2.1.3.1 Công tác huy động vốn
Công tác huy động vốn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động của ngân hàng, đảm bảo thanh khoản, tạo lợi thế cạnh tranh cho ngân hàng về chi phí vốn, cũng như ảnh hưởng tới các nghiệp vụ khác. Muốn mở rộng tín dụng cần phải tăng cường huy động vốn, cơ cấu huy động vốn có quyết định đến cơ cấu tín dụng.
Những năm gần đây, thị trường huy động vốn có sự cạnh tranh gay gắt với những cuộc đua lãi suất trên thị trường, và những biến động thường xuyên của thị trường vàng, ngoại tệ và bất động sản đã ảnh hưởng không nhỏ tới công tác huy động vốn, tuy nhiên bằng các biện pháp hữu hiệu như: thường xuyên theo dõi và điều chỉnh kịp thời lãi suất huy động để đảm bảo tính cạnh tranh, thực hiện các chương trình khuyến mại với các phần quà và giải thưởng hấp dẫn dành cho khách hàng gửi tiền…Chi nhánh Cầu Giấy
đã duy trì được tốc độ tăng trưởng nguồn vốn cao.
Bảng 2.1: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN GIAI ĐOẠN 2010 - 2012
ĐVT: triệu đồng
Năm Tổng nguồn vốn Tổng huy động
2010 154.011 98.961
2011 233.811 124.051
2012 212.290 170.458
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh Cầu Giấy 2010 – 2012)
Nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng đều qua các năm.
Năm 2010, chi nhánh đã bám sát định hướng kế hoạch phát triển đô thị Quận, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, tranh thủ chính sách
khuyến mại lãi suất của ngành để huy động tối đa tiền nhàn rỗi trong dân và kết quả đã huy động được 98.961 triệu đồng.
Trong năm 2011, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh tiếp tục đảm bảo ổn định, tăng trưởng hợp lý. Bên cạnh việc triển khai và tuyên truyền kịp thời các đợt gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, ngân hàng còn giao chỉ tiêu huy động vốn tới toàn thể cán bộ nhân viên, đồng thời khen thưởng động viên khuyến khích phù hợp. Kết quả đạt được là tăng 25.090 triệu đồng nguồn vốn huy động tương ứng tăng 25,35% so với năm 2010.
Năm 2012 nguồn vốn huy động của chi nhánh có sự gia tăng đột biến, tăng 37,4% so với 2011. Có được kết quả trên là do trong năm 2012 chi nhánh triển khai các sản phẩm huy động vốn: Tiết kiệm dự thưởng chào mừng ngày quốc tế lao động 1/5/2012, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn dự thưởng, chứng chỉ trả lãi trước…Các sản phẩm này nhìn chung đều phù hợp với thị hiếu của khách hàng nên đã góp phần làm tăng hiệu quả huy động vốn. Đặc biệt đợt huy động vốn từ nguồn đền bù giải phóng mặt bằng dự án Khu đô thị mới AIC tại Mê Linh- Hà Nội, tháng 1/2012. Chi nhánh đã huy động được hơn 30 tỷ đồng. Đây là con số kỷ lục chi nhánh huy động được trong 1 tháng.
Bằng việc nắm chắc diễn biến thị trường, áp dụng đồng bộ các chính sách lãi suất, chính sách khách hàng linh hoạt nên chi nhánh đã giữ vững và tăng cường nguồn vốn từ khách hàng hiện có( đặc biệt là các khách hàng lớn) và thu hút khách hàng mới.
Bảng 2.2: CƠ CẤU VỐN HUY ĐỘNG
(Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng số Tỷ trọng (%) I. Phân theo kỳ hạn 98.961 100 124.051 100 170.458 100
Tiền gửi không kì hạn 11.242 11,36 15.680 12,64 22.313 13,09
Tiền gửi ngắn hạn 72.133 72,89 102.300 82,47 142.759 83,75
Tiền gửi trung và dài hạn
15.58
6 15,75 6.071 4,89 5.386 3,16
II. Phân theo loại tiền 98.961 100 124.051 100 170.458 100
VNĐ 86.591 87,5 114.157 92,02 158.304 92,87
Ngoại tệ quy đổi 12.37
0 12,5 9.894 7,98 12.154 7,13
( Nguồn: Bảng tổng kết tài sản giai đoạn 2010- 2012 của SaiGonBank- Cầu Giấy)
Nhìn vào bảng Cơ cấu vốn huy động, có thể thấy nguồn huy động tiền gửi chủ yếu của Chi nhánh là Tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn và nguồn vốn chủ yếu là huy động nội tệ.
* Phân theo kỳ hạn: Trong cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh , tỷ trọng của các khoản tiền gửi không kỳ hạn và đặc biệt là các khoản tiền gửi ngắn hạn có xu hướng tăng lên, cùng với đó là tỷ trọng của các khoản tiền gửi trung – dài hạn có xu hướng giảm xuống ( 15,75% năm 2010 xuống 3,16% năm 2012).
