Hiểu biết của người dân trong tiếp cận với rừng và đất lâm nghiệp Thông qua công tác GĐR, tổ công tác tại xã Thanh Vận đã tiến hành tổ

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng và giải pháp trong giao đất rừng đến các hộ dân tại xã thanh vận, huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn” (Trang 44 - 51)

chức các cuộc họp, hội thảo, lớp tập huấn và các hoạt động giải quyết mâu thuẫn nhằm nâng cao hiểu biết trong tiếp cận tài nguyên thiên nhiên rừng bền vững.

Các thay đổi được về phương thức tiếp cận với đất rừng của người dân xã Thanh Vận được đánh giá như sau:

Bảng 3.4. Các thay đổi về phương thức tiếp cận với đất rừng STT Các thay đổi Quá trình đạt được thay đổi

1

Kiến thức, hiểu biết về chính sách giao đất, giao rừng của Nhà nước của người dân được nâng lên.

+Họp thôn phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, của tỉnh về GĐR đến người dân.

+Phổ biến về dự án GĐR tại xã Thanh Vận.

+Người dân tham gia trực tiếp vào tiến trình các bước GĐR.

2 Người dân biết kết hợp những tri thức bản địa của họ với những kiến thức khoa học được tập huấn khi họ tiếp cận với rừng và đất lâm nghiệp. Loại bỏ những thói quen lạc hậu, có hại đối với rừng.

+Tập huấn hướng dẫn người dân tiếp cận với tài nguyên rừng bền vững, phương pháp tự tìm hiểu, học hỏi các kiến thức mới trong quản lý và phát triển kinh tế trên đất rừng.

+ Tổ chức các lớp tập huấn viên nông dân về kỹ thuật làm vườn ươm, chăm sóc vườn ươm và kỹ thuật trồng rừng.

+Có 59 người dân (39 nam, 20 nữ, 46 người tày, 10 kinh, 1 mông, 2 Dao), 12 cán bộ địa phương được tập huấn nâng cao hiểu biết về kiến thực biến đổi khí hậu và kiến thức bản địa, và được trang bị công cụ, phương thức và kiến thức về thích ứng biến đồi khí hậu.

+Có 126 hộ gia đình (109 hộ Tày, 09 hộ Kinh, 07 hộ Dao, 01 hộ H’Mông) nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường thông qua lớp tập huấn ủ phân vi sinh và 108 hộ dân thay đổi hành vi sử dụng phân bón để bảo vệ môi trường và tiếp cận bền vững tới nguồn tài nguyên thiên nhiên.

+Có 245 hộ gia đình(195 tày, 32 kinh, 18 Dao) được hướng dẫn sử dụng nguồn cây con giống lâm nghiệp họ tự sản xuất ra để

trồng 95,6 ha rừng và chăm sóc có hiệu quả sau khi được cấp GCN.

3

Người dân cảm thấy tự tin hơn khi tiếp cận với rừng và tự tin tham gia các ý kiến đống góp đối với những chính sách đang thực thi tại địa phương.

+Hỗ trợ tham gia diễn đàn đối thoại trực tiếp trên VOV.

+Cử tham dự hội thảo “Xóa đói, giảm nghèo, thúc đẩy bình đẳng và quyền của người dân tộc thiểu số”.

+Tổ chức hội thảo, thúc đẩy, tạo cơ hội cho người dân đưa ra mối quan tâm và xây dựng kế hoạch cho chính bản thân, cộng đồng và địa phương họ.

+Thúc đẩy, hỗ trợ chính quyền lồng ghép đưa bản đề xuất của người dân vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Có 34 người (5 cán bộ xã, 29 người dân) được nâng cao năng lực và cảm thấy tự tin hơn khi đưa ra mối quan tâm của mình xây dựng kế hoạch phát triển rừng bền vững.

4

Tăng cường khả năng tiếp cận công bằng tới nguồn tài nguyên thiên nhiên rừng.

+Người dân được tham gia trong tiến trình GĐRvà trực tiếp giải quyết các tranh chấp, mẫu thuẫn.

+Có 40 hộ gia đình(03 Kinh, 02 Dao, 35 Tày) được tăng cường khả năng tiếp cận công bằng tới nguồn tài nguyên thiên nhiên rừng thông qua việc họ hài lòng với kết quả và phương pháp giải quyết tranh chấp đất lâm nghiệp có sự tham gia.

+Họp tổ xét cấp GCN với sự tham gia đại diện của các ban ngành đoàn thể xã và người dân. Công khai danh sách hộ dân được GĐR.

5 Hiểu biết về quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối với rừng và đất lâm nghiệp được nâng lên.

+Họp thôn phổ biến về quyền lợi và nghĩa vụ của người dân theo quy định của Pháp luật đất đai và Luật bảo vệ và phát triển rừng.

+Hỗ trợ người dân tự tìm hiểu các quyền lợi và nghĩa vụ của mình thông qua các nguồn thông tin chính thống khác nhau.

