Tôn giáo là một hình thức ý thức xã hội, phản ánh một cách hư ảo, được một bộ phận dân cư tin theo, tôn thờ theo những lễ nghi, lễ luật chặt chẽ, nó còn là một thực thể xã hội được xác định dựa trên các dấu hiệu: có giáo lý, giáo luật, giáo lễ, có hình thức tổ chức quản lý và hình thành cộng đồng tín đồ và có cơ sở vật chất nhất định [37,tr.145].
Với khái niệm tôn giáo nêu trên, đó là những yếu tố để xác định sự xuất hiện của một tôn giáo. Nhưng qua việc nghiên cứu điền dã ở miền Tây Cao Bằng cho thấy không có những yếu tố nêu trên: không có nhà thờ Kitô giáo, chùa phật giáo, đền thờ Nho giáo, không có linh mục hay các nhà tu hành trong khu vực cư trú của người Mông.
Hiện tƣợng “Vàng chứ” trong đời sống của ngƣời Mông ở miền tây Cao Bằng
Vàng chứ là một khái niệm hoàn toàn không có trong văn hóa cổ truyền của người Mông. Đó là một biểu tượng mới được gá lắp từ những mảnh truyền thuyết, tâm linh, tâm lý tộc người. Bằng việc dựa vào khái niệm vàngx (vua hay vương) truyền thống, người ta đã đưa ra một hình ảnh mới là vàngx chur (vua chủ, vương chủ) để gọi đấng tối cao như Thiên chúa, khiến người Mông dễ nhầm lẫn với vị vua huyền thoại của nình. Vì vậy, đồng bào tưởng việc theo vàng chứ cũng như hành động “xưng vua” và đã dễ dàng đón nhận.
Nếu cái đích của cuộc “xưng vua” mà người Mông luôn khát khao và hướng tới là “vua Mèo sẽ ra, người Mông sẽ có cuộc sống sung sướng” thì ở phong trào vàng chứ, người ta cũng đem đến cho người Mông sự hy vọng và chờ đợi “vàng chứ sẽ về, sẽ làm cho người Mông đổi đời” hay “sẽ được theo vàng chứ lên lớp trên trời sáng sủa” để “không còn sự khổ đau”. Đây chính là sự hấp dẫn, tương đồng giữa hai hiện tượng nêu trên nên đã thu hút được sự hưởng ứng mạnh mẽ của người Mông. Vì vậy, hiện tượng “xưng vua” ở
78
người Mông đã bị lợi dụng dưới góc độ hoàn toàn mới. Nó đã được khai thác triệt để nhằm dẫn dắt dân tộc này đến với một hiện tượng tôn giáo mới.
Đầu thế kỷ XX, sau khi áp đặt xong chế độ thuộc địa của mình tại các vùng đồng bằng cũng như thung lũng, thực dân Pháp bắt đầu vươn bàn tay cai trị của mình lên vùng dân tộc Mông- một tộc người có dân số khá đông với những phong tục văn hóa, tín ngưỡng khá phong phú. Để tìm hiểu về đặc điểm văn hóa cũng như tín ngưỡng của người Mông, thực dân Pháp đã nhiều lần cử các giáo sĩ lên thăm dò để xây dựng cơ sở truyền giáo ở đó nhằm mục đích tìm hiểu về đời sống tôn giáo tín ngưỡng, tâm lý của người Mông để vận dụng vào nội dung và biện pháp truyền đạo thích hợp. Sau khi nghiên cứu đặc điểm tín ngưỡng của người Mông, giáo sĩ người Pháp Savina đã nhận định: “khá dễ dàng ghép đạo lý Gia tô vào đạo lý dân tộc Mèo, chỉ cần nhắc bỏ đi vài lầm lẫn, xóa hẳn đi vài thiên kiến quan hệ tới bản chất của Thượng đế… Tóm lại muốn ghép đạo lý của ta với đạo lý của dân tộc Mèo chỉ cần sửa lại và bổ sung thêm các tín ngưỡng của họ để đi tới chỗ dành cho cả hai nền đạo lý chung một tôn giáo làm nền tảng"[32,tr.179].
