đề xuất một số nhóm giải pháp để khắc phục những khó khăn, bất cập trong công tác giao đất, giao rừng đến hộ gia đình tại các xã nông thôn miền núi có điều kiện tương đồng với Thanh Vận như sau:
Bảng 3.7. Các nhóm giải pháp trong tiến trình GĐR
Nhóm giải pháp Tên giải pháp Ưu tiên
Nhóm 1 Nâng cao hiểu biết cho người dân về giao
đất giao rừng 1
Nhóm 2 Khắc phục những bất cập trong thủ tục,
chính sách 2
Nhóm 3 Hạn chế và giải quyết mâu thuẫn 3
3.4.3.1. Nâng cao hiểu biết cho người dân về giao đất giao rừng
Trình độ dân trí thấp là tình trạng chung của các địa bàn miền núi còn nhiều khó khăn như Thanh Vận, có thể nói đây là nguyên nhân gốc rễ dẫn tới các khó khăn khác trong tiến trình GĐR. Tuy nhiên, việc nâng cao dân trí đòi hỏi một quá trình lâu dài và phải làm tốt công tác tuyên truyền và phổ biến đến nhân dân, quá trình này song song với sự thúc đẩy phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho đồng bào miền núi.
Trước khi tiến hành giao đất, giao rừng cho người dân, việc trang bị cho họ những kiến thức hiểu biết cơ bản về các chính sách giao đất giao rừng của Nhà nước là vấn đề hết sức quan trọng. Nhóm giải pháp này bao gồm các công tác nhằm nâng cao hiểu biết và chủ động tham gia trong tiến trình giao đất, giao rừng.
Hình 3.20. Các giải pháp nâng cao hiểu biết trong tiến trình GĐR - Làm tốt hơn công tác tuyên truyền về các chính sách của Đảng và Nhà nước: đây là giải pháp lâu dài và có thể rất khó khăn đối với các đồng bào miền núi, đòi hỏi cần có sự sát xao, quan tâm liên tục của cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương cũng như sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan đoàn thể có liên quan như: kiểm lâm, bộ đội, hội phụ nữ, hội nông dân…. Cùng với đó đội ngũ cán bộ chuyên môn phải là những người am hiểu về người dân, văn hóa bản địa để có phương pháp tuyên truyền đạt hiểu quả cao nhất.
Đối với những địa phương như xã Thanh Vận – đất lâm nghiệp chiếm trên 88,7% diện tích tự nhiên – việc tuyên truyền các chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng là hết sức quan trọng và là việc cần làm thường xuyên bởi họ chính là nhân tố cơ bản, lâu dài đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển kinh tế rừng nói chung và là thành phần tham gia không thể thiếu trong tiến trình giao đất, giao rừng.
Nội dung và phương pháp tuyên truyền phải phù hợp với tập quán của địa phương cũng như của từng dân tộc khác nhau. Không nên “nói hay mà khó hiểu”, mà cần “nói dễ hiểu, thiết thực, người dân nghe mà làm theo được” – Hồ Chí Minh, 1963. Bên cạnh đó, việc phổ biến chính sách phải là hai chiều, đòi hỏi sự tham gia của người dân trong việc bàn bạc phản hồi thực thi chính sách. Đặc biệt, các chính sách hưởng lợi, chính sách từ rừng, cần giải thích, ví dụ vận dụng thực tế.
Nói tóm lại, trước cũng như sau khi diễn ra quá trình giao đất giao rừng, việc tuyên truyền chính sách cho người dân là hết sức quan trọng. Khi hiểu biết của người dân được nâng lên họ sẽ chủ động tham gia và đóng vai trò hết sức quan trọng trong tiến trình giao đất giao rừng cũng như bảo vệ và phát triển kinh tế rừng bền vững.
- Nâng cao chất lượng của các buổi tập huấn, họp thôn: Nội dung, thành phần và thời gian các buổi tập huấn và họp thôn có ảnh hưởng rất lớn tới hiểu biết của người dân về chính sách giao đất giao rừng.
