Khó khăn trong tiến trình GĐR tại xã Thanh Vận

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng và giải pháp trong giao đất rừng đến các hộ dân tại xã thanh vận, huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn” (Trang 53 - 65)

Bên cạnh những điều kiện thuận lợi nêu trên, trong quá trình GĐR tại xã Thanh Vận cũng đã gặp không ít những khó khăn, vướng mắc. Để xác định các vấn đề khó khăn chính trong tiến trình GĐR. Đề tài tiến hành tổ chức thảo luận nhóm với 10 đại diện hộ được nhận đất lâm nghiệp ở 05 thôn đại diện và nhóm 05 cán bộ (03 cán bộ xã, 01 cán bộ huyện và 01 cán bộ tư vấn) thu được một số khó khăn chính làm ảnh hưởng tới tiến độ giao đất giao rừng trên địa bàn xã.

Qua quá trình thảo luận nhóm, đề tài đã xác định được 04 vấn đề khó khăn chính ảnh hưởng đến quá trình GĐR tại xã có thứ tự ưu tiên như sau:

Bảng 3.6. Đánh giá các khó khăn chính trong tiến trình GĐR Thôn/nhóm

Khó khăn Pjo Nà

Rẫy

Nà Đon

Phiêng Khảo

Quan Làng 1

Nhóm

cán bộ Tổng điểm

Xếp loại 1.Hiểu biết của người

dân về GĐR còn hạn chế

xxx xx xxx xx xxx xxx 16 1

2. Việc xác định ranh

giới khó khăn xx xxx xxx xx xx xxx 15 2

3. Những mẫu thuẫn

trong sử dụng đất xx x xx x xx xx 10 3

4.Các bất cập thủ tục,

chính sách GĐR x xx x xx x xx 9 4

Ghi chú:

(x) 1 điểm: Không phổ biến

(xx) 2 điểm: Phổ biến (xxx) 3 điểm: Rất phổ biến

Trên cơ sở kết quả thảo luận nhóm để xác định và xếp loại các vấn đề khó khăn trong tiến trình giao đất giao rừng đến hộ gia đình, đề tài tiến hành phỏng vấn ý kiến của 50 hộ gia đình được giao đất giao rừng về các vấn đề khó khăn, bất cập trờn để kiểm chứng và làm rừ nội dung, nguyờn nhõn của cỏc khú khăn này. Kết quả cho thấy sự tương đồng với kết quả thảo luận nhóm trong đánh giá các khó khăn.

(Nguồn: số liệu điều tra 2012) Hình 3.10. Đánh giá các khó khăn chính trong GĐR

qua tổng hợp ý kiến người dân

Qua biểu đồ trên có thấy, khó khăn trong hiểu biết về các chính sách GĐR của người dân được chính họ đánh giá là vấn đề lớn nhất (45/50 người được phỏng vấn lựa chọn). Với tần suất thấp hơn một chút (có 38 người lựa chọn), vấn đề xác định ranh giới khó khăn cũng được người dân cho rằng có ảnh hưởng rất lớn tới tiến độ GĐR tại địa phương. Các khó khăn về mâu thuẫn và các thủ tục, chính sách tuy xếp sau nhưng tần suất lựa chọn cũng khá lớn.

3.4.2.1. Hiểu biết về chính sách GĐR của người dân còn hạn chế

Sơ đồ sau đây thể hiện các vấn đề về sự hạn chế trong hiểu biết về các chính sách GĐR của người dân miền núi xã Thanh Vận.

Hình 3.11. Những hạn chế trong hiểu biết về chính sách GĐR của người dân

Theo kết quả phỏng vấn các hộ dân, trước khi công tác GĐR diễn ra có 88% người dân được phỏng vấn không biết về các chính sách GĐR của Nhà nước, có tới 92% số người được phỏng vấn cho biết lúc đó họ chưa nắm được các quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối với đất lâm nghiệp đang canh tác.

