Thành lập bản đồ giao đất lâm nghiệp xã Thanh Vận

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng và giải pháp trong giao đất rừng đến các hộ dân tại xã thanh vận, huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn” (Trang 40 - 44)

Trên cơ sở đánh giá kết quả thực trạng GĐR tại xã Thanh Vận, đề tài tiến hành thành lập Bản đồ giao đất lâm nghiệp xã Thanh Vận (Phụ lục 01) nhằm phục vụ quản lý, cập nhật các thông tin về GĐR trên địa bàn xã. Bản đồ được xây dựng trên hệ thống phần mềm Mapinfo.

Dữ liệu không gian được xây dựng bằng phương pháp thành lập bản đồ chuyên đề trên Mapinfo. Thể hiện các thửa đất lâm nghiệp đã được giao và chưa được giao cho các hộ gia đình trên địa bàn xã Thanh Vận và các đối tượng tự nhiên, kinh tế xã hội khác.

Hình 3.3. Dữ liệu không gian của bản đồ

Dữ liệu thuộc tính được xây dựng dưới dạng bảng thể hiện các thông tin về các thửa đất trên bản đồ bằng các trường dữ liệu thể hiện thông tin về: số hiệu thửa đất, diện tích, loại đất, tên chủ sử dụng, địa chỉ, thời hạn giao đất, GCN….

Bảng 3.3. Các trường dữ liệu được xây dựng trong dữ liệu thuộc tính

STT Tên trường Giải thích Định dạng

1 shbando Số hiệu tờ bản đồ Integer

2 shthua Số hiệu thửa đất Integer

3 Dientich Diện tích thửa đất Decimal

4 MDSD Loại đất lâm nghiệp Character

5 Tenchu Tên chủ sử dụng Character

6 Tieu_khu Tiểu khu Integer

7 Khoanh Số khoảnh Integer

8 Diachi Địa chỉ thửa đất Character

9 Thoi_han Thời hạn giao đất Integer

10 GCN Mã số GCN Float

Bảng thuộc tính cho phép dễ dàng cập nhật chỉnh sửa các thông tin về thực trạng GĐR tại địa phương. Đồng thời, dữ liệu thuộc tính giúp thể hiện bản đồ GĐR theo các chuyên đề khác nhau như: chủ sử dụng, diện tích, thời hạn giao đất.

Hình 3.4. Dữ liệu thuộc tính của bản đồ 3.2.4. Thách thức và tiềm năng sau GĐR tại xã Thanh Vận

a. Tiềm năng phát triển kinh tế trên đất lâm nghiệp

Điều kiện tự nhiên và nguồn lao động: Ngoài diện tích đất lâm nghiệp lớn và hầu hết là núi đất rất thuận tiện cho phát triển các mô hình kinh tế trên đất lâm nghiệp, xã Thanh Vận còn có một lực lượng lao động nông lâm nghiệp dồi dào và sẵn sàng gắn bó với kinh tế rừng ở địa phương. Hiện tại có tới 95% lao động trên địa bàn xã là lao động lâm nghiệp. Đây là nguồn lực lớn, cần có chính sách phù hợp để đồng bào gắn bó và phát triển kinh tế với nghề rừng.

Tỉnh Bắc Kạn đã có quy hoạch cụ thể về bảo vệ và phát triển rừng, trong đó Thanh Vận là một trong những địa bàn quan trọng thuộc khu vực phát triển kinh tế rừng phía Nam của tỉnh. Thông qua các chương trình quốc gia, các dự án, Nhà nước và các tổ chức sẽ đầu tư hỗ trợ vốn cho sản xuất nông, lâm nghiệp giúp cho người dân có điều kiện tham gia phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, nâng cao ý thức và trách nhiệm của người dân trong quản lí bảo vệ và phát triển vốn rừng.

Được sự quan tâm chỉ đạo, sự hướng dẫn thực hiện sản xuất của chính quyền các cấp, các cơ quan chứ năng như Hạt Kiểm lâm, Trạm kiểm lâm, Phòng tài nguyên môi trường, Trung tâm khuyến nông khuyến lâm huyện…trong công tác phát triển lâm nghiệp địa phương.

b. Một số tồn tại

- Khó khăn trong phát triển kinh tế trên đất rừng:

Được cấp GCN là cơ sở pháp lý để người dân yên tâm đầu tư sản xuất trên đất lâm nghiệp. Tuy nhiên, với địa phương còn nhiều khó khăn như Thanh Vận thì quá trình phát triển kinh tế trên đất lâm nghiệp sau giao còn khá nhiều vấn đề tồn tại. Các hộ dân sau khi được GĐR gặp một số khó khăn sau:

(Nguồn: Số liệu điều tra 2012) Hình 3.5. Khó khăn của các hộ dân sau khi nhận đất rừng

Hầu hết hộ được phỏng vấn cho biết họ không có vốn để đầu tư sản xuất trên đất rừng được giao (chiếm 98%), thiếu vốn đầu tư nên các hộ cũng không có đủ cơ sở vật chất, dụng cụ lao động (chiếm 80% số hộ). Bên cạnh đó, sự

hướng dẫn cụ thể về kỹ thuật của cán bộ lâm nghiệp huyện, xã chưa được thường xuyên và cụ thể nên việc trồng rừng chủ yếu theo kinh nghiệm, chưa có sự chuyển giao công nghệ nên tỉ lệ thành rừng thấp, hiệu qủa kinh tế mang lại không cao.

