hàng có thể vay tại nhiều ngân hàng khác nhau và sự đổ vỡ của bất kỳ khoản vay tại ngân hàng nào cũng sẽ gây ra rủi ro và ảnh hưởng đến khả

năng trả nợ của khách hàng. Do đó việc cấp tín dụng cần kèm theo các điều kiện tín dụng khác, đặc biệt là điều kiện về tổng dư nợ vay và cơ cấu tài chính của khách hàng, nhằm đảm bảo mức độ an toàn trong kinh doanh.

Cần phối kết hợp chặt chẽ các điều kiện tín dụng như lãi suất, tỷ lệ vốn tự có tham gia phương án, dự án, các tài sản bảo đảm …để đảm bảo lợi ích thu được phải tương xứng với mức độ rủi ro.

Tóm lại báo cáo phân tích tín dụng phải đưa ra được các kết luận như sau: - Dự án, phương án có hiệu quả, có thể triển khai trong thực tế hay không. - Mức độ rủi ro của phương án, dự án.

- Rủi ro đặc thù trong quan hệ tín dụng với khách hàng là gì, những nhân tố chủ yếu có thể gây ra rủi ro.

- Ngân hàng có khả năng kiểm soát được các rủi ro không và bằng cách nào? Mức độ thiệt hại của ngân hàng nếu rủi ro xảy ra.

- Nếu chấp nhận cung cấp tín dụng thì cần nêu rõ điều kiện kèm theo nếu có.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn công thương – chi nhánh cầu giấy (Trang 59 - 60)