Nội dung, mục tiêu các buổi tập huấn trước khi giao đất giao rừng cần xác định rừ ràng, thiết thực và dễ hiểu, phự hợp với dõn trớ của địa phương. Nhấn mạnh chủ trương giao đất giao rừng đến hộ gia đình là một chủ trương lớn của Nhà nước, nhằm giúp cải thiện sinh kế của đồng bào miền núi. Tập trung giải thích đơn giản và dễ hiểu nhất về các quyền lợi và nghĩa vụ của người dân đối với rừng và đất lõm nghiệp mỡnh đang quản lý, sử dụng. Làm rừ vai trũ của người dân trong tiến trình giao đất giao rừng tại địa phương, những công tác họ phải tham gia, việc nào do họ chủ động làm, việc nào họ được sự trợ giúp của các cán bộ chuyên môn….
Thành phần cuộc họp thôn, tập huấn cũng là vấn đề quan trọng cần phải xem xét. Các cuộc họp và các hoạt động triển khai cần có sự tham gia của các cán bộ đến từ các phòng ban chức năng đặc biệt là cán bộ lãnh đạo để huy động tiếng nói và sự ủng hộ của họ đồng thời luôn lắng nghe, quan điểm của người dân. Sự tham gia của đại diện các ban ngành xã là cầu nối để người dân và chính quyền có cơ hội lắng nghe và phản hồi ý kiến của mình. Về phía người dân, ngoài những người cú kinh nghiệm, lớn tuổi nắm rừ về đất rừng của địa phương cũng như của hộ gia đình mình, rất cần sự tham gia của những người trẻ, vì về cơ bản hiện nay họ đều đã được đi học, trình độ cao hơn thế hệ trước và họ mới chính là chủ nhân của phát triển kinh tế rừng trong tương lai.
Thời gian của các buổi tập huấn thường rất ngắn là một hạn chế rất phổ biến trong khi nội dung cần truyền tải đến người dân thì khá lớn và số lượng người dự họp đông. Do đó, không nên tổ chức các buổi tập huấn hay họp thôn theo kiểu “nhanh, gọn”, mà nên tăng thêm thời gian họp từ 02 ngày/ thôn trở lên, nếu số lượng người họp quá đông có thể chia làm nhiều buổi hơn nữa. Mặc dù sẽ tốn thêm chi phí, nhân lực và thời gian, nhưng khi giải quyết được vấn đề nhận thức của người dân trong giao đất giao rừng sẽ hạn chế được rất nhiều khó khăn nảy sinh sau này, tạo điều kiện cho quá trình giao đất giao rừng diễn ra thuận lợi hơn. Không những vậy, để phát triển rừng bền vững sau khi giao thì khả năng hiểu biết của người dân để ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng như thích ứng với biến đổi khí hậu là hết sức cần thiết.
3.4.3.2. Khắc phục những bất cập trong thủ tục, chính sách
Như đã phân tích ở trên, mặc dù Nhà nước đã có những văn bản hướng dẫn khá chi tiết hướng dẫn giao đất cũng như giao rừng trên thực tế triển khai vẫn còn khá nhiều bất cập trong các vấn đề thủ tục, chính sách. Nhóm giải pháp này được đề tài đề xuất nhằm khắc phục những bất cập đó, bao gồm một số giải pháp sau:
Hình 3.21. Nhóm các giải pháp khắc phục những bất cập trong thủ tục, chính sách
a. Các văn bản pháp lý cần phù hợp hơn với địa phương
Như đã phân tích ở phần trên, một trong những hạn chế lớn nhất trong kết quả GĐR ở Thanh Vận là mới dừng lại ở việc chứng nhận quyền sử dụng đối với đất lâm nghiệp theo Nghị định 88/2009 NĐ-CP của Chính phủ do chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể về việc giao rừng gắn với đất lâm nghiệp (giao đất giao rừng). Kết quả này chưa thực sự đáp ứng được chủ trương giao đất giao rừng của Nhà nước. Vào thời điểm dự án đang triển khai, nếu muốn giao rừng cho hộ gia đình cá nhân, địa phương lại phải thực hiện thủ tục riêng rẽ theo quy định tại Thông tư 38/2007/TT-BNN của Bộ NN&PTNT về “Hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn”. Như vậy thủ tục hết sức chống chéo và phức tạp, gây khó khăn, lúng túng cho chính quyền đại phương.