Sự tăng trưởng mạnh mẽ của các nguồn vốn ngắn hạn trong cơ cấu nguồn vốn huy động qua các năm tại chi nhánh có thể giải thích do sự chuyển hướng trong việc điều hành chính sách tiền tệ chống suy giảm kinh tế, kích thích tăng trưởng. Giai đoạn này xảy ra nhiều biến động lớn về lãi suất, nhất là năm 2012, từ mức lãi suất trần 14% được quy định trong thông tư 02/2011/TT- NHNN sau 5
lần điều chỉnh giảm liên tiếp vào các khoảng thời gian 13/3/2012, 10/4/2012, 28/5/2012, 11/6/2012, 24/12/2012 đến 31/12/2012 trần lãi suất huy động ngắn hạn chỉ còn 8% và dài hạn thì theo cơ chế thả nổi. Do đó gây tâm lý bất an cho người dân, họ gửi ngắn hạn để chờ lãi suất lên thì thay đổi kỳ hạn và nơi gửi tiền. Sự sụt giảm các nguồn vốn huy động trung, dài hạn trong cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh thực sự là điều không tốt vì đây là nguồn vốn tương đối ổn định, có thể ảnh hưởng đến sự an toàn trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
* Phân theo loại tiền gửi.
Giai đoạn 2010-2012, cơ cấu nguồn vốn huy động nội tệ tăng từ 87,5% năm 2010 lên 92,02% năm 2011, 92,87% vào năm 2012. Nguồn vốn ngoại tệ ngân hàng huy động được không chỉ giảm về tỷ trọng mà còn giảm cả về số lượng trong năm 2011. Nếu như ở năm 2010 nguồn ngoại tệ đạt 12.370 triệu đồng (quy đổi) thì năm 2011 giảm xuống 9.894 triệu đồng (quy đổi) và nhích lên 12.154 triệu đồng (quy đổi) vào 2012. Trước diễn biến tình hình kinh tế thế giới bất ổn với hai cuộc khủng hoảng lớn, khủng hoảng tài chính xuất phát từ Mỹ và khủng hoảng nợ công Châu Âu đã làm giảm niềm tin của dân chúng đối với các loại ngoại tệ mạnh, chuyển dần sang ưa chuộng đồng nội tệ là điều tất yếu.
2.1.3.2 Hoạt động tín dụng
Cho vay là hoạt động đem lại nguồn thu chủ yếu của NHTM. Để đảm bảo cho NHTM có thể duy trì và phát triển vững chắc, đòi hỏi hoạt động cho vay phải an toàn, hiệu quả. Trong giai đoạn 2010-2012, SaiGonBank- Cầu Giấy đã thực hiện nhiều biện pháp đảm bảo tiền vay cũng như chất lượng tín dụng và đã đạt được những kết quả khả quan.
Bảng 2.3:TÌNH HÌNH DƯ NỢ TÍN DỤNG
Đơn vị: triệu đồng
Nội dung Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tổng dư nợ 191.624 229.697 207.774
Biến động so với năm trước 28.405 38.073 (21.923)
Biến động (%) 17,40 19,87 (9,54)
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh Cầu Giấy 2010 – 2012)
Dựa vào số liệu của bảng Tình hình dư nợ tín dụng, ta thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng, giảm không đều qua các năm.
Năm 2010 chính sách tiền tệ thắt chặt hơn, lãi suất cơ bản giao động khoảng 8%-9%, lãi suất cho vay tăng lên giao động khoảng 14,5%- 18%, điều này làm cho việc cho vay của ngân hàng khó khăn hơn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng khó tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng. Tuy nhiên theo thông tư số 07/2010/TT-NHNN ngày 26/2/2010 và thông tư số 12/2010/TT-NHNN ngày 14/4/2010, ngân hàng nhà nước cho phép các ngân hàng được cho vay với lãi suất thỏa thuận. Vận dụng quy định cùng với nỗ lực tìm kiếm và quan hệ khách hàng của nhân viên chi nhánh nên hoạt động cho vay của chi nhánh tăng trưởng khá cao đạt 191.624 triệu đồng với mức tăng trưởng 17,40%.
Năm 2011, thực hiện nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ và chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 01/02/2011 của NHNN Việt Nam: thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ khống chế mức tăng trưởng tín dụng dưới 20% toàn ngân hàng, Chi nhánh tăng dư nợ cho vay của mình nhưng vẫn đảm bảo đúng quy định, duy trì mức tăng trưởng tín dụng 19,87%.
Năm 2012, dư nợ của Chi nhánh giảm, tăng trưởng âm. Do chi nhánh chủ trương chọn lọc khách hàng, chỉ đầu tư cho vay với khách hàng hoạt động có hiệu quả, có khả năng trả nợ ngân hàng, những khách hàng có nợ quá hạn lớn ngân hàng không tiến hành cho vay mà chỉ thu nợ. Đây cũng là thực trạng chung của hầu hết các NHTM trong giai đoạn này.
