* Sơ lược về phát triển nội soi niệu quản:[Error: Reference source not found],[Error: Reference source not found] ,[Error: Reference source not found],[Error: Reference source not found],[Error: Reference source not found].
Năm 1912, Hugh H. Young là người đầu tiên soi niệu quản bằng ống soi bàng quang cứng cỡ 9,5 F cho một bệnh nhi bị giãn niệu quản bẩm sinh. Năm 1960 hệ thống ống soi của Hopkin đã phát triển, có khả năng tăng dẫn truyền ánh sáng, ống soi cứng và mềm có kích thước nhỏ giúp dễ dàng đưa ống soi lên đoạn niệu quản đoạn trên. Goodman (1977) và Lyon (1978) lập lại ý tưởng soi niệu quản với ống soi bàng quang cỡ 11 F và chủ động nong niệu quản trước khi soi. Đến năm 1979, Lyon cùng với Richard Wolf lần đầu tiên đã cho ra đời ống soi niệu quản cứng có chiều dài 23 cm, cỡ 13 đến 16 F, dựa trên mô hình của ống soi bàng quang, cho phép đưa ống soi lên niệu quản cả nam và nữ. Sau đó năm 1980 phẫu thuật viên niệu khoa Eerique Perez Castro phối hợp với công ty Karl Storz đã chế ra ống soi cứng dài 40 cm, cỡ 09-11 F,
bắt đầu đánh dấu cho sự ra đời và phát triển của ống soi niệu quản bể thận hiện đại như ngày nay, cho phép soi và đánh giá được đường tiết niệu trên.
Các ống soi thế hệ thứ nhất có kích thước 13 – 16 F, được chế tạo dựa trên nguyên tắc của ống soi bàng quang, khụng cú kênh thao tác, ống soi thế hệ hai nhỏ hơn (8,5-11 F) cú kờnh thao tác 3,5 F, thế hệ thứ 3 có kích thước 6,9-7,2 F, sử dụng sợi quang học để truyền hình ảnh và nguồn sáng với hai kênh thao tác kích thước lớn (2,1 F hoặc 2,3 F và 3,4 F). Các thế hệ ống soi thứ ba đều được gọi là ống soi bán cứng (Semirigid) vì ống có khả năng uốn cong ít nhiều mà không ảnh hưởng gì đến chất lượng hình ảnh soi. Ống có nhiều loại vật kính 0° hoặc 5° hoặc 70°. Loại 70° thường được dùng để quan sát bể thận và đài dưới, ống soi loại 5° phổ biến nhất
Từ những năm 80, ống soi niệu quản được cải tiến từng bước và cho ra đời ống soi có kích thước nhỏ từ 6,9 đến 9,4 F, ống soi bán cứng, giúp dễ dàng hơn khi đưa ống soi lên đường tiết niệu trờn, ớt tổn thương niệu quản, bệnh nhân ít đau.
Trước đây, tán sỏi chỉ thực hiện cho những sỏi niệu quản có kích thước nhỏ, vị trí 1/3 dưới. Nhờ sự phát triển của ống soi cỡ nhỏ, và ống soi mềm, kết hợp với khả năng tán sỏi hiệu quả của các nguồn năng lượng như: siêu âm, thuỷ điện lực, laser... cho phép tán sỏi niệu quản kích thước lớn hơn, ở bất kì vị trí nào của niệu quản, tán sỏi nội soi niệu quản là lựa chọn ưu tiên cho sỏi niệu quản 1/3 dưới.
* Sơ lược về cấu tạo của hệ thống nội soi ngược dòng can thiệp sỏi :
+ Ống soi niệu quản :
- Ống soi cứng (Rigid ureteroscope): ống soi có kích thước từ 10,5 F đến 1,3 F, góc quan sát từ 0 đến 7°, chiều dài ống soi lên được đến bể thận.