(Nguồn: Số liệu điều tra) Hình 3.12. Đánh giá hiểu biết của người dân trước khi được GĐR

Trong quá trình triển khai GĐR, tại các cuộc họp thôn, hội thảo người dân được tạo điều kiện tốt nhất để phát biểu và đưa ra ý kiến của mình. Tuy nhiên, nhiều người đã không đưa ra được ý kiến đống góp của mình do họ không biết bản thân mình có quyền gì đối với đất rừng. Thậm chí một số người dân còn nhầm lẫn giữa các dự án khác nhau đã và đang triển khai trên địa bàn xã.

Mặc dù người dân là thành phần không thể thiếu trong tiến trình, có nghĩa là người dân được tham gia vào hầu hết các bước, các công đoạn trong tiến trình nhưng chính họ lại không nắm được tiến trình ấy bao gồm bao nhiêu bước, nội dung cụ thể như thế nào và vai trò của họ trong tiến trình ấy ra sao. Nói cách khác, sự tham gia của người dân trong giao đất giao rừng tại Thanh Vận còn mang tính chất bị động, họ chỉ tham gia hội họp hay đi khảo sát thực địa khi có sự chỉ đạo, giúp đỡ của các cán bộ chuyên môn, cán bộ xã.

Kết quả điều tra phỏng vấn cũng cho thấy, sau khi công tác GĐR trên địa bàn đã kết thúc mức độ nhận thức và hiểu biết về các chính sách của Nhà nước về giao đất giao rừng cũng vẫn còn khá hạn chế.

(Nguồn: Số liệu điều tra 2012)

Hình 3.13. Hiểu biết về chính sách của Nhà nước sau khi GĐR qua phỏng vấn người dân

Theo đó, có tới 92% số hộ được phỏng vấn cho biết họ không biết hoặc chỉ biết sơ qua về quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối với đất lâm nghiệp; trong khi đó có 62% số hộ cho biết họ không nắm được các bước trong tiến trình GĐR đã diễn ra tại địa phương; chỉ cú 10% số hộ được phỏng vấn biết rừ về chủ trương giao đất giao rừng của Nhà nước, còn lại chỉ nghe sơ qua hoặc thậm chí không biết về chủ trương lớn này.

Có thể phân tích về lý do hạn chế trong hiểu biết về các chính sách giao đất giao rừng của người dân xã Thanh Vận qua một số nguyên nhân chính sau:

Hình 3.14. Những nguyên nhân của sự hạn chế trong hiểu biết về chính sách của người dân

- Trình độ dân trí trên địa bàn xã còn thấp: Thanh Vận là một trong những xã nghèo nhất của huyện Chợ Mới, dân cư sống trên địa bàn xã chủ yếu là các các dân tộc thiểu số như Dao, Tày, Nùng, Sán Chỉ, H’Mông. Cùng với vần đề nghèo đói, trình độ dân trí của nhân dân còn thấp, người dân không được đi học bỏ học sớm, một số không biết chữ. Việc tính toán và kê khai diện tích bằng các đơn vị đo lường là điều hết sức lạ lẫm. Diện tích lâm nghiệp hộ sử dụng là được xác định dựa vào kinh nghiệm về số cây giống đã trồng trên diện tích đó. Tuy nhiên, cơ sở này thường thiếu chính xác vì mật độ của từng loại cây giống nhau và tuỳ vào điều kiện kinh tế số cây hộ trồng cũng khác nhau. Đây là một trong những vấn đề khó khăn nhất khi triển khai các nội dung trong tiến trình GĐR có sự tham gia của người dân. Do hạn chế về hiểu biết nên sự tham của người dân trong các bước còn thụ động và chưa đạt được hiệu quả cao, làm chậm tiến độ GĐR. Ngoài ra, dân trí thấp còn là nguyên nhân gốc rễ dẫn tới những khó khăn khác như người dân không hợp tác, nhầm lẫn các dự án khác nhau, không nắm được chủ trương của Nhà nước, không tiếp thu được các nội dung tập huấn, mâu thuẫn trong sử dụng đât…. Hơn nữa, trình độ dân trí thấp cũng làm quá trình tự tìm hiểu, học hỏi của người dân bị hạn chế.

