Tình hình hoạt động tín dụng tại chi nhánh

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn công thương – chi nhánh cầu giấy (Trang 32 - 35)

2.2.1.1 Cơ cấu dư nợ theo thời hạn cho vay

Bảng 2.5: CƠ CẤU DƯ NỢ TÍN DỤNG THEO THỜI HẠN CHO VAY

Đơn vị: Triệu đồng

Năm

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Theo kỳ hạn 191.624 100 229.697 100 207.774 100 Ngắn hạn 142.377 74,30 174.110 75,80 166.136 79,96 Trung và dài hạn 49.247 25,70 55.587 24,20 41.638 20,04 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh Cầu Giấy 2010- 2012) Thông qua bảng cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời hạn, dư nợ ngắn hạn của chi nhánh chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều lần dư nợ trung và dài hạn.

Dư nợ ngắn hạn năm 2010 là 142.377 triệu đồng chiếm tỷ trọng 74,3%. Năm 2011 dư nợ ngắn hạn tăng 31.733 triệu đồng so với 2010. Năm 2012 giảm 7.974 triệu đồng so với năm 2011 nhưng tỷ trọng lại tăng 4,16% . Nguyên nhân vì đối tượng cho vay chủ yếu của chi nhánh Cầu Giấy là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên vòng quay vốn theo mùa vụ, nhu cầu vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh phần lớn là vốn lưu động. Vì thế, trong doanh số cho vay của Ngân hàng hằng năm thì vốn vay ngắn hạn chiếm đa số (hơn 70%) và tỷ trọng này có xu hướng tăng dần qua các năm.

Bên cạnh đó, Phương châm của ngân hàng là an toàn và hiệu quả mà tín dụng ngắn hạn sẽ hạn chế rủi ro hơn so với tín dụng trung và dài hạn. Vì vậy, Ngân hàng đã tập trung đầu tư cho vay ngắn hạn bằng nhiều chính sách như: đơn giản hóa thủ tục, dễ dàng hơn trong việc quản lý vốn vay của khách hàng,… Từ đó đẩy doanh số cho vay ngắn hạn lên cao.

Trong khi doanh số cho vay ngắn hạn tăng thì doanh số cho vay trung dài hạn lại giảm về tỷ trọng. Năm 2010 số tiền cho vay trung và dài hạn chiếm 25,7% tỷ trọng. đến năm 2011 đã giảm còn 24,2% và chỉ còn 20,4% vào năm 2012. Vì khách hàng vay trung và dài hạn chủ yếu với mục đích xây dựng cơ sở, đầu tư máy móc thiết bị,…vì thời hạn cho vay tương đối dài với những rủi ro tiềm ẩn do lãi suất. Cộng thêm thời gian dài, thu hồi vốn lâu sẽ làm giảm vòng quay vốn nên Ngân hàng cũng khá thận trọng trong hình thức tín dụng này. Điều này tuy có làm giảm đi một phần thu nhập do lãi suất cho vay trung dài hạn cao hơn ngắn hạn nhưng bù lại, nếu đầu tư nhiều cho tín dụng ngắn hạn, ngân hàng có thể giảm bớt rủi ro, tăng vòng quay của vốn,…Điều này chứng tỏ chi nhánh đã có một cơ cấu cho vay theo kỳ hạn hợp lý, hài hòa giữa sự an toàn trong kinh doanh với lợi nhuận mà các khoản vay đem lại.

2.2.1.2 Cơ cấu dư nợ tín dụng theo đối tượng vay vốn

Bảng 2.6: CƠ CẤU DƯ NỢ THEO ĐỐI TƯỢNG VAY VỐN

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Dư nợ cho vay

KHCN 165.659 86,45 193.336 84,17 170.229 81,93

Dư nợ cho vay

KHDN 25.965 13,55 36.361 15,83 37.545 18,07

Tổng dư nợ cho vay

191.624 100 229.697 100 207.774 100

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh Cầu Giấy 2010- 2012) Ta nhận thấy tỷ trọng của cho vay KHDN trên tổng dư nợ tại chi nhánh chiếm tỷ trọng lớn nhưng có su hướng giảm trong giai đoạn 2010- 2012 . Các doanh nghiệp này chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, sản xuất kinh doanh chủ yếu là các mặt hàng tiêu dùng, công ty khai khoáng…

2.2.1.3 Cơ cấu dư nợ tín dụng theo tài sản đảm bảo

Trong hoạt động cho vay luôn tiềm ẩn những rủi ro, để đảm bảo an toàn hiệu quả, ngân hàng luôn phải chú trọng các biện pháp đảm bảo, tạo ra cơ sở kinh tế và pháp lý để ngân hàng có thêm nguồn thu nợ khi rủi ro tín dụng xảy ra.

Để đảm bảo an toàn cho hoạt động của mình trong tình hình kinh tế ngày càng khó khăn: lãi suất cao, chi phí đầu vào cho sản xuất ngày càng gia tăng, việc thu hồi các khoản phải thu của doanh nghiệp trở nên hết sức khó khăn đòi hỏi ngân hàng ngoài sự tin tưởng vào phương án kinh doanh, thiện chí trả nợ của khách hàng, bên cạnh đó cần phải có tài sản bảo đảm để thế chấp, vì rủi ro ảnh hưởng đến hoạt động của khách hàng không thể lường hết được.

Bảng 2.7: CƠ CẤU DƯ NỢ THEO TÀI SẢN ĐẢM BẢO

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Dư nợ có TSBĐ 169.453 88,43 212.860 92,67 197.655 95,13

Dư nợ không có TSBĐ

22.171 11,57 16.837 7,33 10.119 4,87

Tổng dư nợ 191.624 100 229.697 100 207.774 100

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh Cầu Giấy 2010 - 2012) Tỷ lệ cho vay có tài sản bảo đảm của chi nhánh tăng lên theo các năm:

- Năm 2010, tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo của chi nhánh chiếm 88,43%.

- Năm 2011, NHNN tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt, hạn chế mức tăng trưởng của các ngân hàng nên chi nhánh chặt chẽ hơn trong khâu tài sản đảm bảo. Tỷ lệ tín dụng có tài sản đảm bảo tăng lên mức 92,67% tổng dư nợ. - Tổng dư nợ của chi nhánh 2012 là 207.774 triệu đồng thì dư nợ cho vay có TSĐB chiếm 95,13%, TSĐB chủ yếu là bất động sản, máy móc thiết bị, xe,

hàng hóa, giấy tờ có giá. Dư nợ cho vay không có TSĐB chiếm 4,87% tổng dư nợ.

Chi nhánh chỉ cho vay không có TSĐB theo một tỷ lệ nhất định nhằm đảm bảo an toàn cho mình. Có thể coi đây là một bước đi thận trọng của chi nhánh nhằm hạn chế nợ xấu, giảm thiểu rủi ro, nhưng có thể bỏ lỡ những dự án hiệu quả hoặc khách hàng tốt. Tuy nhiên tỷ lệ tín dụng có TSĐB cao không có nghĩa là khoản vay tốt. Quan trọng hơn cả là ngân hàng cần thẩm định đúng giá trị TSĐB cho từng khoản vay và nâng cao theo dõi kiểm tra chất lượng TSĐB để hạn chế rủi ro cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn công thương – chi nhánh cầu giấy (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w