* Khi điều khiển tại chỗ trên trụ điều khiển CL1 :
Bật công tắc 5Q1 cấp nguồn cho toàn bộ hệ thống. Đóng Aptomat 5Q2 cấp nguồn cho phanh điện từ và hệ điều khiển. Khi đưa tay điều khiển nhanh từ vị trí 0 sang vị trí tốc độ 3 về phía thả neo các tiếp điểm (03-3), (04-4), (05-5) của tay điều khiển 10S1 đóng lại. Cấp tín hiệu vào các chân E1.2, E1.3, E1.4, của modul 7A1 (trang 10). Trong chương trình PLC đã được lập trình sẵn không cho động cơ có thể gia tốc ngay ở tốc độ 3 mà phải được gia tốc từ tốc độ 2 sau một thời gian nhất định mới chuyển sang làm việc ở tốc độ 3. Như vậy sau khi có tín hiệu vào các chân E1.2, E1.3, E1.4, PLC sẽ gửi tín hiệu đến chân A0.1 cấp nguồn cho Rơle 11K10 làm đóng tiếp điểm (11-14) lại cấp nguồn cho Contactor 11K2, tiếp điểm ở mạch động lực là (1- 2), (3-4), (5-6) đóng lại sẵn sàng cấp nguồn cho động cơ khi thả neo, tiếp điểm phụ (21-22) mở ra khóa liên động không cho phép cấp nguồn cho Contactor 11K1 để động cơ hoạt động ở chế độ thu neo. Và PLC cũng gửi tín hiệu đến chân A0.3, A0.5 cấp nguồn cho hai Rơle trung gian là 11K12, 11K14 hai Rơle này sẽ đóng tiếp điểm (11- 14) cấp nguồn cho hai Contactor 11K4 và 11K6, 2 Contactor này có điện sẽ đóng tiếp điểm ở mạch động lực cấp nguồn cho động cơ. Và đồng thời lúc đó PLC cũng gửi tín hiệu đến chân A0.6 cấp nguồn cho Rơle trung gian 11K15 làm tiếp điểm (11-14) đóng lại Contactor 11K7 sẽ có nguồn các tiếp điểm mạch động lực đóng lại cấp nguồn cho phanh điện từ phanh điện từ có điện hút má phanh làm trục động cơ được tự do. Lúc đó động cơ sẽ hoạt động ở tốc độ thứ 2 ( chế độ YY). Khi động cơ hoạt động ở tốc độ thứ 2 thì các tiếp điểm phụ của Contactor 11K4, 11K6 là (21-22) mở ra không cho phép cấp nguồn cho hai Contactor 11K3, 11K5. Sau một thời gian trễ nhất định đầu ra của modul 7A1 ngừng cấp nguồn cho hai Rơle trung gian là 11K12, 11K14 làm tiếp điểm của hai Rơle này mở ra cắt nguồn vào hai Contactor 11K4, 11K6 các tiếp điểm ở mạch động lực hai Contactor này mở ra cắt nguồn vào động cơ.
Đồng thời PLC đưa tín hiệu cấp nguồn cho Rơle trung gian 11K13 Rơle này đóng tiếp điểm (11-14) cấp nguồn cho Contactor 11K5 tiếp điểm (1-2), (3-4), (5-6), ở mạch động lực đóng lại khi đó động cơ hoạt động ở tốc độ thu neo thứ 3 ( động cơ hoạt động chế độ ∆)
* Điều khiển từ xa bằng sóng radio.
Khi chuyển sang chế độ điều khiển bằng sóng radio ( ở trang 8 ) tiếp điểm (11- 14) của 5K2, (21-24) của 5K8 và tiếp điểm (11-14) của 5K3 ( trang 10) sẽ đóng lại. Khi tiếp điểm của 5K8 đóng lại thì Rơle trung gian 8K4 ( trang 8) có điện, và cấp tín hiệu đến đầu 8L010 để đưa tín hiệu vào chân E0.1 của modul 7A1, tiếp điểm thường đóng là (21-22), (31-32) của 8K4 mở ra cắt tín hiệu đưa đến đầu 8L001 để không cấp tín hiệu đến chân E0.1 của modul 7A1thông qua tiếp điểm của tay điều khiển 10S1 trên cột điều khiển vì vậy không cho phép điều khiển tại chỗ trên cột điều khiển. Đồng thời cũng cắt tín hiệu đưa tới đầu 8L003 để cấp nguồn cho các đèn báo 14H1, 14H2, 14H3, (trang 14) ở trên cột điều khiển. Tiếp điểm thường mở (13-14) của 8K4 (trang
34
9) sẽ đóng lại cấp tín hiệu vào chân E0.5 của modul 7A1. Lúc này hệ thống tời neo sẽ chuyển sang làm việc ở chế độ điều khiển từ xa bằng sóng radio. Quá trình điều khiển từ xa hoạt động tương tự như hoạt động khi điều khiển tại cột điều khiển, nhưng thay vì điều khiển để đóng các tiếp điểm của tay điều khiển 10S1 thì ta điều khiển để đóng mở tiếp điểm (11-14) của 5K4, 5K5, 5K6, 5K7, (trang 10) để cấp tín hiệu vào modul 7A1.
c.Các báo động và bảo vệ cho hệ thống.
Bảo vệ quá tải cho động cơ người ta dùng nhiệt điện trở 5M1 ( trang 11) được đặt ngay trong động cơ để cảm biến nhiệt độ của động cơ. Động cơ phát nhiệt đến một mức nào đó thì tiếp điểm (11-14) đóng lại cấp tín hiệu vào chân E0.2 của modul 7A2 lúc đó đầu ra sẽ gửi tín hiệu đến đèn 14H2 sáng (trang 14) báo động cơ bị quá tải. Đồng thời khi đó nếu động cơ đang làm việc ở tốc độ cao thì sẽ chuyển về hoạt động ở tốc độ thấp hơn, còn nếu hoạt động ở tốc độ một thì PLC sẽ điều khiển dừng động cơ thực hiện.
Bảo vệ ngắn mạch cho hệ thống điều khiển dùng cầu chì 6F1. Bảo vệ cho phanh điện từ là cầu dao tự động 5Q2.
Còn để bảo vệ ngắn mạch cho toàn bộ hệ thống tời neo thì dùng cầu dao tự động được bố trí ở bảng điện chính.
Ngoài ra còn có bảo vệ bên trong PLC khi tín hiệu từ bộ đo sức căng đưa về quá tải thì PLC không cho khởi động đông cơ hoặc chuyển từ tốc độ cao về thấp hơn nếu vẫn quá tải thì dừng động cơ.
Bảo vệ khi chiều dài thu thả neo quá giới hạn. Việc điều khiển bảo vệ thực hiện trong PLC.
2.2. HỆ THỐNG MÁY NÉN KHÍ
2.2.1. Giới thiệu chung về hệ thống máy nén khí :a. Công dụng: a. Công dụng:
Trên tàu thủy máy nén khí được sử dụng khá rộng rãi với mục đích khác nhau. Không khí được máy nén vào các bình chứa để từ đó cấp cho các nơi tiêu thụ: Dùng để khởi động máy chính, khởi động tổ hợp diezel máy phát, các hệ thống điều khiển từ xa diezel, và các thiết bị vệ sinh…