- Hạn chế trong việc phổ biến các chính sách chủ trương của Nhà nước chưa phổ biến đến người dân: việc phổ biến chính sách chủ yếu là một chiều.

Thiếu sự sự tham gia của người dân trong việc bàn bạc phản hồi thực thi chính sách. Đặc biệt, các chính sách hưởng lợi, chính sách từ rừng, khó giải thích, khó vận dụng. Trình độ dân trí thấp là một trong những nguyên nhân của hạn chế này, tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu là còn thiếu cán bộ chuyên môn đủ trình độ và vận dụng chưa đúng phương pháp trong công tác tuyên truyền các chủ trường của Nhà nước tới đồng bào miền núi.

- Hiệu quả của các buổi họp thôn, tập huấn chưa cao: Qua quá trình phỏng vấn hộ ở các thôn, các hộ được phỏng vấn phản ánh vấn đề này nhiều nhất.

Trong tiến trình GĐR tại Thanh Vận chỉ tổ chức họp thôn 02 lần và một số buổi tuấn huấn cho một số hộ dân, thời gian tập huấn quá ngắn 1 ngày/thôn, một số nội dung chưa được hướng dẫn sâu. Ngoài ra, số hộ trong từng thôn khác biệt đáng kể, có thôn hộ lên đến hàng trăm nhưng chỉ họp trong một phòng vào buổi sáng để phổ biến, thông qua rất nhiều nội dung. Do đó mức độ tiếp thu của người dân còn rất hạn chế. Một số cuộc họp rất đông, thường là 70 – 80 người trong một phòng họp, nên quá trình họp không thể tập trung được.

Thành phần tham gia họp thôn, tập huấn cũng là một trong những hạn chế, những người nắm rừ đất rừng của hộ mỡnh đi tập huấn lại thường quỏ tuổi 60, khả năng tiếp thu thấp, một số người không biết chữ và không có khả năng tự hoàn thiện các thủ tục. Những người trẻ tham gia tập huấn là những người lâu không vào rừng hoặc nhận rừng nhưng không có hoạt động triển khai trên đất rừng nên không nắm được giáp ranh, diện tích , rất khó trong quá trình hướng dẫn kê khai. Ngoài ra, một số buổi họp trùng với lịch thu hoạch nông vụ nên số người dân vắng mặt lớn.

3.4.2.2. Xác định ranh giới trên thực địa khó khăn

Việc xác định ranh giới các thửa đất trên thực địa và trên bản đồ là công việc hết sức quan trọng nhằm giải quyết các mâu thuẫn và xác định chính xác diện tích các thửa đất lâm nghiệp. Trong quá trình khảo sát thực địa, việc xác định ranh giới các thửa đất tại Thanh Vận dựa trên nền bản đồ Địa chính lâm nghiệp được thành lập năm 2004 và được sự trợ giúp của các cán bộ kỹ thuật với các thiết bị đo đạc hiện đại như máy toàn đạc điện tử, máy GPS…cùng với sự tham gia của người dân địa phương. Tuy nhiên công việc này vẫn hết sức khó khăn và tốn nhiều thời gian, công sức do một số nguyên nhân sau:

Hình 3.15. Các nguyên nhân của khó khăn trong xác định ranh giới - Bản đồ thiếu chính xác: Bản đồ được sử dụng trong khảo sát thực địa là Bản đồ địa chính lâm nghiệp xã Thanh Vận được thành lập theo chương trình giao đất lâm nghiệp năm 2004. Có thể do trước đây sử dụng phương pháp đo đạc lạc hậu và thiết bị đo đạc thô sơ nên bản đồ này có độ chính xác kém, sai lệch rất nhiều so với thực địa. Do đó việc dựa vào bản đồ để đối chiếu với thực địa gặp khá nhiều khó khăn, rất nhiều thửa đất phải tiến hành đo đạc lại bằng

máy GPS. Việc đo đạc chỉnh lý lại bản đồ địa chính lâm nghiệp mất rất nhiều thời gian và công sức, làm chậm tiến độ GĐR đến người dân.

