- Chụp niệu đồ tĩnh mạch:
4.6.8. Các yếu tố liên quan đến biến chứng nhiễm khuẩn tiết niệu.
Tỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu sau tán sỏi là 3.9% (bảng 3.29). Đàm Văn Cương (2002)[Error: Reference source not found] trong nghiên cứu không gặp bệnh nhân nào nhiễm khuẩn tiết niệu. Nguyễn Minh Quang (2003)[Error: Reference source not found] tỷ lệ nhiễm khuẩn với E coli là 2% sau tán sỏi. Vũ Lê Chuyên (2006)[Error: Reference source not found] tỷ lệ sốt sau tán sỏi là 4,8%, không nuôi cấy nước tiểu. Dương Văn Trung, Lê Ngọc Từ, Nguyên Bửu Triều, Vũ Văn Kiên, (2006)[Error: Reference source not found] gặp 1 bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết (chiếm tỷ lệ 0,06%) .
Để xác định nguyên nhân nhiễm khuẩn là yếu tố hết sức khó khăn, chúng tôi đã gặp 02 bệnh nhân, xuất hiện sốt vào ngày thứ 03 sau tán sỏi, điều trị kháng sinh tích cực không hết sốt, chỉ định soi lại niệu quản đặt sonde JJ, quá trình soi niệu quản hoàn toàn tốt, không có mảnh sỏi vụn, nước tiểu trong, đặt JJ, sau 12 tiếng hết sốt hoàn toàn, chúng tôi cho rằng phù nề lỗ niệu quản hoặc trào ngược nước tiểu do tổn thương van một chiều của lỗ niệu quản sau can thiệp tán sỏi là nguyên nhân gây nhiễm khuẩn tiết niệu, nhưng nguyên nhân trước tiên là do vô khuẩn không tốt trong quá trình thực hiện tán sỏi . trong điều kiện dụng cụ nội soi diệt khuẩn bằng dung dịch cidex, nếu qui trình vô khuẩn không được đảm bảo là điều kiện gây nên nhiễm khuẩn tiết niệu sau tán sỏi
Các mảnh sỏi vụn gây tắc niệu quản làm cảm trở đường tiết niệu cũng là những yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn, tuy nhiên những bệnh nhân này chúng tôi đều có đặt stent JJ niệu quản để cho nước tiểu được lưu thông dễ dàng, không gây cản trở đường tiết niệu trờn, giỳp cho sỏi vụn đào thải ra ngoài thuận lợi, vì vậy còn sỏi vụn không làm gia tăng tỷ lệ nhiễm khuẩn.
Bảng 3.30 và 3.31: Cho thấy bệnh nhân nhiễm khuẩn tiết niệu không có mối liên quan đến mức độ ứ nước thận và kích thước sỏi với p > 0.05.
Như vậy để hạn chế nhiễm khuẩn, khâu vô khuẩn trong quá trình tán sỏi giữ vai trò quan trọng, đồng thời phải kiểm soát tốt tình trạng nhiễm khuẩn trước khi tán sỏi, hạn chế tối đa làm tổn thương lỗ niệu quản, cố gắng lấy hết sỏi vụn, không để lại mảnh sỏi còn to trong lòng niệu quản.
KẾT LUẬN