Để khắc phục sự chống chéo này, Bộ NN&PTNT và Bộ TNMT đã ra Thông tư liên tịch số Số 07/2011/TTLT-BNNPTNT-BTNMT về “Hướng dẫn một số nội dung về giao rừng, thuê rừng gắn liền với giao đất, thuê đất lâm nghiệp”. Theo đó, cơ quan TNMT phối hợp với cơ quan Kiểm lâm thuộc cơ quan NN&PTNT thực hiện hợp nhất việc giao rừng gắn liền với giao đất lâm nghiệp và hoàn thiện hồ sơ trình UBND cấp GCN. Tuy nhiên, tính khả thi của văn bản này cũng cần phải xem xét, vì thực tế hiện nay các cơ quan chức năng chưa có đủ cơ sở để đánh giá, định giá tài sản trên đất lâm nghiệp. Các cơ quan nhà nước chủ yếu quản lý về diện tích và trạng thái rừng, còn giá trị rừng thì chưa giám khẳng định. Tài nguyên rừng gồm có nhiều loại gỗ và các lâm sản phụ khác và giá trị cụ thể của rừng chưa ai, chưa cơ quan nào có thể định giá cụ
thể bao nhiêu triệu đồng/ha. Cơ quan Kiểm lâm thì họ chỉ quản lý về diện tích và trạng thái rừng (tài nguyên rừng) theo số liệu báo cáo hàng năm. Phòng TNMT chỉ quản lý tài nguyên đất lâm nghiệp. Mặt khác, hầu hết các phương pháp đánh giá hiện nay mới chỉ dừng lại ở đánh giá trữ lượng rừng thông qua biện pháp lập ô tiêu chuẩn để đo đếm, xác định tổ thành loài cây (các nhóm gỗ) và trữ lượng rừng (m3/ha), chưa tính được hết các loại lâm sản phụ và giá trị thực của tài sản trên đất. Hơn nữa, tài sản rừng biến động liên tục và để qui trách nhiệm cụ thể trong quản lý nhà nước còn chung chung.
Thay đổi và bổ sung các văn bản pháp lý là biện pháp cấp bách mà hiện tại Quốc hội và Nhà nước ta cần khẩn trưởng thực hiện. Theo đó, cần thiết phải có văn bản quy định cụ thể và thống nhất hơn để hướng dẫn và phân trách nhiệm cụ thể cho từng cơ quan chức năng trong quá trình giao đất giao rừng, nhất là cơ quan giữ nhiệm vụ đánh giá, định giá tài sản trên đất lâm nghiệp được giao.
Ngoài ra, thay đổi và bổ sung văn bản pháp lý cũng cần đơn giản hóa các yêu cầu trong thủ tục giao đất giao rừng và linh hoạt các nghĩa vụ tài chính vì không thể coi và yêu cầu hộ gia đình, đồng bào các dân tộc phải hoàn thành các thủ tục phức tạp và chi trả nghĩa vụ tài chính giống như các chủ thể có tiền, có trình độ khác. Đây là vấn đề quan trọng, nhất là đối tượng được giao đất giao rừng là đồng bào miền núi có trình độ dân trí thấp. Như đã phân tích ở phần khó khăn trên, thủ tục phức tạp là khó khăn không chỉ đối với người dân mà còn đối với cả các cán bộ chuyên môn tại địa phương.
