Nhóm nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần đại dương - chi nhánh vinh – nghệ an giai đoạn 2007 – 2020 (Trang 45 - 110)

Bên cạnh các nhân tố khách quan tác động đến năng lực cạnh tranh của các NHTM, trên thực tế, nhóm các nhân tố thuộc về nội tại của hệ thống NHTM cũng ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng này, chúng bao gồm:

− Năng lực điều hành của ban lãnh đạo ngân hàng

− Quy mô vốn và tình hình tài chính của NHTM

− Công nghệ cung ứng dịch vụ ngân hàng

− Chất lượng nhân viên

− Cấu trúc tổ chức

− Danh tiếng và uy tín của NHTM

Bên cạnh đó, đặc điểm sản phẩm và đặc điểm khách hàng của NHTM cũng là nhân tố chi phối đến khả năng cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Cụ thể:

− Tác nhân về đặc điểm sản phẩm

động kinh doanh của nó. Sản phẩm chính sử dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM là tiền, đó là loại sản phẩm có tính xã hội và có tính nhạy cảm cao, chỉ một biến động nhỏ ( thay đổi lãi suất ) cũng có ảnh hưởng to lớn đến hoạt động kinh doanh của các NHTM nói riêng và hoạt động của toàn xã hội nói chung. Từ đặc điểm này dẫn đến cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng trở nên quyết liệt. Có nghĩa là, chính vì sản phẩm kinh doanh có tính nhạy cảm cao đã làm tăng tính cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh của NHTM.

− Tác nhân về đặc điểm khách hàng

Khách hàng của NHTM không phải là khách hàng luôn “trung thành” mà rất dễ bị lôi kéo và thay đổi quan hệ giao dịch. Mức độ trung thành của khách hàng phụ thuộc vào sự đối xử của NHTM với họ, mà cao nhất là lợi ích trực tiếp thu được từ quan hệ giao dịch với ngân hàng. Khách hàng có thể ngay lập tức thay đổi quan hệ với ngân hàng để tìm mối lợi lớn hơn nếu họ biết rằng mức lãi mà họ nhận được cao (nếu là sản phẩm bán) và mức lãi suất thấp (nếu là sản phẩm mua) so với ngân hàng họ quan hệ. Như vậy, sự cạnh tranh của ngân hàng cũng được nhân lên do đặc điểm khách hàng rất dễ thay đổi quan hệ với ngân hàng. Các đặc điểm nêu trên được coi là các nhân tố về phía NHTM tạo nên tính cạnh tranh cao của kinh doanh ngân hàng.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI DƯƠNG – CHI NHÁNH VINH – NGHỆ AN 2.1. Tổng quan hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại dương – Chi nhánh Vinh (Oceanbank Vinh)

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Oceanbank Vinh

Thành lập năm 1993 và chuyển đổi mô hình hoạt động từ năm 2005, với những nỗ lực không ngừng của HĐQT, Ban Điều hành và tập thể CBNV, OceanBank đã ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên thị trường tài chính ngân hàng, xây dựng niềm tin vững bền đối với đối tác, khách hàng và cổ đông. Từ một ngân hàng với vốn điều lệ 300 triệu đồng, năm 2011, OceanBank có vốn điều lệ lên 4000 tỷ đồng và năm 2012 ngân hàng sẽ tăng vốn lên mức 5,000 tỷ đồng

Với sự hợp tác đắc lực của cổ đông chiến lược, đối tác chiến lược Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và Tập đoàn Đại Dương, OceanBank đã có sự chuẩn bị về mọi mặt, sẵn sàng cho những bước chuyển mình mới: Đến năm 2013, OceanBank sẽ trở thành một ngân hàng đa năng, hiện đại có tầm vóc tương xứng với một ngân hàng TMCP lớn trong nước, có năng lực tài chính, mạng lưới khách hàng, hệ thống chi nhánh, nguồn nhân lực và công nghệ…đủ mạnh để tạo điều kiện tốt nhất cho việc chuyển hướng hành một ngân hàng hàng đầu trong giai đoạn 2013-2020

lưới kinh doanh, OceanBank đã đạt tốc độ tăng trưởng ngoạn mục thể hiện ở các chỉ tiêu về tổng tài sản và lợi nhuận. Với tổng tài sản tính đến cuối năm 2007 đạt 13,680 tỷ đồng, OceanBank đã đạt mức lợi nhuận trước thuế cả năm là 135,5 tỷ đồng, tăng gấp hơn 10 lần so với năm 2006. Năm 2011, mặc dù được coi là năm khó khăn đối với hoạt động ngân hàng, các chỉ tiêu về tổng tài sản, tổng nguồn vốn huy động, dư nợ, thu nhập... của OceanBank đều có sự tăng trưởng ổn định. Năm 2011, tổng tài sản của OceanBank đạt trên 62,000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 643 tỷ đồng.