+Họ nắm rừ hơn quyền lợi của mỡnh thụng qua việc tham gia giải quyết các vướng mắc trong quá trình GĐR tại địa phương.

Qua bảng đánh giá trên có thể thấy các hoạt động của công tác GĐR đã có những tác động nhất định tới việc nâng cao năng lực và quyền tiếp cận rừng và

đất lâm nghiệp, tạo ra những tác động tích cực đến việc quản lý đất rừng, bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Điều quan trọng là trong hầu hết các hoạt động trong tiến trình tạo ra các thay đổi đó đều có sự tham gia tích cực của người dân. Nói cách khác, các tiến trình và sự thay đổi này là bằng chứng cho bằng chứng cho sự tăng cường tiếp cận tài nguyên thiên nhiên bền vững của người dân tộc thiểu số tại xã Thanh Vận.

Cỏc thay đổi này được chứng minh rừ hơn thụng qua cỏc đỏnh giỏ tớch cực của chính các hộ dân được phỏng vấn.

(Nguồn: Số liệu điều tra) Hình 3.6. Người dân tự đánh giá hiểu biết về quyền lợi và nghĩa vụ của

mình đối với đất lâm nghiệp trước và sau khi GĐR

Cú thể nhận thấy rừ sự thay đổi trong hiểu biết của người dõn về quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối với đất lâm nghiệp. Kết quả điều tra cho thấy trước khi công tác GĐR diễn ra, có tới 92% người dân được phỏng vấn cho biết họ không nắm được các quyền và nghĩa vụ đối với chính những thửa đất lâm nghiệp mà

họ đang trực tiếp canh tác và quản lý. Tỷ lệ này đã giảm xuống chỉ còn 20% sau khi các hoạt động GĐR được triển khai. Hiện nay, hầu hết người dân được GĐR điều có hiểu biết sơ qua về quyền và nghĩa vụ của mình đối với rừng và đất lâm nghiệp (80% người được phỏng vấn). Theo họ, khả năng hiểu biết về quyền và nghĩa vụ của họ đối với đất lâm nghiệp được cải thiện và bổ sung thông qua việc họ tham gia trực tiếp vào tiến trình GĐR tại địa phương. Khi đó, họ được tham gia các lớp tập huấn, phổ biến về chính sách, các văn bản về GĐR của Nhà nước.

Bên cạnh đó, một số người dân còn chủ động tìm hiểu về các quyền và nghĩa vụ của mình khi được GĐR thông qua quá trình tự tìm hiểu các nguồn thông tin chính thống. Tuy nhiên, vẫn còn 20% số người được phỏng vấn cho biết họ không nắm được họ có các quyền và nghĩa vụ như thế nào khi được GĐR do họ không tham gia tập huấn hoặc trình độ quá thấp.

Ngoài ra, đa số người dân được phỏng vấn cho biết họ có ứng dụng những kiến thức, hiểu biết mà họ được tiếp thu nhờ việc tham gia trong tiến trình GĐR vào thực tế sản xuất, phát triển rừng của hộ gia đình và cộng đồng. Hơn thế nữa, thay vì trước kia người dân chỉ sử dụng kiến thức bản địa đơn thuần mà họ tích lũy được khi họ thực hiện canh tác và quản lý đất lâm nghiệp, thì nay họ biết kiết hợp hài hòa những tri thức mới với những kiến thức bản địa sẵn có nhằm đạt hiệu quả cao hơn trong sản xuất và bảo vệ rừng.

Biểu đồ dưới đây thể hiện khả năng áp dựng kiến thức bản địa và các tri thức mới khi tiếp cận với rừng của 50 hộ dân được phỏng vấn. Kết quả cho thấy đa số người dân đã biết kết hợp giữa tri thức bản địa và các kiến thức mới trong phương thức tiếp cận với nguồn tài nguyên rừng của mình ( 32 hộ - chiếm 64%), trong khi đó còn một số hộ chỉ biết sử dụng kiến thức bản địa của họ (14 hộ) hoặc áp dụng máy móc những kiến thức được tập huấn (04 hộ). Nguyên nhân là do trình độ dân trí khá thấp, một số người dân chưa được tham gia tập huấn hoặc họ hiểu chưa đúng về phương pháp áp dụng các kiến thức khoa học trong sản xuất.

(Nguồn: Số liệu điều tra 2012) Hình 3.7. Khả nãng sử dụng tri thức trong tiếp cận với rừng

của người dân 3.3.2. Phương thức canh tác trên đất lâm nghiệp

Phương thức canh tác trên đất lâm nghiệp của người dân xã Thanh Vận đã được thay đổi đáng kể thông qua các hoạt động tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật của dự án. Theo kết quả UBND xã đã thống kê, có 316 hộ gia đình (14 Dao, 30 Kinh, 272 Tày) đã được hướng dẫn về kỹ thuật làm vườn ươm của 20 nhóm sở thích vườn ươm để xây dựng 20 vườn ươm với 40 vạn cây con được gieo ươm và có 70 hộ gia đình được tăng cường khả năng tiếp cận bền vững tới nguồn tài nguyên thiên nhiên thông qua việc họ được trang bị thêm kiến thức về kỹ thuật canh tác trên đất dốc và 28 hộ (3 kinh, 1Dao, 24 Tày) thay đổi hành vi canh tác trên đất dốc và xây dựng được mô hình canh tác chuối trên đất dốc thích ứng với biến đổi khí hậu. Điều này cho thấy người dân bắt đầu được tiếp cận sự thay thế các phương pháp lạc hậu truyền thống bằng việc ứng dụng các kỹ thuật, khoa học vào sản xuất.