b. Lập tiến trình trình và lên kế hoạch cụ thể cho tiến trình
Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Nhà nước, Cơ quan quản lý Nhà nước các cấp cần có văn bản hướng cụ thể về hướng dẫn giao đất giao rừng tại địa phương. Trong đó nên lập một tiến trình gồm các bước giao đất giao rừng thống nhất và phù hợp với điều kiện thực tế, đặc thù trong hiện trạng quản lý và sử dụng đất rừng của địa phương. Dựa trên văn bản hướng dẫn đó, các địa phương cấp huyện, xã khi trước khi tiến hành giao đất giao rừng tại địa phương, tùy vào tình hình cụ thể cần lên kế hoạch cụ thể chi tiết hơn nữa nhằm tạo điều kiện cho tiến trình được thực hiện đúng thời hạn và hiệu quả. Ví dụ, đối với những địa phương có điều kiện tương đồng như Thanh Vận, cần chú trọng hơn vào công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách cho người dân; kéo dài thời gian tập huấn; rà soát lại thật kỹ các hồ sơ giao đất, giao rừng trước kia nhằm tránh mâu thuẫn nảy sinh; tăng cường sự tham gia có hiệu quả của người dân trong tiến trình GĐR.
Dựa trên điều kiện thực tế và những quy định về GĐR của Nhà nước, đề tài xin đề xuất một tiền trình GĐR đối với những địa phương miền núi có những điều kiện tương đồng như xã Thanh Vận bao gồm 8 bước như sau (Chi tiết tại Phụ lục 2):
Hình 3.22. Sơ đồ tiến trình GĐR c. Tăng cường nguồn nhân lực và vốn
Thực hiện giao đất giao rừng đối với những địa phương như Thanh Vận bao gồm rất nhiều hạng mục công việc cần phải hoàn thiện trong thời gian có hạn. Bao gồm cả các công tác điều tra, xác định lại ranh giới, điều chỉnh bản đồ, hồ sơ, xác định trạng thái và giá trị rừng….đòi hỏi rất nhiều nhận lực và vật lực.
Chủ trương của Nhà
nước Sự chỉ đạo của
UBND huyện
Vì vậy đầu tư thêm chi phí cho quá trình giao đất giao rừng tại các địa phương còn khó khăn là rất cần thiết. Do đó, ngoài nguồn vốn hạn hẹp của Nhà nước, cần thiết phải huy động nguồn vốn từ các dự án phi Chính phủ, các tổ chức…
Nguồn nhân lực thực hiện dự án cũng rất quan trọng. Ngoài việc lựa chọn các đơn vị tư vấn có chuyên môn tốt, cần có sự tham gia phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chuyên môn địa phương cấp huyện. Đặc biệt cần tăng cường sự tham gia tích cực của người dân địa phương. Hơn nữa cũng cần chú trọng nguồn nhân lực có khả năng đánh giá hiện trạng và giá trị tài sản trên đất lâm nghiệp khi giao cho người dân.
d. Ưu tiên giao đất cho đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương
Ưu tiên giao đất, giao rừng cho đồng bào các dân tộc là một việc làm cần thiết. Bởi lẽ, hiện nay mức sống của người dân nơi đây còn thấp trong khi đã nhiều đời gắn bó với núi rừng. Hơn nữa, nông nghiệp miền núi hoàn toàn khác với miền xuôi do gắn chặt với lâm nghiệp và phát triển nghề rừng. Vì vậy, giao đất, giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân, sẽ tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc yên tâm sản xuất. Muốn làm được điều này, thứ tự ưu tiên giao đất, giao rừng cho đồng bào dõn tộc địa phương cần thể hiện rừ ràng trong quy hoạch sử dụng đất rừng và trong các văn bản pháp luật liên quan đến giao đất, giao rừng từ Trung ương đến địa phương.