- Địa hình phức tạp: Địa hình Thanh Vận chủ yếu là đồi núi cao, dốc có nhiều khe, suối lớn, nhỏ, chia cắt phức tạp, độ cao trung bình 200 m - 400 m, độ dốc trung bình 250 - 350. Cùng với đó là hệ thống rừng cây rậm rạp, khuất tầm nhìn. Điều này làm cho việc xác định ranh giới trở nên hết sức khó khăn, có những lô đất thuộc những vùng đồi núi, khe suối hiểm trở và đường đi khó khăn gây trở ngại cho việc đo đạc nên đôi khi cán bộ đo đạc chỉ ước chừng diện tích và ranh giới mà thôi dẫn đến phần diện tích thực và đường ranh giới thực có sai khác với bản đồ. Hơn nữa, sự khắc nghiệt của thời tiết cũng là một trong những khó khăn lớn, trong những giai đoạn mưa nhiều công tác thực địa để xác định ranh giới gần như phải dừng lại.

- Sự hợp tác của người dân: mặc dù đa số người dân tham gia khá nhiệt tình vào công tác thực địa, xác định ranh giới nhưng sự hợp tác của họ với các cán bộ chuyên môn thì còn khá hạn chế.

Do trình độ còn hạn chế nên hầu hết người dân không thể xác định thửa đất của mình trên bản đồ. Những người tham gia thực địa thường là người trẻ ít vào rừng và khụng nắm rừ ranh giới thửa đất của gia đỡnh mỡnh quản lý.

Trong cuộc họp thôn lần thứ nhất, UBND xã Thanh Vận đã ra thông báo và phổ biến tới toàn bộ các hộ dân về việc tự động phát ranh, phát tuyến cho các thửa đất lâm nghiệp hiện tại hộ đang quản lý, sử dụng. Nhưng đa số người dân không hợp tác, hộ không chủ động phát ranh, xác định lại ranh giới cho đến khi có cán bộ đo đạc và cán bộ chuyên môn đến thôn và thực hiện cùng họ. Điều này gây trở ngại rất lớn cho tổ công tác vì phải mất nhiều thời gian hơn (ít nhất là hai lần) để ra thực địa xác định ranh giới, chỉnh lý bản đồ.

Một số người dân không nghĩ không đúng về quyền lợi của mình nên đã cung cấp những thông tin sai khác về loại cây, loại rừng…làm quá trình chỉnh lý thêm khó khăn.

- Hồ sơ trước đây lưu trữ bị thất lạc hoặc thiếu sót: khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có kèm theo các giấy tờ liên quan như bản đồ hiện trạng lô đất, diện tích, … nhưng do công tác lưu trữ không tốt do thời gian lưu trữ dài hoặc do lụt bão bị mất hồ sơ nên không còn chứng tích để người dân chứng tỏ đó là phần đất của mình. Hoặc hồ sơ ghi sai phần diện tích, sai kí hiệu số lô dẫn đến nhận diện sai lô đất, thông tin giữa các thửa đất chồng chéo nhau.

3.4.2.3. Những mâu thuẫn trong sử dụng đất lâm nghiệp

Đất lâm nghiệp trên địa bàn xã Thanh Vận cơ bản đã được người dân sử dụng khá ổn định và lâu dài nhưng do diện tích rộng và địa hình phức tạp nên khi tiến hành phát ranh để chỉnh lý bản đồ và cấp GCN thì các mẫu thuẫn trong sử dụng đất rừng nảy sinh khá nhiều và khá phức tạp. Cùng với việc xác định ranh giới khó khăn, việc giải quyết các mâu thuẫn cũng mất rất nhiều thời gian, công sức làm ảnh hưởng tới tiến độ GĐR.

