- Chụp niệu đồ tĩnh mạch:
4.5.7. Đánh giá trường hợp tán sỏi thất bạ
Chúng tôi có 09 trường hợp thất bại trong đó do không được đặt được ống soi niệu quản tiếp cận sỏi 07 trường hợp chiếm tỷ lệ 77.8% . Nguyên nhân được thể hiện qua bảng (bảng 3.18), Có 01 bệnh nhân không tìm thấy được lỗ niệu quản chiếm 11.1%, 01 bệnh nhân không đưa được đầu ống soi qua lỗ niệu quản do hẹp chiếm 11.1%. có 03 bệnh nhân chiếm 33.3% đặt được ống soi vào niệu quản nhưng không đưa được lờn tiếp cận sỏi do lòng niệu quản không đủ rộng so với khẩu kính ống soi, ngoài ra Polype niệu quản do tình trạng xơ hoá và phì đại thượng mụ hoỏ của niêm mạc niệu quản do sỏi để lâu gây ra. Nhiều tác giả khuyên chuyển mổ mở lấy sỏi vì không tiếp cận được vị trí sỏi nằm do không quan sát thấy sỏi và niệu quản phía dưới đã bị hẹp lại, nếu cố gắng tán sẽ gây chảy máu nhiều mờ phẫu trường, tuy nhiên theo kinh nghiệm chúng tôi vẫn có thể tán được các trường hợp này với điều kiện phải làm hết sức nhẹ nhàng phối hợp với người bơm nước tốt, đủ mạnh để niệu quản giãn nở và nhìn thấy sỏi ngay dưới lớp niêm mạc, tiến hành tán nhẹ nhàng, đầu tán vào chính xác sỏi, hạn chế chảy máu. Sau khi lấy hết chúng tôi kiểm tra lại vị trí polype thấy niệu quản được mở rộng ra nhiều, sau đó đặt stent JJ niệu quản, chúng tôi chưa thất bại trường hợp nào do polype niệu quản. Đàm Văn Cương (2002) gặp 2 bệnh nhân thất bại do polype niệu quản trong tổng số 70 bệnh nhân tán sỏi [Error: Reference source not found]. Nguyễn Minh Quang (2003) có 5 bệnh nhân polype niệu quản tán sỏi thành công chiếm tỷ lệ 2% [Error: Reference source not found]. Nguyên nhân cuối cùng là niệu quản gấp khúc chiếm 22.2%, xác định gấp khúc niệu quản khi
ống soi đặt vào niệu quản dễ dàng quan sát thấy niệu quản gấp khúc ngay phía trên nhưng không đặt được ống soi lên qua đoạn gấp khúc, trường hợp này không nên cố đẩy ống soi, sẽ gây thủng niệu quản.