Xác định nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng số một, OceanBank thu hút nhiều nhân lực có trình độ quản lý giỏi, chuyên viên tài chính cao cấp, các chuyên gia nước ngoài, đặc biệt là những nhân sự biết kết hợp trình độ quản lý chuyên môn sâu, năng lực xây dựng văn hoá tổ chức hiện đại với hiệu quả tổng thể. Phương châm của OceanBank là: Nguyên tắc linh hoạt, tự chủ công việc, thượng tôn trách nhiệm và kỷ luật chặt chẽ. Đến nay, tổng số CBNV của OceanBank đạt gần 2.000 người.

Hợp tác đa phương: Các hoạt động hợp tác đa phương được thúc đẩy xứng tầm với sự vươn lên mạnh mẽ của ngân hàng. OceanBank đã ký kết hợp tác với nhiều đối tác như: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam, Tổng công ty CP Tài chính Dầu khí Việt Nam, Công ty Chuyển mạch Tài chính QG Việt Nam, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, Tổng Công ty Đường Sắt Việt Nam, Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam… để hỗ trợ kinh nghiệm, chia sẻ công nghệ cũng như hợp tác toàn diện trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Mạng lưới: Phát triển mạng lưới rộng và mạnh, thành lập thêm chi nhánh, phòng giao dịch đồng nghĩa với việc chiếm lĩnh thị phần và xây dựng năng lực cạnh tranh nên đây là một trong những ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch của OceanBank. Các chi nhánh được thành lập trên cơ sở định hướng chiến lược lâu dài của ngân hàng và đặc biệt coi trọng tính hiệu quả và tính liên kết, tạo thành một chuỗi cung cấp dịch vụ hoàn chỉnh và tiện lợi, tạo ra

những lợi ích nhóm cao nhất cho những khách hàng sử dụng các dịch vụ của OceanBank trong cùng khu vực.

OceanBank đã phủ sóng đến tòan bộ các địa bàn kinh tế trọng điểm của cả nước, bao gồm: Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Giang, Thái Bình, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Nghệ An, Bình Định, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Vũng Tàu, Hồ Chí Minh, Hà Tĩnh, Cần Thơ, Đồng Nai, Bình Dương, Cà Mau. OceanBank đã nâng số phòng giao dịch và chi nhánh lên con số trên 100.

Công nghệ: Được xây dựng theo mô hình chuẩn cho Ngân hàng hiện đại với đầy đủ phòng ban chức năng theo tiêu chuẩn quốc tế về quản lý các dịch vụ công nghệ thông tin ISO 2000, hoạt động công nghệ thông tin đã có những đóng góp quan trọng vào thành công chung của OceanBank. OceanBank đã triển khai thành công CoreBanking tạo nền tảng phát triển một ngân hàng hiện đại, đa năng; dịch vụ Ngân hàng điện tử được mở rộng với nhiều ứng dụng, nâng cấp hạ tầng truyền thông CNTT đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn và ổn định.

- Cơ cấu bộ máy tổ chức của chi nhánh (sơ đồ 2.1) BAN GIÁM ĐỐC Khối quan hệ khách hàng Khối QLRR Khối tác nghiệp Khối quản

lí nội bộ Khối trực thuộc

Phòng QHKH Phòng QLRR Phòng QTTD DVKH Phòng QL và DVKQ BP TTQT TCKT TCHC KHTH Điện toán 4 P.GD

2.1.2.Hoạt động kinh doanh của Oceanbank – Vinh

2.1.2.1. Huy động vốn

Vốn là một yếu tố quan trọng để tiến hành bất cứ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào, nó được coi là “chìa khóa” đảm bảo tăng trưởng và phát triển của mọi hình thái xã hội. Bằng việc huy động các khoản tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế, hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng đã góp phần không nhỏ trong việc thu hút lượng vốn lớn đáp ứng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp. Công tác huy động vốn mang ý nghĩa quyết định tới thắng lợi trong hoạt động kinh doanh của bản thân Ngân hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngân hàng huy động vốn dưới các hình thức sau:

− Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.

− Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước khi được Thống đốc NHNN chấp thuận.

− Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và của tổ chức tín dụng nước ngoài.

− Vay vốn ngắn hạn của NHNN dưới hình thức tái cấp vốn.

− Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNN.

2.1.2.2. Hoạt động cho vay và đầu tư

Về hoạt động cho vay, Oceanbank – Vinh chịu sự chỉ đạo sát sao của Oceanbank về trần cho vay trong từng thời kỳ, tuy nhiên do lợi thế về lãi suất

cho vay cạnh tranh nhất trên địa bàn, dư nợ vay của chi nhánh luôn tăng trưởng và đảm tỷ lệ an tỷ lệ an toàn cho phép.

Trong hoạt động của các NHTM Việt Nam hiện nay, hoạt động tín dụng là một nghiệp vụ truyền thống, nền tảng, chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu tài sản và cơ cấu thu nhập, nhưng cũng là hoạt động phức tạp, tiềm ẩn những rủi ro lớn cho các NHTM. Tín dụng trong điều kiện trong nền kinh tế mở, cạnh tranh và hội nhập vẫn tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong kinh doanh ngân hàng và đang đặt ra những yêu cầu mới về nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng.

Tính đến thời điểm cuối 2011, tổng dư nợ của Oceanbank – Vinh đạt 803,6 tỷ đồng, chiếm 1,87% tổng dư nợ của các ngân hàng trên địa bàn. Trong giai đoạn 2007-2011, thị phần dự nợ của Oceanbank – Vinh đều tăng, tuy nhiên 6 tháng đầu năm 2012 giảm xuống do năm 2012 Oceanbank – Vinh bị giới hạn huy động vốn không đảm bảo tỷ lệ yêu cầu của NH trung ương. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của Oceanbank – Vinh đều tăng trong giai đoạn 2007-2011, trong đó tăng mạnh nhất là năm 2010 với tốc độ tăng trưởng đạt 28,3%. Tốc độ tăng trưởng dư nợ của Oceanbank – Vinh tương đối cao so với tốc độ tăng trưởng của các ngân hàng khác trên địa bàn

2.1.2.3.Công tác kế toán

Tính đến 31/12/2011, chi nhánh đã có 9.000 tài khoản tiền gửi thanh toán, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh việc tăng khối lượng tài khoản giao dịch, chi nhánh đã phát triển nhiều dịch vụ kèm theo như dịch vụ ngân hàng trực tuyến Internet Banking, SMS Banking, Phone Banking. Đến nay đã có 815 khách hàng là các tổ chức và các nhân sử dụng Internet Banking, 3.651 khách hàng sử dụng SMS Banking và 105 khách hàng cá nhân sử dụng Phone Banking.

của chi nhánh, chấp hành đúng văn bản chế độ Nhà nước và quy chế tài chính nội ngành, tham mưu cho lãnh đạo, phối hợp, hướng dẫn cùng các bộ phận khác trong cơ quan thực hiện đúng việc hạch toán kế toán tiền vay của khách hàng, quản trị vốn, xây dựng cơ bản, chi tiêu mua sắm đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, quản lý tốt tài sản ngân hàng. Thực hiện kịp thời đầy đủ báo cáo tái chính định kỳ hàng tháng, quý, năm phục vụ cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh, thực hiện tốt nghĩa vụ thuế đối với ngân sách nhà nước.

2.1.2.4. Thanh toán xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ

Trong những năm qua, tình hình kinh tế thế giới có nhiều khó khăn và bất ổn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn, dẫn đến dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu của chi nhánh cũng bị ảnh hưởng.

Tổng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu năm 2011 ước đạt 8 triệu USD, tăng 4 % so với năm trước. Năm 2011, doanh số kiều hối của chi nhánh ước đạt gần 3.6 triệu USD tăng gấp 1,02 lần so với năm 2010. Các món chuyển tiền được chi trả an toàn, chính xác, tăng thu dịch vụ và góp phần tăng hiệu quả huy động vốn. Chi nhánh đã cố gắng nhiều trong việc tư vấn chuyển tiền, cải tiến quy trình nghiệp vụ, quản lý hồ sơ, thu hút được nhiều khách hàng chuyển tiền về qua chi nhánh. Doanh số mua bán ngoại tệ năm 2011 ước đạt 4.92 triệu USD, giảm 6,8% so với năm 2010; lãi ròng từ kinh doanh ngoại tệ ước đạt 0.22 tỷ đồng.

