Chức năng điều chỉnh áp suất hơi.

Một phần của tài liệu Trang thiết bị điện tàu chở ô tô (Trang 49 - 52)

Việc điều chỉnh tự động áp suất hơi trong nồi hơi là rất cần thiết, vì nó đảm bảo áp suất nồi luôn đảm bảo ở một khoảng áp suất nhất định để cung cấp các thiết bị sử dụng hơi một cách liên tục. Việc điều chỉnh áp suất hơi trong nồi dựa vào tín hiệu từ bộ chuyển đổi áp suất hơi thành dòng điện A1F (sơ đồ 30). Nó sẽ đo giá trị thực của áp suất hơi trong nồi để gửi tín hiệu đến bộ điều khiển qua chân AI01 và bộ hiển thị áp suất hơi P1D (sơ đồ 80). Giá trị áp suất hơi đo về sẽ điều khiển việc đốt và cắt đốt cho nồi.

Trong quá trình đốt áp suất hơi tăng dần cho đến khi đạt tới giá trị đặt Pmax thì bộ điều khiển sẽ tự động đưa ra tín hiệu cắt đốt. Hơi trong nồi sẽ được dẫn tới các nơi tiêu thụ làm cho áp suất hơi giảm xuống giá trị Pminthì nồi hơi sẽ được đốt trở lại.Với giá trị Pmaxlà 8,2 bar còn Pminlà 7,2 bar.

3.1.4. Qúa trình kiểm tra, báo động và bảo vệ nồi hơi

1. Mức nước nồi hơi giảm thấp

49

Chức năng bảo vệ khi mực nước nồi giảm xuống quá thấp sẽ được điều khiển bởi cảm biến mức nước quá thấp A3C, nó đưa tín hiệu đưa vào bộ xử lí A1A (trang 15). Bộ xử lí này sẽ tạo ra mức bảo vệ khi mức nước xuống quá thấp, nó sẽ điều khiển rơle 15K2F. Khi mức nước nồi giảm xuống mức bảo vệ thì bộ xử lí A1A sẽ làm rơle 15K2F mất nguồn, do đó mở tiếp điểm 15K2F (trang 33), đưa tín hiệu tới đầu vào DI04 (trang 33) của bộ điều khiển để xử lý rồi đưa tín hiệu ra đến đèn và chuông để báo động. Đồng thời tiếp điểm 15K2F (trang 14) mở ra cắt nguồn cho rơle 14K2F. Tiếp điểm 14K2F (trang 38) mở ra để cắt nguồn đến van dầu đốt chính để không phun dầu vào buồng đốt khi quy trình đốt được điều khiển bằng bộ điều khiển. Còn khi quy trình đốt được thực hiện bằng tay thì tiếp điểm 15K2F (trang 41) sẽ mở ra cắt nguồn cho rơle 41K13F, nên 2 tiếp điểm 41K13F (trang 41) đều mở cắt nguồn cho các van dầu đốt chính. Đồng thời khi mức nước xuống quá thấp thì tiếp điểm 41K13F (cặp 11- 14, trang 41) sẽ mở ra để không cho phép đánh lửa để đốt bằng chế độ bằng tay cho đến khi khắc phục được sự cố. Như vậy việc sử dụng 2 cảm biến mức nước, 1 cho việc điều khiển và 1 cho bảo vệ sẽ đảm bảo sự tin cậy.

2. Động cơ đốt và động cơ lai quạt gió bị quá tải.

Khi quá tải động cơ quạt gió hoặc động cơ đốt thì phần tử bảo vệ quá tải của các aptomat cấp nguồn cho động cơ trên hoạt động. Nó sẽ cắt aptomat cấp nguồn ra dừng động cơ đốt hoặc động cơ lai quạt gió. Đồng thời làm tiếp điểm phụ của aptomat 07F6B hoặc 07F8B (trang 34) đóng lại đưa tín hiệu động cơ đốt hoặc động cơ lai quạt gió bị quá tải vào bộ điều khiển thông qua chân DI22 hoặc DI24. Từ đây bộ điều khiển sẽ xử lý tín hiệu và gửi tín hiệu đầu ra đến các chân tương ứng để ngừng đốt và báo động.

3. Mức nước trong két hot well quá thấp.

Khi mức nước trong két hot well xuống mức quá thấp thì tiếp điểm B9E (trang 53) sẽ đóng lại đưa tín hiệu qua chân DI09 vào bộ điều khiển . Từ đó bộ điều khiển sẽ đưa tín hiệu ra để dừng bơm cấp nước.

4. Áp lực gió gió thổi vào buồng đốt thấp.