Để thuận tiện cho việc truyền bá kinh thánh Thiên chúa giáo, ngay sau khi đặt chân đến Sa pa thực dân Pháp đã có ý định xây dựng cơ sở truyền giáo ở đây. Năm 1905, nhà thờ bằng gỗ và đá ở vùng dân tộc Mông đã được dựng lên ở thị trấn Sa pa không nằm ngoài ý đồ lợi dụng tôn giáo để mê hoặc lòng người, phục vụ cho việc cai trị của chúng. Tuy nhiên, để làm được công việc này thực dân Pháp còn gặp rất nhiều khó khăn, bởi lẽ việc truyền đạo thiên chúa vào vùng đồng bào Mông phải mất nhiều thời gian nghiên cứu. Như chúng ta đã biết, tín ngưỡng tôn giáo của người Mông rất đa dạng và phức tạp. Ngoài việc thờ cúng tổ tiên là phổ biến, thì các hình thức tôn giáo sơ khai khác cũng rất đa dạng, phức tạp đều ảnh hưởng của thuyết luân hồi “vạn vật hữu linh”. Họ cho rằng, các thần ở khắp mọi nơi và đều bình đẳng như nhau. Đây cũng chính là cái lý lẽ dễ thấy vì sao trong quá khứ lịch sử tín ngưỡng
79
của người Mông, các tôn giáo khác lại ít xâm nhập vào đời sống tinh thần của họ. Do đó, tâm lý “giữ cái gốc” luôn trỗi dậy và sự tiếp nhận cái mới trở lên khó khăn đối với họ. Từ xa xưa, người Mông đã truyền bảo nhau rằng: “làm ăn làm uống có thể học tập người ta. Làm ma làm khách mình không thể theo người ta được”. Điều đó có nghĩa, trong văn hóa mưu sinh, họ có thể tiếp nhận cách làm ăn của những cộng đồng khác. Song, trong quan hệ xã hội và tín ngưỡng tôn giáo, người ta không chấp nhận bất cứ một yếu tố ngoại lai nào. Vì vậy, nếu muốn đưa một tôn giáo mới vào để người Mông tin theo thì phải nắm bắt được tín ngưỡng truyền thống của họ, đó chính là vấn đề “xưng vua”.
Người Mông có một lịch sử lâu đời, đã từng có một quốc gia hùng mạnh, nhưng bị phong kiến nhà Hán tiêu diệt, đẩy người Mông vào các cuộc thiên di đầy máu và nước mắt. Lòng mong mỏi có vua cứu giúp dân tộc là một khát vọng xuyên suốt của người Mông. Hiện tượng xưng vua diễn ra trong đời sống của người Mông được lặp đi, lặp lại nó vừa phản ánh khát vọng của người Mông nhưng đồng thời đó cũng chính là biểu hiện của sự bất lực của chính họ, họ bắt đầu hoài nghi về chính cái “lý” của cộng đồng mình. Trong sự hẫng hụt đó họ muốn đi tìm một “con đường mới”. Nắm bắt được biểu hiện đó kẻ địch đã gắn giáo lý Tin Lành với lịch sử đấu tranh giành quyền tự quyết của người Mông, gắn với tín ngưỡng, tâm linh của người Mông. Chúng sửa lại giáo lý Tin Lành, gọi vua Mông là “vàng chứ”, giải thích “vàng chứ” chính là đức chúa trời- cha đẻ của Jêsu. Đồng thời đạo Tin Lành luôn chú trọng cải tiến hình thức nghi lễ theo xu hướng đơn giản, gọn nhẹ, không tốn kém kinh tế, không cầu kỳ, dễ làm, dễ học, ai cũng có thể làm được. Chính điều này đã đánh chúng tâm lý người Mông. Theo phong tục tập quán của người Mông phải thờ rất nhiều loại ma rất tốn kém kinh tế, tốn nhiều thời gian, theo “vàng chứ” thì đơn giản không tốn kém gì nên bà con dễ tin theo.