Số dư bảo lãnh đến 31/12/2011 ước đạt 212 tỷ đồng, giảm 4,55% so với năm 2010. Nguyên nhân sụt giảm là do các doanh nghiệp trên địa bàn vẫn đang gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Cùng với đó là sự cạnh tranh, chia sẽ thị phần của các ngân hàng khác. Trong năm qua, hoạt động bảo lãnh của chi nhánh vẫn luôn đảm bảo thực hiện đúng quy trình, không để xảy ra rủi ro, tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh, đem

lại nguồn thu phí dịch vụ ước đạt gần 0,26 tỷ đồng.

2.1.2.5. Phát hành và thanh toán thẻ

Năm 2011, Chi nhánh dự kiến phát hành được 39 thẻ quốc tế, tăng 6% so với năm 2010 và đạt 100% so với kế hoạch đề ra. Doanh số thanh toán thẻ tín dụng quốc tế do Chi nhánh phát hành đạt gần 0,21 tỷ đồng, tăng 27% so với năm 2010.

Năm 2011, số lượng thẻ Chi nhánh phát hành ước đạt 3.045 thẻ (trong đó phát hành mới khoảng 835 thẻ), nâng tổng số thẻ đã phát hành ước đến 31/12/2011 lên trên 7.500 thẻ. Cùng với việc phát hành thẻ ghi nợ nội địa truyền thống Connect 24, năm 2011 Chi nhánh tiếp tục đưa các sản phẩm thẻ ghi nợ quốc tế Master Debit và Visa Debit vào thị trường tạo thêm sự đa dạng của sản phẩm thẻ. Số lượng thẻ ghi nợ quốc tế phát hành trong năm 2012 dự kiến là 62 thẻ, tăng 2,5%.

Trong năm 2011, chi nhánh đã lắp đặt 8 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) đạt 100% so với chỉ tiêu được giao và nâng tổng số điểm chấp nhận thanh toán thẻ trên địa bàn lên 21 điểm, doanh số thanh toán qua các máy POS ước đạt 0,12 tỷ đồng

2.1.2.6. Ngân quỹ

Năm 2011, tổng thu chi tiền mặt VNĐ tăng 13%, tổng thu tiền mặt ngoại tệ tăng 5,9% và tổng chi tiền mặt ngoại tệ tăng 2,8% so với năm 2010

2.1.2.7. Kết quả hoạt động kinh doanh

Nhờ thực hiện tốt các mặt nghiệp vụ, luôn chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và phát triển dịch vụ nên suốt những năm qua, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh luôn có lãi. Từ năm 2007 đến 2011, chi nhánh ngân hàng đã đạt được kết quả kinh doanh như sau:

- Năm 2007: Lãi trước thuế 15,66 tỷ đồng. - Năm 2008: Lãi trước thuế 17,33 tỷ đồng.

- Năm 2009: Lãi trước thuế 15,21 tỷ đồng. - Năm 2010: Lãi trước thuế 21,10 tỷ đồng. - Năm 2011: Lãi trước thuế 25,34 tỷ đồng.

2.2. Năng lực cạnh tranh của NH TMCP Đại dương chi nhánh Vinh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.1. Năng lực cạnh tranh của NH TMCP Đại dương chi nhánh Vinh

Trong những năm qua, ngân hàng đã có những bước phát triển nhanh, mạnh với những thành công đạt được và ngân hàng đã gặt hái được nhiều thành tích, cụ thể:

− Giải STV (Straight – Through – Processing) Award cho ngân hàng có tỷ lệ diện đạt chuẩn cao do Ngân hàng Wells Fargo trao tặng

− Top 100 Ngân hàng có Bảng cân đối kế toán mạnh nhất (an toàn nhất) Khu vực Châu Á Thái Bình Dương doTạp chí The Asian Banker xếp hạng

− Top 500 ngân hàng lớn nhất khu vực Châu Á Thái Bình Dương doTạp chí The Asian Banker xếp hạng

− Giải Sao vàng Đất việt 2011 do Hiệp hội Doanh nghiệp Trẻ trao tặng

− Giải thưởng Sao đỏ 2011 dành cho Chủ tịch Hội đồng Quản trị - Ông Hà Văn Thắm do Hội doanh nhân trẻ Việt nam trao tặng

Một phần của tài liệu đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần đại dương - chi nhánh vinh – nghệ an giai đoạn 2007 – 2020 (Trang 45 - 110)