Khi giá trị của nguồn tài nguyên rừng ngày càng được nâng cao thì các mâu thuẫn, tranh chấp xuất hiện ngày càng nhiều và phức tạp. Bên cạnh đó, sự phức tạp của các mâu thuẫn làm cho chúng xuất hiện ở nhiều trạng thái và mức độ khác nhau. Những mâu thuẫn lớn đã bùng phát thành các tranh chấp. Tuy nhiên, có rất nhiều những mâu thuẫn nhỏ và những mâu thuẫn đang manh nha hình thành còn nằm trong trạng thái ẩn, chưa bùng phát mạnh mẽ thành các tranh chấp. Điều này làm cho công tác quản lý mâu thuẫn tại địa phương còn gặp rất nhiều khó khăn. Theo số liệu thống kê của tổ công tác dự án, trong quá trình giao đất giao rừng trên địa bàn xã có khoảng 240 mẫu thuẫn cần giải quyết, chủ yếu là mâu thuẫn về ranh giới sử dụng đất lâm nghiệp. Trong đó có 180 mâu thuẫn nhỏ, các hộ dân tự giải quyết và chỉnh lý trong quá trình phát ranh thửa và khảo sát thực địa. Còn lại 60 tranh chấp được người dân gửi khiếu nại lên UBND xã yêu cầu giải quyết, các trường hợp này được UBND xã tiến hành họp hòa giải, trong đó họp hòa giải lần 1 giải quyết được 26 mâu thuẫn, lần 2 được 19 mâu thuẫn và lần 3 giải quyết được 5 hộ còn lại.

(Nguồn: UBND xã Thanh Vận) Hình 3.16. Kết quả giải quyết các mâu thuẫn tranh chấp đất lâm nghiệp

Với các trường hợp tranh chấp trên các thửa đất đã trồng cây lâm nghiệp, thì sự thỏa thuận là rất khó, đòi hỏi mất nhiều thời gian và công sức xác định giá trị rừng và có thể dung hòa quyền lợi của cả hai bên. Còn một số trường hợp mâu thuẫn vẫn chưa được giải quyết, các hộ đều không thống nhất được ranh giới do bản thân họ có sẵn mâu thuẫn trong sinh hoạt.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới những mâu thuẫn về quyền sử dụng đất trên địa bàn xã có thể đề cập tới một số nguyên nhân chính yếu sau:

Hình 3.17. Các nguyên nhân dẫn tới mẫu thuẫn trong sử dụng đất lâm nghiệp - Sự sai lệch, chồng chéo hồ sơ: trong các chương trình giao đất, giao rừng trước đây như Chương trình 327 (sau này là dự án 661), các chương trình hỗ trợ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và phát triển Lâm nghiệp của địa phương đã không hoàn thành triệt để công tác rà soát và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, gây chồng chéo hồ sơ, tạo cơ sở cho các mâu thuẫn và tranh chấp bùng phát. Trong giai đoạn từ 2007-2009, Ủy ban nhân dân huyện Chợ Mới đã rà soát để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân nhưng do nhiều vướng mắc và sai phạm trong quá trình đo đạc, thiết kế đã làm cho chương trình không hoàn thành triệt để và phải dừng lại, gây nên sự chồng chéo hồ sơ và là cơ sở cho việc manh nha hình thành các mâu thuẫn sau này.

Năm 2010, chương trình cấp GCN cho người dân do tổ chức Care tài trợ và Trung tâm ADC tư vấn đã mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, những sai lệch và sự chồng chéo trong quá trình khoanh vẽ bản đồ trước đây đã làm cho công tác cấp GCN gặp phải một số vướng mắc do tranh chấp giữa các hộ gia đình. Trong quá

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng và giải pháp trong giao đất rừng đến các hộ dân tại xã thanh vận, huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn” (Trang 53 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w