80
Thực chất vàng chứ là sự kết hợp của ba yếu tố: giáo lý Tin Lành; ý thức tộc người, tín ngưỡng, tâm linh của người Mông và âm mưu của địch. Ba yếu tố này quyện chặt vào nhau trong một chỉnh thể, tác động cải biến lẫn nhau, trong đó yếu tố địch phá hoại chính là chủ thể tiến hành Mông hóa Tin Lành, khai thác triệt để yếu tố tộc người, tâm lý muốn có vua của người Mông tạo nên một loại đạo kết hợp được giáo lý với tâm lý tộc người. Có thể khẳng định rằng: kẻ địch có dùng đạo Tin Lành tinh vi đến đâu nhưng nếu không tận dụng được yếu tố tâm linh, ý thức tộc người, không tìm được cánh cửa đi vào thế giới tâm linh của người Mông thì không thể thành công được.
Như vậy, yếu tố tâm linh, ý thức tộc người là chiếc cầu chuyển tải giáo lý Tin Lành đến với người Mông để thực hiện ý đồ của địch. Vì vậy, đa số người Mông khi tiếp nhận “vàng chứ” là họ tiếp nhận phần giáo lý phù hợp với tâm lý xưng vua của người Mông, họ hoàn toàn không có động cơ theo địch để chống phá cách mạng. Sự nguy hiểm chính là ở chỗ kẻ địch đã ẩn dấu âm mưu “diễn biến hòa bình” trong yếu tố tộc người, trong tôn giáo đã được tộc người hóa, làm cho quần chúng rất khó nhận ra tính chất phản động của hiện tượng này. Lợi thế của “vàng chứ” được tập trung ở 4 điểm sau đây:
+ Giáo lý Tin Lành được Mông hóa, khơi dậy được tâm lý tộc người, dễ đánh lừa người Mông.
+ Được các thế lực phản động đầu tư tài chính, phương tiện tuyên truyền. + Nghi lễ đơn giản, không tốn kém.
+ Phương thức truyền đạo đa dạng, phong phú, dễ học, dễ nhớ, dễ đi vào lòng người, đáp ứng được những rung cảm tâm lý bị kìm nén do quá trình lao động cực nhọc quanh năm [25,tr.86].
Như một bệnh dịch lây lan, hiện tượng lịch sử tôn giáo này cũng diễn ra sôi nổi ở vùng đồng bào Mông ở miền tây Cao Bằng vào những thập kỷ 80- 90 của thế kỷ XX.