Áp lực của gió thổi vào buồng đốt cũng như áp lực gió thổi vào buồng trộn với dầu để phun vào buồng đốt sẽ được giám sát thông qua hai cảm biến S6B và S8B (trang 14). Nếu áp lực gió thổi vào buồng đốt thấp thì tiếp điểm S6B (1-2) sẽ mở ra để cắt nguồn của rơle 14K6F, tiếp điểm 14K6F (trang 14) sẽ mở ra, sau một khoảng thời gian trễ nhất định của rơle thời gian 14K5F thì tiếp điểm 14K5F (15-18) sẽ mở ra để cắt nguồn cho rơle 14K2F . Khi đó sẽ cắt nguồn cấp cho các van dầu đốt. Đồng thời tiếp điểm 14K6F (trang 34) mở ra để gửi tín hiệu qua chân DI15 vào trong bộ điều khiển để thực hiện các quá trình dừng đốt.

Đối với thông số áp lực gió thổi vào buồng trộn với dầu, nếu áp lực này bình thường thì tiếp điểm S8B (1-2, trang14) đóng lại để cấp nguồn cho rơle 14K8F. Khi áp lực này xuống mức thấp thì tiếp điểm S8B mở ra để cắt nguồn cho rơle 14K8F, tiếp

50

điểm 14K8F (trang 34) mở ra để gửi tín hiệu qua chân DI17 tới bộ điều khiển để đưa tín hiệu ra báo động.

5. Nhiệt độ dầu đốt cao

Khi dầu đốt được hâm quá nhiệt độ cho phép, cảm biến S5E sẽ cấp tín hiệu thông qua chân DI16 (trang 34) vào bộ điều khiển. Sau khi xử lý bộ điều khiển cho tín hiệu ra qua chân DO10 cắt điện của rơle K12F (trang 38) làm bộ sấy ngừng hoạt động, nhiệt độ dầu đốt sẽ giảm dần. Ngoài ra nhiệt độ dầu cũng được đo và gửi tín hiệu liên tục vào bộ điều khiển thông qua chân AI02 (trang 30), khi nhiệt độ dầu cao hoặc thấp đều có tín hiệu để báo động.

6. Áp suất hơi cao

Khi áp suất hơi cao quá mức cho phép, cảm biến S2F (trang 33) sẽ có tín hiệu đưa vào bộ điều khiển thông qua chân DI02 để xử lý. Sau đó đưa tín hiệu ra qua các chân tương ứng làm ngừng cấp dầu vào buồng đốt và cho các bơm và quạt gió ngừng hoạt động, nồi hơi không được tiếp tục đốt. Giá trị áp suất hơi cao bảo vệ là 8,6 bar, nếu như vì một nguyên nhân gì đó mà áp suất hơi vẫn tiếp tục tăng đến 9 bar thì khi đó van an toàn sẽ hoạt động để đảm bảo nồi hơi không bị nổ.

7. Thông số hàm lượng muối và dầu trong nước.

Hàm lượng muối và dầu trong nước cấp được giám sát thông qua các cảm biến A3D và A8D (trang 20). Khi hàm lượng muối trong nước quá cao thì bộ xử lí tín hiệu 20A2B (trang 20) sẽ đóng tiếp điểm 20A2B ( trang 54) qua chân DI18 vào bộ điều khiển. Đồng thời bộ xử lí còn biến đổi giá trị hàm lượng muối đo được từ cảm biển A3D thành tín hiệu liên tục đưa vào bộ điều khiển ở chân AI04 (trang 50). Còn hàm lượng dầu trong nước đo được sẽ được xử lí ở bộ A7B (trang 20),bộ này sẽ tạo ra ngưỡng để bảo vệ.Khi hàm lượng dầu trong nước cao thì rơle 20K12F (trang 20) sẽ có điện, nó sẽ đóng tiếp điểm 20K12F (trang 54) để gửi tín hiệu qua chân DI19 vào trong bộ điều khiển. Hai tín hiệu hàm lượng dầu và muối trong nước quá cao sẽ được bộ điều khiển đưa ra để báo động.

3.2. HỆ THỐNG CỨU HOẢ PHUN SƯƠNG

3.2.1. Giới thiệu hệ thống

Hệ thống bơm cứu hoả phun sương của tàu Victory Leader là 1 hệ thống cứu hoả hiện đại. Hệ thống giám sát và bảo vệ các khu vực (section) sau:

- Section no.1 = Boiler (khu vực nồi hơi).

- Section no.2 = Main engine (khu vực máy chính).

- Section no.3 = Aux.engine no.1+2 ( khu vực máy phát số 1+2). - Section no.4 = Aux.engine no.3 (khu vực máy phát số 3).

- Section no.5 = F.O.Purifiers/Heaters (khu vực máy lọc và sấy dầu FO).

3.2.2. Đăc điểm kĩ thuật của hệ thống

* Giới thiệu về mạch điều khiển bơm :

51 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Page 1 : Pump control panel

- H1 : Đèn xanh, báo động cơ đang hoạt động. - H12 : Đèn trắng, báo hệ thống sẵn sàng. - H15 : Đèn trắng, báo nguồn điều khiển.

- P1 : Ampe kế, để đo dòng trong pha của động cơ. - S0 : Nút dừng sự cố. - S1 : Khởi động động cơ. - S2 : Dừng động cơ. - S/H3 : Nút ấn reset lỗi hệ thống.

Một phần của tài liệu Trang thiết bị điện tàu chở ô tô (Trang 49 - 52)