3.4.3.3. Hạn chế và giải quyết mâu thuẫn
Mâu thuẫn là vấn đề không thể tránh khỏi trong quản lý và sử dụng rừng và đất lâm nghiệp. Tuy nhiên, cần thiết phải có những giải pháp để tránh những mẫu thuẫn phát sinh nhiều hơn và phức tạp hơn làm ảnh hưởng tới tiến trình giao đất giao rừng.
Hình 3.23. Nhóm các giải pháp nhằm hạn chế và giải quyết mâu thuẫn
a. Rà soát lại hồ sơ, bản đồ giao đất giao rừng trước đây
Đây là việc làm rất quan trọng và cần thiết nhằm chuẩn bị cho một tiến trình các bước giao đất, giao rừng cụ thể và phù hợp với thực tế của địa phương, tránh các mâu thuẫn nảy sinh và thêm phức tạp. Đối với những địa phương có điều kiện tương đồng như xã Thanh Vận, tức là có sự kế thừa, sửa chữa kết quả của các chương trình giao đất giao rừng trước đây đã diễn ra tại địa phương nhưng không hiệu quả. Trước khi tiến hành giao đất giao rừng cần tiến hành rà soát lại thật kỹ bản đồ, hồ sơ đã giao đất giao rừng trước đây. Trong quá trình rà soát cần chú ý tới lịch sử quá trình sử dụng các thửa đất như mục đích sử dụng, sử dụng, diện tích so sánh với các tài liệu tham khảo, khảo sát đối chiếu trên thực địa để sớm phát hiện và giải quyết ngay các trường hợp chồng chéo về hồ sơ, quyền sử dụng đất, sai lệch trong đo đạc… dẫn tới các mẫu thuẫn tranh chấp.
b. Phối hợp đi xác định lại ranh giới, tập trung giải quyết mâu thuẫn ngay trên thực địa
Tuy việc để người dân chủ động phát ranh và tự hòa giải trên thực địa về mặt lý thuyết tiết kiệm được thời gian và công sức. Tuy nhiên ở những địa phương mà tính chủ động của người dân, cũng như đời sống còn khó khăn như xã Thanh Vận thì để thực hiện được bước này là rất khó. Quá trình đi thực địa, phát ranh, phát tuyến cần có sự tham gia phối hợp của các cán bộ chuyên môn đo đạc, cán bộ tư, cán bộ xã và các người dân có liên quan đến thửa đất. Cùng với quá trình xác định, đo đạc lại ranh giới, những mâu thuẫn nảy sinh có thể giải quyết được ngay và giải quyết dứt điểm, lập biên bản thống nhất trên thực địa làm căn cứ pháp lý, tránh bùng phát thành những tranh chấp lớn. Những mâu thuẫn liên quan đến rừng và mâu thuẫn sử dụng đất quá phức tạp nếu không thể hòa giải trên thực địa mới tiến hành họp hòa giải, tùy theo mức độ phức tạp ở cấp thôn, xã hay huyện.
c. Ứng dụng công nghệ hiện đại trong đo vẽ, quản lý hồ sơ
Đo vẽ bằng thiết bị thô sơ, thiếu chính xác, quản lý thông tin thủ công chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới chồng chéo hồ sơ, làm nảy sinh mâu thuẫn tranh chấp. Ngày nay, việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong đo đạc quản lý là hết sức cần thiết. Quá trình đo đạc chỉnh lý bản đồ lâm nghiệp phải được sử dụng bằng các thiết bị hiện đại như máy GPS, đối với những địa phương có địa hình quá hiểm trở, không thể đi lại có thể ứng dụng công nghệ viễn thám nhằm xác định ranh giới đất lâm nghiệp cũng như xác định trạng thái rừng rất chính xác và khách quan. Đối với quản lý hồ sơ, bản đồ có thể sử dụng các phần mềm chuyên dụng của GIS như Mapinfo nhằm giảm thiểu tối đa mất mát, sai sót trong giao đất giao rừng và quản lý hồ sơ sau này. Tuy nhiên cùng