81
Từ năm 1989, trên địa bàn tỉnh Cao Bằng bắt đầu có hiện tượng tuyên truyền đạo “Vàng chứ” trong đồng bào dân tộc Mông. Theo lời kể của cụ Hoàng A Pá (66 tuổi) ở xã Hồng An -Bảo Lạc cho biết: cụ đã nghe và chứng kiến 5 lần “chúa xuất hiện”. Đó là các năm: 1945, 1953, 1959, 1967. Tác hại của mỗi lần một khác, tùy vào phạm vi rộng hay hẹp nhưng các vụ đó đều để lại di chứng đối với người dân nơi đây. Tháng 9/1989, lại nghe nói “chúa” sẽ xuất hiện ở Bảo Lạc và một số nơi thuộc Cao Bằng . Trong dân chúng bắt đầu loáng thoáng xì xào: sắp đổi đời rồi, trái đất sẽ nổ tung. Người Tày, Nùng, Kinh nặng sẽ chìm, người Mông sẽ được lên thiên đàng, người già sẽ trẻ 16 tuổi…Hai chị em bà Hoàng Thị Dinh và ông Hoàng A Páo nói với đồng bào mình ở xã Quảng Lâm: Giàng Vàng Chứ (con rể Dương Vàng Tủa) ở xã Yên Hương (Hàm Yên- Tuyên Quang) là chúa trời. Chúa trời nói từ ngày 2 tháng 9 đến 18 tháng 9 năm 1989 (âm lịch) sẽ cho phép đổi đời. Trước đó bảy ngày, nghe theo đài phát tiếng Mông truyền đạo, người Mông muốn được lên thiên đàng phải thực hiện 6 điều quy ước như: không được thổi khèn, người chết không được khóc, bọc vải mỏng chôn nông… Đúng ngày 19/8/1989 mỗi người cầm một bao thuốc lá sa-pa hướng về phía mặt trời cầu khẩn, khi sấm chớp nổi lên, mây đen che mặt trời tất cả chạy ra khỏi nhà 8 sải tay. Trái đát sẽ nổ tung, ai theo Chúa sẽ được lên thiên đàng. Những ngày chờ đổi đời lúa không cần gặt, trâu bò, lợn gà phải thịt hết. Chúa sẽ cho tất cả [14].
Lợi dụng sự cuồng tín của quần chúng, các phần tử xấu đã vừa lừa đảo chiếm đoạt tài sản của dân vừa tổ chức các hoạt động mê tín như trèo lên cây, lên mái nhà tập bay lên trời, tụ tập dân chúng vào trong rừng cầu nguyện.
Trước tình hình đó, căn cứ vào các hiện tượng lạ và nguồn tin từ quần chúng, thường vụ huyện Bảo Lạc đã họp khẩn cấp và đưa ra những quyết định kịp thời. Bí thư, chủ tịch và cán bộ các ngành đã nhanh chóng tỏa xuống các xã và giải thích cho bà con cũng như già làng người có uy tín trong bản hiểu,
82
sau cơn bão chờ chúa xuất hiện được cán bộ giải thích bà con như tỉnh cơn mê và đã bắt tay vào sản xuất.
Ngày nay, dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà Nước cùng với những chính sách tôn giáo thích hợp đối với các dân tộc thiểu số. Một số người Mông ở miền Tây Cao Bằng đã đăng ký sinh hoạt đạo Tin Lành dưới sự kiểm soát của chính quyền cơ sở.
Bảng 9: Bảng khảo sát số liệu ngƣời Mông theo đạo Tin Lành ở huyện Bảo Lạc Stt Xã, xóm Tổng số điểm nhóm Số điểm nhóm theo các tổ Tổng số hộ theo đạo Tổng số người theo đạo Số điểm nhóm đã đăng ký sinh hoạt Tin lành Việt Nam (MB) Liên hữu cơ đốc Tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình Đạo lạ (chữ thập) A Xã Bảo Toàn 1 Cốc Chom 1 1 x 51 285 2 Khuổi Duồng 1 0 x 20 157 B Thượng Hà 1 Khuổi Pụt 1 1 x 17 63 C Kim Cúc 1 Nà Nằm 1 0 x 1 7 D Cô Ba 1 Lũng Vầy 3 1 x 22 93 E Huy Giáp 1 Cắm Dưới 1 1 x 20 99 2 Nà Ca 1 1 x 1 2 3 Cốc Sì 1 0 7 49 4 Lũng Hò 1 0 13 100 F Sơn Lộ 1 Dẩn Tờ 2 0 x 33 143 2 Phiêng Lẹng 2 0 x 17 100 G Hưng Đạo 1 Nà Tồng 1 1 x 4 24 2 Cốc Cai 1 1 x 7 36 3 Ngàm Vàng 4 20