Diện tích đất lâm nghiệp giao cho các hộ gia đình cá nhân phổ biến là quy mô nhỏ, manh mún, do vậy rất khó đầu tư thâm canh sản xuất, chưa đủ điều kiện cho người dân có thu nhập chủ yếu từ lâm nghiệp trên diện tích được giao đảm bảo cuộc sống gia đình.

Thiếu cây giống có chất lượng là khó khăn của 92% số hộ được giao đất rừng. Đa phần các hộ gia đình trồng rừng nhưng chưa có sự phát triển, đầu tư và lựa chọn loài cây trồng, chủ yếu trồng thuần loài nên độ rủi ro cao như dịch bệnh, dịch sâu.

Một số diện tích rừng hiện đã cho thu hoạch, nhưng hầu hết người dân khai thác không theo kế hoạch, không có sự quản lý chặt chẽ làm ảnh hưởng rất lớn tới tài nguyên rừng và môi trường. Các hộ thường không bán lại cho các công ty lâm nghiệp mà bán cho các thương nhân và thường bị ép giá. Thị trường không ổn định và không có sự quản lý chính là khóa khăn lớn hiện nay. Có 68% số hộ được phỏng vấn cho biết họ không có đầu ra ổn định cho sản phẩm từ lâm nghiệp.

Chưa có quy hoạch chi tiết, định hướng cụ thể trong sử dụng đất rừng, thêm vào đó là sự hỗ trợ , tư vấn chưa tốt từ các cơ quan chuyên môn nên hầu hết người dân trồng rừng theo ý thích, manh mún và không theo mô hình canh tác cụ thể nào. Có 46% số hộ được phỏng vấn cho biết họ đã được giao đất rừng nhưng chưa biết phát triển mô hình rừng như thế nào cho phù hợp và mang lại hiệu quả kinh tế.

Hệ thống giao thông chưa hoàn thiện, địa hình phức tạp nên rất khó khăn trong canh tác và thu hoạch các sản phẩm từ rừng. Có 36% số hộ được phỏng vấn cho biết rừng của họ đã cho thu hoạch nhưng quá xa đường giao thông nên chưa biết sẽ vận chuyển như thế nào.

- Khó khăn trong quản lý đất lâm nghiệp:

Hiện tại chưa có quy hoạch chi tiết phát triển rừng của xã nên địa phương chưa có định hướng cụ thể trong phát triển kinh tế trên đất lâm nghiệp. Cơ quan quản lý Nhà nước chưa quản lí chặt chẽ diện tích đất lâm nghiệp đã được giao cho các hộ gia đình, cá nhân, do vậy tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích còn khá phổ biến.

Ngoài ra, còn có hiện tượng những hộ nghèo sau khi nhận đất đã bán, chuyển nhượng cho khác hộ khá hơn không phải là người của địa phương. Do đó, việc lập quy hoạch chi tiết và sử dụng đất lâm nghiệp theo quy hoạch là điều rất cần thiết nhằm đưa công tác quản lý đất rừng vào quy củ.

Đội ngũ cán bộ lâm nghiệp ở địa phương vẫn còn thiếu về số lượng, yếu về chuyên môn và nghiệp vụ. Vì vậy, việc tổ chức quản lý và giám sát diện tích đất lâm nghiệp trước và sau khi giao còn gặp nhiều hạn chế, chưa phát huy được hiệu quả của tài nguyên đất đai.

Các mâu thuẫn trong quản lý đất lâm nghiệp và rừng còn tiềm ẩn rất nhiều, nếu không có chính sách quản lý tốt thì tranh chấp đất lâm nghiệp sẽ là vấn đề nóng.

3.3. TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG TÁC GĐR ĐẾN NGƯỜI DÂN

Công tác GĐR tại xã Thanh Vận bao gồm các hoạt động có tác động tích cực nhằm nâng cao năng lực cho cộng đồng dân cư miền núi và chính quyền địa phương các cấp, hỗ trợ kỹ thuật cũng như các thể chế cần thiết khác. Dựa trên những kết quả của các hoạt động trong tiến trình GĐR, đề tài tiến hành đánh giá những thay đổi mà công tác GĐR đã đóng góp đối với quản lý và sử dụng đất rừng ở địa phương. Cùng với đó, đề tài cũng tiến hành điều tra phỏng vấn ý kiến của 50 hộ dân trên địa bàn xã về các thay đổi sau khi GĐR. Các chỉ tiêu về sự thay đổi được xem xét dựa trên sự tăng cường tiếp cận tài nguyên rừng và sử dụng đất lâm nghiệp bền vững. Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài đánh giá một số tác động sau:

-Hiểu biết của người dân trong tiếp cận với rừng và đất lâm nghiệp.

-Phương thức canh tác trên đất lâm nghiệp.

-Thu nhập của người dân từ đất lâm nghiệp.

-Trao đổi kiến thức, kinh nghiệm trong cộng đồng dân cư.

-Hiệu quả của công tác giao đất rừng trong lao động việc làm.

3.3.1. Hiểu biết của người dân trong tiếp cận với rừng và đất lâm nghiệp

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng và giải pháp trong giao đất rừng đến các hộ dân tại xã thanh vận, huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn” (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w