-Cấu trúc của dòng họ: Trong xã hội truyền thống của người Mông tồn
tại khá rõ một loại hình tổ chức xã hội dựa trên quan hệ huyết thống, đó là dòng họ [30,tr.47].
Người Mông ở miền Tây Cao Bằng gọi dòng họ là “xênh”, tức là anh em cùng tổ tiên. Qua việc nghiên cứu cho thấy dòng họ người Mông cần được xem xét trên hai phạm trù cố kết đó là: cố kết rộng và cố kết hẹp.
- Cố kết rộng: Dòng họ người Mông bao gồm nhiều gia đình nhưng không nhất thiết phải cư trú gần nhau. Người Mông hay nhận nhau để biết cùng dòng máu hay không, dấu hiệu nhận họ là cùng họ và cùng ma. Chính vì lẽ đó nên khi người Mông gặp nhau lần đầu tiên bao giờ họ cũng dò hỏi, xem xét các dấu hiệu, các điều kiêng kỵ và lễ nghi cúng bái, nghi thức làm ma riêng biệt, ở cách làm ma tươi (lúc có người chết) và trong lễ cúng “ma trâu” để trả ơn cho bố mẹ, lễ cúng ma buồng… Nếu là người có cùng dòng họ, cùng dòng máu thì phải có chung cách làm ma, cùng chung các nghi thức, nghi lễ và cách kiêng kỵ. Tất cả những đặc trưng này chỉ có người trong cùng một dòng họ mới biết.
Có thể nói cộng đồng tín ngưỡng với những lễ nghi, kiêng kỵ, cúng bái riêng là chất keo tạo nên sự cấu kết lâu bền trong dòng họ và có lẽ trước đây những người cùng dòng họ còn có mối quan hệ chặt chẽ hơn nhiều. Không chỉ có sợi dây tình cảm cùng các nghi lễ, kiêng kỵ ràng buộc họ, mà còn có sự thống nhất về mặt kinh tế, xã hội.
34
- Cố kết hẹp: Bao gồm tất cả những người cùng một dòng họ. Dòng họ người Mông được xem như một đơn vị cố kết cộng đồng huyết thống theo hệ cha. Các thành viên trong họ gắn bó với nhau bởi cùng một phả hệ dòng nam do một ông tổ sinh ra. Ông tổ này rất cụ thể, mọi người luôn nhớ được, thông thường người ta tính từ thế hệ con đến ông tổ là ba hoặc bốn đời.
Các dòng họ phổ biến trong đồng bào Mông hiện nay sinh sống ở miền Tây Cao Bằng là: Thào, Sần, Vừ, Lầu, Chư, Và, Hầu, Giàng, Sùng… Trong đó có những dòng họ lấy tên theo tên con vật như Giàng (dê), Hầu (khỉ), Sùng (gấu) hoặc lấy tên cây cối như Thào (đào). Các dòng họ này phân bố ở nhiều bản khác nhau trên địa bàn huyện, mỗi bản đều có một hay nhiều dòng họ chiếm số đông ở đó. Như ở bản Nà Đấng xã Tân Việt có tới hơn một nửa dòng họ Thào, ở bản Lũng Háng xã Vĩnh Phong có 14 hộ gia đình đều thuộc họ Hầu.
Bảng 5: Bảng thống kê các dòng họ của ngƣời Mông ở miền Tây Cao Bằng năm 2009
STT Dòng họ Số người Tỉ lệ (%) 1 Giàng 5356 15,5 2 Thào 4526 13,1 3 Sùng 4423 12,8 4 Lầu 4077 11,8 5 Hầu 3317 9,6 6 Hoàng 2695 7,8 7 Vừ 2142 6,2 8 Vàng 1969 5,7 9 Sần 1658 4,8 10 Lý 1486 4,3 11 Các dòng họ khác (Dương, Ngô, Ma, Lò, Và, Mã...) 2903 8,4 Tổng 34552 100 %
35
Trong mỗi dòng họ bao giờ cũng có người đứng đầu là “ôu thầu” có nghĩa là trưởng tộc hay trưởng dòng họ. “ôu thầu” là người hiểu biết, có đạo đức, có uy tín và được coi là linh hồn của dòng họ.
Trưởng họ là người am hiểu các tục lệ, các bài cúng của dòng họ, là người có nhiều kinh nghiệm sản xuất, giỏi tổ chức, thông thạo mọi công việc của dòng họ, biết xem thiên văn, địa lý, am hiểu các lễ nghi, có tài quán xuyến các công việc của dòng họ đồng thời cũng nắm chắc phong tục, tập quán và cái lý của người Mông. Khi người trưởng họ này chết thì người nào trong họ có đầy đủ các tiêu chuẩn như vừa kể trên sẽ được suy tôn làm trưởng họ, trưởng họ này cũng có thể bị thay thế nếu không hoàn thành được nhiệm vụ giao phó.
