Thực trạng giao đất rừng giai đoạn 2010 - 2012

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng và giải pháp trong giao đất rừng đến các hộ dân tại xã thanh vận, huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn” (Trang 37 - 40)

Sau khi dự án thành lập bản đồ đất lâm nghiệp và giao đất rừng năm 2004 không đạt hiệu quả. Đến năm 2010 xã Thanh Vận được sự hỗ trợ của dự án

“Quản lý bền vững đất rừng ở vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao tại tỉnh Bắc Kạn” hỗ trợ kinh phí nhằm phát triển bền vững đất rừng.

Đây là dự án nhằm nâng cao năng lực cho đồng bào các dân tộc tại 2 xã nghèo là Mai Lập và Thanh Vận thuộc huyện Chợ Mới của tỉnh Bắc Kạn trong việc quản lý rừng và đất rừngnvới sự hỗ trợ của các đối tác địa phương: Hội phụ nữ huyện Chợ Mới, Phòng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Chợ Mới và các tổ chức phi chính phủ (Tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam và Trung tâm ADC – Đại học Nông lâm Thái Nguyên).

Ngay từ bước chuẩn bị triển khai dự án UBND xã cùng thống nhất với các đối tác về mục tiêu của dự án là: “Nâng cao năng lực và quyền tiếp cận rừng và

đất rừng, tạo ra những tác động tích cực đến việc quản lý đất rừng, bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển các kỹ năng phù hợp cho việc cải thiện

sinh kế bền vững của nhóm đồng bào dân tộc thiểu số chịu thiệt thòi sống dựa vào rừng trên địa bàn xã Thanh Vận”. Theo đó, để đạt được mục tiêu đề ra, một trong những khâu quan trọng hàng đầu là hoàn thiện việc rà soát lại toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp, cấp GCN cho người dân để từ đó người có đầy đủ các quyền của người sử dụng đất và yên tâm đầu tư trên chính thửa đất của mình.

Tiến trình giao đất, giao rừng tại xã Thanh Vận được tiến hành theo các quy định trong Luật đất đai 2003, Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004 và các văn bản hướng dẫn giao đất, giao rừng của tỉnh Bắc Kạn. Tuy nhiên, do có những đặc điểm riêng biệt về thực tế quản lý và sử dụng đất rừng tại địa phương như đã trình bày ở trên nên trình tự các bước GĐR tại Thanh Vận cũng được tiến hành phù hợp với thực trạng đó. Tiến trình thực hiện bao gồm 07 bước sau:

+ Bước 1: Chuẩn bị về tổ chức hành chính và thu thập tài liệu.

+ Bước 2: Họp thôn, thông báo tới toàn thể nhân dân về việc chỉnh sửa lại bản đồ đất lâm nghiệp và cấp lại GCN.

+ Bước 3: Điều tra, chỉnh lý thực địa với sự tham gia của người dân.

+ Bước 4: Giải quyết các tranh chấp trong sử dụng đất lâm nghiệp.

+ Bước 5: Hoàn thiện chỉnh lý bản đồ giao đất lâm nghiệp.

+ Bước 6: Họp thôn thống nhất nội dung GĐR đến người dân.

+ Bước 7: Hoàn thiện thủ tục hồ sơ trình UBND huyện phê duyệt

Tính đến hết năm 2012, công tác GĐR tại xã Thanh Vận được tiến hành và đã đạt được những kết quả khá tích cực. Theo Quyết định số 1856/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2012 của UBND huyện Chợ Mới về “Phê duyệt cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho 559 hộ gia đình, cá nhân tại xã Thanh Vận, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn”, loại đất lâm nghiệp với tổng số 2111 GCN, tổng diện tích 18.553.926 m2, chiếm 70% diện tích đất lâm nghiệp năm 2012 của toàn xã, thời hạn giao đất đến năm 2062. Theo quyết định này, số lượng GCN và diện tích đất rừng được giao cho các hộ dân như sau:

Bảng 4.3. Diện tích đất lâm nghiệp được giao cho các hộ gia đình tính đến năm 2012

STT Thôn Số hộ Số lượng

GCN Diện tích (m2)

Tổng toàn xã 559 2111 18.553.926,00

1 Bản Pyọo 52 147 970.080,00

2 Nà Rẫy 71 300 2.502.576,00

3 Nà Đon 55 212 2.519.576,00

4 Phiêng Khảo 66 257 2.035.675,00

5 Quan Làng 1 53 194 1.870.783,00

6 Quan Làng 2 40 227 2.114.119,00

7 Nà Kham 43 218 1.971.017,00

8 Nà Chúa 34 103 722.670,00

9 Pá Lải 62 213 1.538.616,00

10 Khau Chủ 83 240 2.308.814,00

Qua bảng số liệu thống kê trên có thể thấy toàn bộ 559 hộ dân thuộc xã Thanh Vận đều được GĐR để đầu tư sản xuất, diện tích trung bình mỗi hộ dân được nhận là 30.974,84 m2. Có thể nói đây là diện tích vừa phải, phù hợp với điều kiện thực tế về nguồn nhân lực cũng như vốn đầu tư của nhân trong xã.

Điều này cũng thể hiện tính công bằng, minh bạch trong lựa việc lựa chọn các đối tượng cũng như diện tích giao đất giao rừng cho mỗi hộ gia đình. Ngoài ra, các thửa đất rừng mà mỗi hộ gia đình được giao hầu hết nằm chung một tiểu khu tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý và canh tác tập trung.

Hiện nay hầu hết các thửa đất lâm nghiệp được giao đã được quy chủ, tuy nhiên do còn vướng mắc trong công tác in GCN của Phòng TNMT nên hiện tại chưa có hộ dân nào tại xã Thanh Vận nhận được GCN.

Hình 3.2. Cơ cấu các loại đất rừng được giao năm 2012 tại xã Thanh Vận Toàn bộ diện tích đất được giao cho các hộ gia đình là đất rừng sản xuất, trong đó đất có rừng trồng sản xuất chiếm 48%, đất trồng rừng sản xuất chiếm 39%, còn lại là đất có rừng tự nhiên sản xuất.

Tuy nhiên, do còn gặp các vướng mắc trong hoàn thiện hồ sơ, giải quyết tranh chấp nên diện tích đất lâm nghiệp chưa được giao hiện tại vẫn còn 787,54

ha, chiếm 30% tổng diện tích đất lâm nghiệp. Trong đó, đất rừng sản xuất là 528,38 ha và đất rừng phòng hộ là 259,16 ha.

Diện tích rừng sản xuất còn lại sẽ hầu hết đang được các hộ dân sử dụng khá ổn định. Trong thời gian tới sẽ giải quyết các vướng mắc còn tồn tại và tiến hành giao cho các hộ gia đình.Theo quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010 -2020 của xã Thanh Vận, toàn bộ diện tích đất rừng phòng hộ sẽ được chuyển mục đích sang đất rừng sản xuất để giao cho các hộ gia đình có nhu cầu.

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng và giải pháp trong giao đất rừng đến các hộ dân tại xã thanh vận, huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn” (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w