Cạnh tranh bằng công cụ lãi suất

Một phần của tài liệu đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần đại dương - chi nhánh vinh – nghệ an giai đoạn 2007 – 2020 (Trang 56 - 60)

Trong hoạt động của NH thì lãi suất là công cụ quan trọng để cạnh tranh.Với hai mảng nghiệp vụ là huy động vốn và nghiệp vụ tín dụng của NH

Về nghiệp vụ huy động vốn, thông thường lãi suất càng cao thì càng thu hút được nhiều khách hàng gửi tiền và mua chứng từ có giá trị do ngân hàng phát hành. Lãi suất được chia thành nhiều mức tương ứng với các kỳ hạn tiền gửi của khách hàng lựa chọn và cũng tạo điều kiện cho khách hàng gửi tiền. Mức chênh lệch lãi suất giữa khoản tiền dài hạn và ngắn hạn tác động nhiều đến sự lựa chọn kỳ hạn cho tiền gửi của khách hàng.

Về nghiệp vụ tín dụng của NH thì lãi suất cho vay ngày càng thấp thì càng thu hút nhiều khách hàng vay tiền. Khoản tiền vay kỳ hạn dài thì lãi suất cao hơn các khoản tiền vay ngắn hạn. Lãi suất cho vay của các ngân hàng đối với một dự án đầu tư hay là một món vay còn tùy thuộc vào độ rủi ro của nó, nếu rủi ro cao thì lãi suất cho vay càng cao và ngược lại.

Do tính chất đặc thù của ngành ngân hàng mà việc thay đổi lãi suất không phụ thuộc vào các yếu tố kinh doanh, tổng doanh số mà phụ thuộc vào sự cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn. Điều chỉnh lãi suất sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khách hàng. Nếu sự điều chỉnh không hợp lý giữa lãi suất huy động vốn và lăi suất cho vay sẽ gây ra những hậu quả khôn lường trong công tác chiếm lĩnh thị trường với khách hàng luôn nhạy cảm với những dao động của lãi suất trên thị trường liên ngân hàng. Nếu lãi suất cho vay cao có thể chấp nhận được đối với khách hàng thì ngân hàng có thể tăng lãi suất huy động vốn dể tăng lượng vốn và thu hút khách hàng mới. Ngược lại, nếu ngân hàng huy động được nguồn vốn có lăi suất thấp thì có thể giảm lăi suất cho vay đối với khách hàng để cạnh tranh thu hút khách hàng của các ngân hàng khác.Tùy theo mục tiêu điều chỉnh cân đối theo kỳ hạn và đảm bảo tính thanh khoản cho khách hàng mà ngân hàng điều chỉnh lăi suất huy động và cho vay phù hợp theo từng thời kỳ nhất định

Trên thực tế, lăi suất ngân hàng còn phụ thuộc nhiều vào những yếu tố khác như lăi suất trên thị trường quốc tế, những chính sách về lăi suất tái chiết khấu, chính sách về tỷ lệ dự trữ bắt buộc do ngân hàng trung ương ban hành.Vì vậy, mà trong quá tŕnh đưa ra điều chỉnh lăi suất các ngân hàng cần cân nhắc những dự báo, những biến động, từ đó đưa ra những quyết định hợp lý và mang tính cạnh tranh cao.Với việc điều chỉnh lăi suất phải tạo ra tâm lý an toàn và tin tưởng cho khách hàng

Một phần của tài liệu đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần đại dương - chi nhánh vinh – nghệ an giai đoạn 2007 – 2020 (Trang 56 - 60)