Hình 1.4 ống soi cứng 9,5 Fr
- Ống soi bán cứng (semi – rigid ureteroscope): ống soi được cấu tạo bằng các sợi quang học và vỏ của ống làm bằng kim loại bán cứng, có thể bẻ cong nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh. Kích thước ống soi thay đổi từ 6 F đến 10 F ở phần đỉnh ống. Phần thân ống to dần từ 7,8 F đến 14,5 F. Có thể có kênh dụng cụ.
- Ống soi mềm (Fleable ureteroscope): Kích thước ống soi thay đổi từ 4,9 F đến 11 F ở phần đỉnh ống, phần thân ống to dần từ 5,8F đến 11F. Chiều dài ống từ 54cm – 70cm. Đa số các ống mềm chỉ có một kênh thao tác 1,5F đến 4,5F.
Đầu ống soi có thể uốn cong chủ động từ 120˚ – 270˚. * Nguồn năng lượng tán sỏi
- Sóng thuỷ điện lực (EHL –Electrohydraulic lithotripter): Được biết đến từ những năm cuối thập niên 50, Nguyờn lớ của phương pháp là dùng tia lửa điện tạo ra cỏc súng chấn động và cỏc búng khớ dạng plasma, phá vỡ cấu trúc sỏi , trong các dụng cụ tán sỏi nội soi, EHL có mức độ nguy hiểm cao nhất. Khi bị lệch vị trí không còn tiếp xúc với sỏi có thể làm vỡ kính soi hoặc gây tổn thương niệu mạc, chảy máu, ở Việt Nam chủ yếu ứng dụng để tán sỏi bàng quang
- Electrokinetic – EKL (điện động lực): Nguyờn lớ giống như khí nén, khi có dòng điện chạy qua gây nên dao động cuộn từ, làm cho thanh kim loại rung lên va đập vào sỏi, sỏi vỡ vụn ra.
- Siêu âm (Ultrasound): Bắt đầu thực hiện năm 1983, dùng sóng siêu âm làm cho đầu dò kim loại rung lên với tần số cao tác động vào sỏi làm cho sỏi tan vụn ra, mảnh sỏi vụn có thể được hút ra ngoài. Hạn chế là điện cực bằng kim loại cứng không dùng được cho ống soi mềm, thời gian tỏn lõu .
Đầu dò phải tiếp xúc trực tiếp vào sỏi, để cho tán sỏi hiệu quả trong khi tỏn nờn cố định sỏi nằm trong rọ. Đầu dò có thể nóng lên trong lúc hoạt động dễ gây tổn thương bỏng nhiệt niêm mạc niệu quản, vì vậy hút rửa lấy sỏi vụn vừa đồng thời có tác dụng làm mát đầu dò .
- Laser: Phương pháp sử dụng năng lượng laser tán sỏi, được giới thiệu gần đây nhất. Điện cực nhỏ và mềm (từ 200 đến 320 μm), có thể dùng cho ống soi niệu quản mềm, rất tốt cho sỏi niệu quản cao và sỏi thận, an toàn cho niệu quản, thời gian tán nhanh, tán được mọi sỏi. ánh sáng laser truyền qua sợi thạch anh tới sỏi, năng lượng của laser được hấp thụ bởi nước ở bên trong và trên bề mặt của viên sỏi. Khí plasma được hình thành trên bề mặt sỏi hấp thụ ánh sáng laser truyền đến tới bề mặt sỏi và tạo nên sóng âm. Sóng này vượt quá sức căng của sỏi và quá trình tán sỏi xảy ra, mọi loại sỏi đều có thể tan, các mảnh sỏi vụn có thể < 0,5 mm. Tuy nhiên holmium laser cũng có thể gây tổn thương thành niệu quản, theo nghiên cứu nó có thể gây bỏng thành niệu quản sâu 0,5 mm, tuỳ theo cường độ năng lượng laser mà tổn thương niệu quản nhiều hay ít.
Tán sỏi bằng laser tỷ lệ thành công cao, có thể tán được sỏi to. Trở ngại lớn nhất của tán sỏi bằng laser chính là giá thành cao.