Có tới 80% số người dân được phỏng vấn cho biết từ khi họ được giao đất giao rừng, họ đã được trang bị thêm các kiến thức về kỹ thuật canh tác trên đất dốc thông qua các lớp tập huấn cũng như tự tìm hiểu các tài liệu liên quan.

Khả năng áp dụng các kiến thức về kỹ thuật canh tác trên đất dốc vào thực tiễn sản xuất của người dân cũng đã được thay đổi đáng kể. Hầu hết người dân được giao đất giao rừng nhận thức được tính hiệu quả của các phương thức canh tác mới trên đất dốc nhằm nâng cao thu nhập cũng như phát triển rừng bền vững. Có 24% số hộ được phỏng vấn cho biết họ đã mạnh dạn thay đổi phương thức canh tỏc mới theo cỏc kỹ thuật được tập huấn và thấy được hiệu quả rừ rệt;

trong khi đó 60% số hộ đang trong quá trình thay đổi biện pháp canh tác, nguyên nhân chủ yếu là do họ còn thiếu vốn và cần sự hướng dẫn chuyên sâu hơn nữa. Tuy nhiên vẫn còn tới 16% số hộ chưa muốn hoặc chưa dám thay đổi, chủ yếu là do họ chưa thấy được tính hiệu quả hoặc họ không tham gia các chương trình hướng dẫn kỹ thuật của các cán bộ chuyên môn trước đó (Hình 3.8.)

(Nguồn: Số liệu điều tra 2012) Hình 3.8. Sự thay đổi phương thức canh tác trên đất lâm nghiệp 3.3.3. Thu nhập của người dân từ đất lâm nghiệp

Khi được GĐR các hộ dân yên tâm đầu tư vào phát triển kinh tế rừng và một số hộ khai thác được những sản phẩm có giá trị trên đất rừng được giao nhằm nâng cao thu nhập và có vốn đầu tư phát triển kinh tế rừng.

Bảng 3.5.Thu nhập từ rừng qua đánh giá của người dân

Chỉ tiêu Số hộ Cơ cấu (%)

Tổng 50 100

Thu nhập tăng: 29 58,0

Từ mật ong 7 14,0

Từ cây chè 4 8,0

Từ cây Chuối 7 14,0

Từ cây mỡ 5 10,0

Từ cây keo 6 12,0

Thu nhập không đổi 21 42,0

Rừng xa đường giao thông 8 16,0

Chưa có thu hoạch 13 26,0

(Nguồn: Số liệu điều tra 2012) Kết quả điều tra cho thấy, có 29/50 số hộ (chiếm 58%) được phỏng vấn cho rằng thu nhập từ rừng của nông hộ từ sau khi được GĐR có tăng lên. Tuy nhiên, người dân cũng cho biết rằng những nguồn thu này chủ yếu từ các loại cây đã được trồng từ trước hoặc có sẵn tự nhiên như từ các loại chè, chuối rừng, mỡ, keo, mật ong rừng và một số loại dược liệu. Một số hộ dân được giao đất rừng ở quá xa đường giao thông hoặc rừng chưa cho thu hoạch nên chưa có thu nhập từ rừng, tỷ lệ này chiếm 42% số hộ được phỏng vấn.

Mặc dù thu nhập từ kinh tế rừng của một số gia đình có tăng lên nhưng theo ý kiến của các hộ dân được phỏng vấn, thu nhập từ rừng chưa phải là thu nhập chính của các nông hộ.

(Nguồn: Số liệu điều tra 2012) Hình 3.9. Tỷ lệ thu nhập từ đất rừng so với tổng thu nhập của các hộ

Phần lớn các hộ (33/50 hộ) được phỏng vấn cho biết thu nhập trên đất lâm nghiệp chỉ là một nguồn nhỏ trong tổng thu nhập của họ (nhỏ hơn 30% tổng thu nhập). Thu nhập chính của họ là các sản phẩm nông sản ngắn ngày hoặc ngày công đi làm thuê. Chỉ có 5/50 hộ được phỏng vấn coi kinh tế rừng là nguồn thu chính của gia đình.

Như vậy, tuy thu nhập trên đất lâm nghiệp của các hộ có tăng nhưng kinh tế rừng chưa thực sự trở thành lĩnh vực chủ đạo trong phát triển kinh tế cho các nông hộ miền núi tại Thanh Vận.

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng và giải pháp trong giao đất rừng đến các hộ dân tại xã thanh vận, huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn” (Trang 44 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w