SaiGonBank- Cầu Giấy không chỉ tập chung vào hoạt động huy động vốn, cho vay mà còn phát triển các hoạt động khác của một ngân hàng hiện đại: Kinh doanh vàng và ngoại tệ, hoạt động thanh toán, hoạt động bảo lãnh, dịch vụ thẻ thanh toán… Liên tục đổi mới nâng cao chất lượng dịch vụ góp phần khẳng định hệ thống ngân hàng cả trong và ngoài nước.
* Nghiệp vụ bảo lãnh
Bảo lãnh là sản phẩm của ngân hàng được cung cấp thường xuyên cho các doanh nghiệp tại SaiGonBank- Cầu Giấy. Hoạt động bảo lãnh của đơn vị gồm: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo hiểm, bảo lãnh thanh toán…Đến cuối năm 2012 chi nhánh đã phát hành 75 món bảo lãnh trong nước với tổng số tiền là 11.060 triệu đồng. tăng 6 món so với năm trước, về giá trị tăng 5.660 triệu đồng, 4 món bảo lãnh nước ngoài với số tiền 81.685 USD.
* Hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ
Vàng và ngoại tệ là một trong những kênh đầu tư của chi nhánh. Trong 3 năm qua kênh đầu tư này có những kết quả khả quan, lợi nhuận liên tục tăng. Lợi nhuận năm 2010 đạt 635 triệu đồng, năm 2011 đạt 679 triệu đồng và năm 2012 lợi nhuận tăng lên 723 triệu đồng. Trong 3 năm qua diễn biến vàng và ngoại tệ biến đổi không ngừng và khó dự báo.
* Hoạt động thanh toán
- Dịch vụ thanh toán quốc tế: Năm 2012 doanh số thanh toán hàng xuất khẩu đạt 1,8 triệu USD, thanh toán hàng nhập khẩu đạt 2,95 triệu USD.
- Dịch vụ chuyển tiền, thu chi nội bộ: Tổng thu phí dịch vụ của chi nhánh năm 2012 đạt 7.349 triệu đồng, thanh toán không dùng tiền mặt đạt 19,035 triệu đồng, thanh toán dùng tiền mặt đạt 361.593 triệu đồng.
2.1.3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh
Giai đoạn 2010-2012 mặc dù phải đối mặt với những khó khăn từ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, cũng như áp lực cạnh tranh trên thị trường, song toàn thể cán bộ nhân viên chi nhánh đã phấn đấu không ngừng và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận.
Bảng 2.4: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
(Đơn vị: triệu đồng)
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh Cầu Giấy 2010 – 2012) Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010-2012, ta thấy Chi nhánh hoạt động có hiệu quả. Chênh lệch giữa tổng thu và tổng chi luôn dương: năm 2010 đạt 3.370 triệu đồng; năm 2011 đạt 5.230 triệu đồng; năm 2012 đạt 9.312 triệu đồng. Như vậy, lợi nhuận ngân hàng đạt được qua các năm đều tăng đặc biệt năm 2012 tăng 78,07% so với năm 2011.Trong tình hình nền kinh tế có nhiều khó khăn như 2012 mà chi nhánh đạt được kết quả như trên là điều đáng khích lệ. Trong đó phải kể đến việc giảm tổng chi năm 2012 còn 96,6% so với tổng chi của năm 2011. Như vậy trong năm 2012, tổng thu nhập của ngân hàng vẫn tăng lên mà chi tiêu lại giảm xuống so với năm 2011 thể hiện được hiệu quả của công tác tổ chức hoạt động của ngân hàng đang được nâng cao. Để có được kết quả khả quan đó là do chi nhánh có tầm nhìn chiến lược, ngay từ những tháng đầu năm chi nhánh đã dự đoán và đề ra những giải pháp hạn chế được rủi ro lãi suất tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, tài chính, thông qua huy động ngắn hạn 1-3 tháng. Bên cạnh đó chi nhánh cũng thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nhằm tăng thu, tiết kiệm chi như gia tăng các dịch vụ về thẻ, thanh toán, bảo lãnh, thanh toán quốc tế…chính những chính sách hợp lý đó đã giúp chi nhánh vượt qua những khó khăn do tác động của môi trường kinh tế bên ngoài.
Năm
Chỉ tiêu
Năm So sánh tăng giảm
2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ
(%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng thu nhập 38.245 45.430 48.146 7.185 18.79 2.716 5,98 Tổng chi phí 34.875 40.200 38.834 5.325 15,27 (1.366) (3,40) Lợi nhuận trước thuế 3.370 5.230 9.312 1.860 55,19 4.083 78,07
2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại SaiGonBank- Chi nhánh Cầu Giấy