83 H Hưng Thịnh 1 Khuổi Mực 1 0 x 3 18 I Phan Thanh 1 Phia Pàn 1 0 x 8 34 K Khánh Xuân 1 Lũng Chàm 1 0 x 7 42 L Sơn Lập 1 Ổng Théc 1 0 x 20 117 2 Khuổi Tâu 1 0 x 84 523 Tổng cộng 22 7 339 1912
(Nguồn: Phòng dân tộc huyện Bảo Lạc, số liệu điều tra năm 2013) Như vậy, theo bảng số liệu trên, tất cả có 19 xóm có người Mông theo đạo. Tổng số hộ theo đạo là 339 hộ với 1912 tín đồ. Số điểm nhóm là 22, trong đó có 7 nhóm đăng ký sinh hoạt và 15 điểm nhóm không đăng ký sinh hoạt. Tại các điểm nhóm đăng ký sinh hoạt tôn giáo của các tín đồ đều diễn ra ổn định, đúng chương trình, dưới sự kiểm soát của chính quyền cơ sở. Qua hoạt động của các điểm nhóm đăng ký sinh hoạt, tiêu biểu là điểm nhóm Cốc Chom, xã Bảo Toàn, huyện Bảo Lạc cho thấy: Sau khi đưa vào đăng ký sinh hoạt với chính quyền mọi sinh hoạt đạo được công khai, nội dung chương trình sinh hoạt được thông qua chính quyền trước khi thực hiện. Khi nhóm trưởng đi gặp Hội Tin Lành Việt Nam đều báo cáo qua xã. Mọi sinh hoạt trong thôn xóm giữa người theo và không theo được khắc phục trở lại, ma chay, cưới xin cùng nhau tham gia, không phân biệt đối xử như lúc sinh hoạt lén lút ban đầu.
Từ phương diện tín ngưỡng, tôn giáo, người Mông theo tín ngưỡng đa thần. Theo đó, nó có vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống tinh thần và tác động rất to lớn đối với kinh tế, văn hóa, chính trị. Nhưng theo quy luật, cái truyền thống dù có tốt đẹp bao nhiêu, nhưng nếu không vận động, biến đổi và tiếp biến phù hợp với tồn tại xã hội thì sớm hay muộn cũng trở nên lạc hậu. Tín ngưỡng, tôn giáo của người Mông không nằm ngoài tính quy luật đó. Vì thế, thất vọng với cái cũ và rồi đi đến lựa chọn cái mới, một bộ phận không
84
nhỏ người Mông đã bỏ tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống của mình để theo vàng chứ, theo đạo Tin Lành.
Tóm lại, vàng chứ thực chất là yếu tố văn hóa ngoại lai đã xâm nhập vào yếu tố văn hóa tinh thần của người Mông. Một bộ phận người Mông đã chối bỏ tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống của dân tộc mình để tiếp thu tôn giáo mới dưới nhiều dạng và mức độ khác nhau. Họ tiếp nhận tôn giáo mới theo vàng chứ không phải vì động cơ chính trị, chống phá nhà nước, chống chính quyền mà đơn giản họ đã tìm thấy ở tôn giáo mới đó sự gần gũi với những hình ảnh các vị vua trong niềm tin tôn giáo của người Mông, các giáo lý đã được đơn giản hóa, đáp ứng yêu cầu thiết thực trong đời sống của đồng bào. Tuy nhiên, ẩn dấu trong đó là những âm mưu thâm độc của kẻ thù, kẻ thù đã lợi dụng sự cả tin của đồng bào để kích động họ vào các cuộc đấu tranh chống chính quyền cách mạng. Do vậy, vấn đề người Mông theo đạo nói chung và người Mông ở miền Tây Cao Bằng theo đạo nói riêng đã và đang là vấn đề rất nan giải. Để giải quyết vấn đề này không thể dùng biện pháp thô bạo, không trực tiếp tuyên chiến với tôn giáo, không thể cấm đoán bằng mệnh lệnh hoặc bắt dân trở lại với tôn giáo truyền thống mà vấn đề quan trọng hàng là phải ổn định đời sống chú trọng phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật