Năng lực mở rộng và phát triển sản phẩm dịch vụ

Một phần của tài liệu đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần đại dương - chi nhánh vinh – nghệ an giai đoạn 2007 – 2020 (Trang 39 - 56)

c. Chức năng tạo tiền

1.3.4.4.Năng lực mở rộng và phát triển sản phẩm dịch vụ

Đa dạng hóa sản phẩm được xác định là thế mạnh và mũi nhọn để phát triển dịch vụ ngân hàng, cần tập trung vào những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, có đặc điểm nổi trội so với các sản phẩm trên thị trường nhằm tạo ra sự khác biệt trong cạnh tranh. Khả năng cung cấp được nhiều sản phẩm, nhất là sản phẩm mới thông qua sự đa dạng về sản phẩm và kênh phân phối sẽ giúp ngân hàng tranh thủ cơ hội phát triển dịch vụ ngân hàng tại một thị trường mới như Việt Nam. Các NHTM cần hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách hàng.

Một ngân hàng mà có thể tạo ra sự khác biệt riêng cho từng loại sản phẩm của mình trên cơ sở những sản phẩm truyền thống sẽ làm cho danh mục sản phẩm của mình trở nên đa dạng hơn, điều này sẽ đáp ứng được hầu hết các nhu cầu cầu khác nhau của khách hàng khác nhau, từ đó dễ dàng chiếm lĩnh thị phần và làm tăng sức mạnh cạnh tranh của ngân hàng.

1.3.4.5.Phát triển thương hiệu

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, đời sống con người ngày càng được nâng cao thì sự cạnh tranh về thương hiệu sẽ ngày càng mạnh mẽ. Bản chất thương hiệu chính là uy tín về chất lượng dịch vụ mà một ngân hàng sẵn sàng cung ứng cho xã hội. Tuy nhiên xây dựng thương hiệu cho một loại sản

phẩm hay dịch vụ hoàn toàn không phải là chuyện của ngày một ngày hai, lại càng không phải chỉ là việc tạo ra cho hàng hóa, dịch vụ một cái tên với một biểu tượng hấp dẫn rồi tiến hành đăng ký bảo hộ và … yên tâm trông chờ những cái tên, biểu tượng đó mang lại cho doanh nghiệp. Xây dựng thành công thương hiệu cho một hoặc một nhóm sản phẩm là cả một quá trình gian nan, một quá trình tự khẳng định chính mình với sự đầu tư hợp lý trên cơ sở hiểu một cách cặn kẽ các nội hàm của thương hiệu.

1.3.4.6. Tài sản cố định huy động và năng lực cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng tăng thêm ngân hàng tăng thêm

Tài sản cố định huy động là công trình hay hạng mục công trình, máy móc thiết bị có khả năng phát huy tác dụng độc lập đã kết thúc quá trình, xây dựng, mua sắm, đã làm xong thủ tục chẳng hạn như công trình nhà văn phòng của một chi nhánh hay một phòng giao dịch mới, số lượng máy ATM đã lắp đặt,…

Năng lực cung cấp sản phẩm dịch vụ tăng thêm là khả năng đáp ứng nhu cầu phục vụ của tài sản cố định đã được huy động vào để cung cấp các sản phẩm theo kế hoạch đầu tư. Năng lực này thể hiện thông qua các sản phẩm dịch vụ mới mà ngân hàng thương mại có thể cung cấp hay số lượng, khối lượng và chất lượng giao dịch sản phẩm tăng thêm

Các tài sản cố định được huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm là sản phẩm cuối cùng của các công cuộc đầu tư

1.3.4.7.Phát triển mở rộng mạng lưới

Đối với các ngân hàng, nhất là những đơn vị còn non trẻ, việc mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch là điều kiện tiên quyết để tăng thị phần trong bối cảnh cạnh tranh trên thị trường tài chính - ngân hàng ngày càng gay gắt.

Cách đây 2 năm, tốc độ mở rộng mạng lưới của các ngân hàng tăng lên chóng mặt và đây cũng là việc làm được cơ quan chức năng ủng hộ. Đặc biệt

là khi thị trường tài chính Việt Nam đang dần mở cửa theo lộ trình cam kết WTO. Để có thể nâng cao sức cạnh tranh khi thị trường tài chính - ngân hàng có nhiều đơn vị tham gia, nhất là sự xuất hiện của các ngân hàng con 100% vốn nước ngoài ngày một gia tăng, thì kế hoạch "bành trướng" mạng lưới hoạt động luôn được hầu hết ngân hàng coi trọng

Việc mở rộng mạng lưới nhanh như hiện nay nằm trong kế hoạch sử dụng hiệu quả nguồn vốn điều lệ mới. Đồng thời, đây còn là chiến lược phát triển kênh phân phối bán lẻ của nhà băng.Các ngân hàng làm việc này nhằm đạt được nhiều mục đích như tạo thêm sức mạnh để củng cố thị phần, củng cố thương hiệu, mở rộng dịch vụ và tăng thêm năng lực tài chính.

Theo Quyết định 13/2008/QĐ-NHNN về mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại (NHTM), các ngân hàng phải đảm bảo vốn điều lệ đạt mức trên 100 tỷ đồng/chi nhánh nếu chi nhánh được mở tại TP. HCM và Hà Nội, trên mức 50 tỷ đồng/chi nhánh nếu chi nhánh được mở tại các địa phương khác

Mở rộng mạng lưới là vấn đề có tính chiến lược ở mỗi NHTM, việc mở ra điểm giao dịch kèm theo đó là đầu tư chi phí lớn, nên ngân hàng phải tính toán. Kể cả đã mở ra các chi nhánh mà hoạt động không hiệu quả thì ngân hàng chắn chắn cũng đóng cửa và ngược lại, một khi mở ra vẫn có hiệu quả thì không có lý do gì dừng lại

Quyết định mở rộng hay không mở rộng mạng lưới hoạt động ngân hàng phản ánh năng lực quản trị của mỗi ngân hàng trong việc bành trướng về mạng lưới hay phát triển các loại hình dịch vụ.

Tuy nhiên, khi mở rộng hoạt động, các rủi ro cũng sẽ phát sinh tương ứng. Và câu hỏi đầu tiên là năng lực về vốn, về quản trị con người của ngân hàng liệu có phù hợp, thích ứng, theo kịp cùng quá trình phát triển mạng lưới. Do vậy, việc quy định vốn điều lệ phải là bao nhiêu mới được mở phòng giao dịch/chi nhánh là không cần thiết

Theo đó, trong vòng một năm kể từ ngày khai trương hoạt động, ngân hàng thương mại chỉ được mở sở giao dịch, chi nhánh khi đáp ứng đủ 7 điều kiện sau:

− Thứ nhất, hoạt động có hiệu quả, đảm bảo tuân thủ các quy định về an toàn tại thời điểm đề nghị: kinh doanh có lãi trong năm trước liền kề năm đề nghị mở sở giao dịch, chi nhánh; tỷ lệ nợ xấu dưới 3% so với tổng dư nợ; đảm bảo các tỷ lệ an toàn trong hoạt động ngân hàng; phân loại nợ, trích lập đủ dự phòng rủi ro theo quy định; có bộ phận kiểm toán nội bộ và hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

− Thứ hai, có bộ máy quản trị, điều hành hoạt động có hiệu quả: hội đồng quản trị, ban kiểm soát có số lượng thành viên và cơ cấu đảm bảo theo quy định của pháp luật; thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát và người điều hành đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định, không vi phạm nghiêm trọng các quy định có liên quan đến quản trị, kiểm soát, điều hành ngân hàng trong thời gian đương nhiệm.

− Thứ ba là có hệ thống công nghệ thông tin theo yêu cầu quản lý của ngân hàng thương mại, đảm bảo trụ sở chính kết nối trực tuyến với sở giao dịch, chi nhánh dự kiến được mở.

− Thứ tư, không bị thanh tra Ngân hàng Nhà nước xử phạt hành chính tổng cộng từ 15 triệu đồng trở lên trong thời gian một năm, tính đến thời điểm đề nghị mở sở giao dịch, chi nhánh.

− Thứ năm là số chi nhánh ngân hàng thương mại được mở phải đảm bảo theo công thức: 200 tỷ x N1 + 100 tỷ x N2 + C1 + C2 < C (C là vốn điều lệ của ngân hàng thương mại (tính bằng tỷ đồng Việt Nam; N1 là số sở giao dịch, chi nhánh đã mở và đề nghị mở tại thành phố Hà Nội và Tp.HCM; N2 là số sở giao dịch, chi nhánh đã mở và đề nghị mở tại

tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ngoài thành phố Hà Nội và Tp.HCM; C1: khoản vốn góp, mua cổ phần theo quy định hiện hành; C2: số vốn cấp cho đơn vị sự nghiệp).

− Thứ sáu, giám đốc sở giao dịch, chi nhánh dự kiến mở đủ điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại Khoản 4 Điều 21 Nghị định 59/2009/NĐ- CP ngày 16/7/2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại và không kiêm nhiệm chức danh nào khác tại sở giao dịch, chi nhánh ngân hàng thương mại.

− Điều kiện cuối cùng là phải có phương án mở sở giao dịch, chi nhánh đảm bảo tối thiểu các nội dung theo quy định của ngân hàng nhà nước

Theo đó trong thời gian một năm kể từ ngày khai trương hoạt động, ngân hàng thương mại chỉ được mở tối đa 5 sở giao dịch, chi nhánh theo kế hoạch trong đề án thành lập ngân hàng.

1.3.4.8.Tăng trưởng số lượng nhân sự và chất lượng nhân sự

Số lượng nhân sự tăng thêm được tính trên hiệu số nhân sự năm nghiên cứu so với năm liền kề trước đó. Đây là một trong những chỉ tiêu phản ánh quy mô của ngân hàng thương mại

Chất lượng nhân sự được đánh giá dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau như: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

− Trình độ văn hóa

− Trình độ chuyên môn nghiệp vụ

− Thời lượng đào tạo nội bộ

− Kinh nghiệm công tác

− Sức khỏe…..

1.4. Các nhân tố tác động đến hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh trong của các ngân hàng thương mạitranh trong của các ngân hàng thương mại tranh trong của các ngân hàng thương mại

1.4.1. Các nhân tố khách quan

1.4.1.1. Tác nhân từ phía NHTM mới tham gia thị trường.

Các NHTM mới tham gia thị trường với những lợi thế quan trọng như:

− Mở ra những tiềm năng mới

− Có động cơ và ước vọng giành được thị phần

− Đã tham khảo kinh nghiệm từ những NHTM đang hoạt động

− Có được những thống kê đầy đủ và dự báo về thị trường…

Như vậy, bất kể thực lực của NHTM mới là thế nào, thì các NHTM hiện tại đã thấy một mối đe dọa về khả năng thị phần bị chia sẻ; ngoài ra, các NHTM mới có những kế sách và sức mạnh mà các NHTM hiện tại chưa thể có thông tin và chiến lược ứng phó.

1.4.1.2. Tác nhân là các NHTM hiện tại

Đây là những mối lo thường trực của các NHTM trong kinh doanh. Đối thủ cạnh tranh ảnh hưởng đến chiến lược hoạt động kinh doanh của NHTM trong tương lai. Ngoài ra, sự có mặt của các đối thủ cạnh tranh thúc đẩy ngân hàng phải thường xuyên quan tâm đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng các dịch vụ cung ứng để chiến thắng trong cạnh tranh.

1.4.1.3. Tác nhân là sức ép từ phía khách hàng

Một trong những đặc điểm quan trọng của ngành ngân hàng là tất cả các cá nhân, tổ chức kinh doanh sản xuất hay tiêu dùng, thậm chí là các ngân hàng khác cũng đều có thể vừa là người mua các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, vừa là người bán sản phẩm dịch vụ cho ngân hàng. Những người bán sản phẩm thông qua các hình thức gửi tiền, lập tài khoản giao dịch hay cho vay đều có mong muốn là nhận được một lãi suất cao hơn; trong khi đó những người mua sản phẩm (vay vốn) lại muốn mình chỉ phải trả một chi phí vay vốn nhỏ hơn thực tế. Như vậy, ngân hàng sẽ phải đối mặt với sự mâu thuẫn giữa hoạt động tạo lợi nhuận có hiệu quả và giữ chân được khách hàng cũng

như có được nguồn vốn thu hút rẻ nhất có thể.

1.4.1.4.Tác nhân là sự xuất hiện các dịch vụ mới

Sự ra đời ồ ạt của các tổ chức tài chính trung gian đe dọa lợi thế của các NHTM khi cung cấp các dịch vụ tài chính mới cũng như các dịch vụ truyền thống vốn vẫn do các NHTM đảm nhiệm. Các trung gian này cung cấp cho khách hàng những sản phẩm mang tính khác biệt và tạo cho người mua sản phẩm có cơ hội chọn lựa đa dạng hơn, thị trường ngân hàng mở rộng hơn. Điều này tất yếu sẽ tác động làm giảm đi tốc độ phát triển của các NHTM, suy giảm thị phần.

Ngày nay, người ta cho rằng, khi các NHTM mạnh lên nhờ sự rèn luyện trong cạnh tranh, thì hệ thống NHTM sẽ mạnh hơn và có sức đàn hồi tốt hơn sau các cú sốc của nền kinh tế.

1.4.2. Nhóm nhân tố chủ quan

Bên cạnh các nhân tố khách quan tác động đến năng lực cạnh tranh của các NHTM, trên thực tế, nhóm các nhân tố thuộc về nội tại của hệ thống NHTM cũng ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng này, chúng bao gồm:

− Năng lực điều hành của ban lãnh đạo ngân hàng

− Quy mô vốn và tình hình tài chính của NHTM

− Công nghệ cung ứng dịch vụ ngân hàng

− Chất lượng nhân viên

− Cấu trúc tổ chức

− Danh tiếng và uy tín của NHTM (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh đó, đặc điểm sản phẩm và đặc điểm khách hàng của NHTM cũng là nhân tố chi phối đến khả năng cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Cụ thể:

− Tác nhân về đặc điểm sản phẩm

động kinh doanh của nó. Sản phẩm chính sử dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM là tiền, đó là loại sản phẩm có tính xã hội và có tính nhạy cảm cao, chỉ một biến động nhỏ ( thay đổi lãi suất ) cũng có ảnh hưởng to lớn đến hoạt động kinh doanh của các NHTM nói riêng và hoạt động của toàn xã hội nói chung. Từ đặc điểm này dẫn đến cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng trở nên quyết liệt. Có nghĩa là, chính vì sản phẩm kinh doanh có tính nhạy cảm cao đã làm tăng tính cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh của NHTM.

− Tác nhân về đặc điểm khách hàng

Khách hàng của NHTM không phải là khách hàng luôn “trung thành” mà rất dễ bị lôi kéo và thay đổi quan hệ giao dịch. Mức độ trung thành của khách hàng phụ thuộc vào sự đối xử của NHTM với họ, mà cao nhất là lợi ích trực tiếp thu được từ quan hệ giao dịch với ngân hàng. Khách hàng có thể ngay lập tức thay đổi quan hệ với ngân hàng để tìm mối lợi lớn hơn nếu họ biết rằng mức lãi mà họ nhận được cao (nếu là sản phẩm bán) và mức lãi suất thấp (nếu là sản phẩm mua) so với ngân hàng họ quan hệ. Như vậy, sự cạnh tranh của ngân hàng cũng được nhân lên do đặc điểm khách hàng rất dễ thay đổi quan hệ với ngân hàng. Các đặc điểm nêu trên được coi là các nhân tố về phía NHTM tạo nên tính cạnh tranh cao của kinh doanh ngân hàng.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI DƯƠNG – CHI NHÁNH VINH – NGHỆ AN 2.1. Tổng quan hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại dương – Chi nhánh Vinh (Oceanbank Vinh)

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Oceanbank Vinh

Thành lập năm 1993 và chuyển đổi mô hình hoạt động từ năm 2005, với những nỗ lực không ngừng của HĐQT, Ban Điều hành và tập thể CBNV, OceanBank đã ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên thị trường tài chính ngân hàng, xây dựng niềm tin vững bền đối với đối tác, khách hàng và cổ đông. Từ một ngân hàng với vốn điều lệ 300 triệu đồng, năm 2011, OceanBank có vốn điều lệ lên 4000 tỷ đồng và năm 2012 ngân hàng sẽ tăng vốn lên mức 5,000 tỷ đồng

Với sự hợp tác đắc lực của cổ đông chiến lược, đối tác chiến lược Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và Tập đoàn Đại Dương, OceanBank đã có sự chuẩn bị về mọi mặt, sẵn sàng cho những bước chuyển mình mới: Đến năm 2013, OceanBank sẽ trở thành một ngân hàng đa năng, hiện đại có tầm vóc tương xứng với một ngân hàng TMCP lớn trong nước, có năng lực tài chính, mạng lưới khách hàng, hệ thống chi nhánh, nguồn nhân lực và công nghệ…đủ mạnh để tạo điều kiện tốt nhất cho việc chuyển hướng hành một ngân hàng hàng đầu trong giai đoạn 2013-2020

lưới kinh doanh, OceanBank đã đạt tốc độ tăng trưởng ngoạn mục thể hiện ở

Một phần của tài liệu đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần đại dương - chi nhánh vinh – nghệ an giai đoạn 2007 – 2020 (Trang 39 - 56)