Mặc dù rủi ro trong hoạt động tín dụng là tất yếu, các ngân hàng đều chấp nhận rủi ro tín dụng ở một mức độ nhất định sao cho không ảnh hưởng đến sự ổn định của ngân hàng và trong khả năng có thể giải quyết được. Một danh mục cho vay không đa dạng về chủ thể cho vay, lĩnh vực ngành nghề cho vay, loại hình cho vay…có thể tiềm ẩn những rủi ro lớn nếu xảy ra có thể vượt quá khả năng xử lý của ngân hàng..
Phần lớn những rủi ro tín dụng tiềm ẩn tại chi nhánh có nguồn gốc từ việc chưa xây dựng và công bố một danh mục cho vay phù hợp, chưa phân tán được rủi ro. Do đó phải xây dựng một danh mục cho vay phù hợp với các tiêu chí cụ thể như:
- Danh mục cho vay phải phản ánh được đặc điểm của thị trường TP.Hà Nội đồng thời phải thể hiện thị truờng mục tiêu của ngân hàng đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
- Danh mục cho vay phải phù hợp với quy mô và tiềm lực của chi nhánh - Danh mục cho vay phải đảm bảo được nguyên tắc chung là tập trung những lĩnh vực, những loại hình cho vay mà SaiGonBank có những lợi thế so sánh.
Từ những tiêu chí trên danh mục cho vay của chi nhánh cần phát triển theo những định hướng như sau:
- Đẩy mạnh hơn nữa thị trường bán buôn truyền thống là tập trung cho các khách hàng doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp mũi nhọn như: xăng dầu, thép, giày da, may mặc, thủy sản, linh kiện điện tử, thực phẩm và các lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh trong quá trình mở cửa thị trường.
- Tăng cường mở rộng và phát triển tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng thể nhân.
- Tập trung các loại hình tín dụng ngắn hạn, đặc biệt là tài trợ ngoại thương và đẩy mạnh tài trợ các công ty cổphần, công ty TNHH hay các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Mở rộng mạng lưới phòng giao dịch tại các khu trung tâm kinh tế, khu dân cư để mở rộng thị trường bán lẻ như cho vay tiêu dùng, mua nhà sửa nhà, cho vay cán bộ công nhân viên, cho vay thông qua phát hành thẻ tín dụng. Đây là một kênh cung cấp tín dụng có tiềm năng rất lớn.
- Duy trì tỷ lệ cho vay tương xứng với tỷ lệ huy động vốn một cách hợp lý để không bị động khi tình hình thị trường huy động thay đổi; duy trì một cơ cấu cho vay hợp lý giữa các thành phần kinh tế đảm bảo sự đa dạng trong cơ cấu cho vay, cơ cấu khách hàng, nhằm duy trì lợi thế cạnh tranh, ưu thế của ngân hàng, phân tán rủi ro khi tình hình kinh tế vĩ mô biến động mạnh.