Đối với người Mông ở Bảo Lâm thì ông trưởng họ được hình thành không phải do bầu cử, không có tính chất cha truyền con nối. Khi người trưởng họ cũ chết, người nào có uy tín luôn được mọi người trong dòng họ hỏi ý kiến, thì dần dần sẽ trở thành người trưởng họ. Qua điều tra gặp gỡ 5 trưởng họ ở xã Đức Hạnh (Bảo Lâm), cho biết trưởng họ ở đây đều có số tuổi từ 45 tuổi trở lên như: ông Vừ Mỹ Táo (bản Chẻ Lỳ B), Thào Mỹ Cò (bản Chẻ Lỳ A), Sần Mỹ Lự (bản Lũng Mần), Sần Chúng Lù (bản Dình Phà), Sần Mỹ Xá (bản Hát Han). Họ đều là những người có uy tín, am hiểu tục lệ của dòng họ và được người trong dòng họ kính trọng.
Nhiệm vụ của trưởng họ là phải đảm đương việc thờ cúng tổ tiên chung cho dòng họ. Lúc cưới vợ, gả chồng cho con, khi sinh thêm con trai, khi có người chết, trưởng họ triệu tập các chủ gia đình trong họ để bàn bạc lo liệu công việc. Tham gia giải quyết các công việc liên quan đến cưới xin, kế thừa tài sản, làm nhà, dàn xếp các vụ tranh chấp trong dòng họ về đất đai, tài sản, xử lý các vụ vi phạm tục lệ của dòng họ… Ngoài ra trưởng họ còn thay mặt cho dòng họ giao thiệp với các dòng họ khác, nhất là việc theo đuổi các vụ kiện cáo, tiếng nói của ông đóng vai trò quyết định. Các công việc của dòng
36
họ, nhìn chung là do người trưởng họ đứng ra giải quyết, nhưng cách giải quyết của họ không mang tính chất độc đoán mà mỗi khi có chuyện đều được bàn bạc cụ thể giữa trưởng họ và các chủ gia đình, đặc biệt là những người đứng tuổi trong dòng họ. Song ý kiến của người trưởng họ mang tính quyết định hơn cả. Ngày nay, cùng với sự phát triển của đất nước vai trò của trưởng họ ngày càng quan trọng trong việc tổ chức vận động các thành viên trong dòng họ thực hiện đúng đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao chất lượng đời sống của đồng bào Mông và thực hiện những quy ước về nếp sống văn hóa mới.
Trong dòng họ của người Mông, ngoài trưởng họ là người có uy tín cực lớn và có quyền quyết định tối cao, còn có 2 nhân vật cũng được trọng vọng và có vai trò đáng kể trong đời sống của người Mông, đó là bà cô và ông cậu.
Bà cô (mọ cứ) có trách nhiệm to lớn trong việc chỉ bảo con cháu biết các tập tục cúng bái, ma chay, cưới xin và cháu thường phải làm theo sự chỉ bảo của cô. Việc sát nhập hay tách họ cũng phải có ý kiến của cô, ngoài ra bà cô còn là người cầm quyền ma. Khi làm ma bà cô đến tham gia và chứng gián việc thêm bớt các nghi thức cho phù hợp với tập tục củ dòng họ. Tuy nhiên, nhiệm vụ và quyền hạn của bà cô chỉ giới hạn trong dòng họ của mình chứ không có vai trò gì đối với dòng họ chồng.
Ông cậu, vị trí của ông cậu nổi bật nhất là trong ma chay. Khi bố mẹ của người cháu mất, dòng họ phải mời ông cậu đến để bàn bạc và ông cậu sẽ quyết định việc làm ma phải tiến hành mấy ngày, phải mổ bao nhiêu trâu, lợn gà…
Trong đời sống sinh hoạt của đồng bào Mông, bên cạnh vai trò của trưởng họ luôn được khẳng định cũng phải kể đến vai trò của bà cô và ông cậu, đây là những người tạo nên bộ máy tự quản rất hữu hiệu và quan trọng trong xã hội truyền thống của người Mông.
37
-Các đặc trưng của dòng họ: Đặc trưng cơ bản dòng họ của người Mông đó là một tập đoàn ngoại hôn. Tất cả những người cùng một “xênh” dù xa đến mấy đời cũng không được có quan hệ hôn nhân với nhau. Người trong họ lấy nhau bị coi là tội loạn luân, là vi phạm đạo đức, vi phạm phong tục. Cho đến nay, đặc trưng này của người Mông vẫn được tuân thủ một cách nghiêm ngặt.
Sự thống nhất về mặt xã hội của dòng họ thể hiện khá đậm nét trong cư trú. Trước đây mỗi dòng họ thường cư trú trong một phạm vi đất đai nhất định, do trưởng họ và chủ gia đình có công khai phá. Dòng họ nào có công lập bản thường có nhiều quyền lợi hơn các dòng họ khác đến sau như được giữ chức trưởng bản, chủ trì lễ cúng thổ thần, ma bản… như dòng họ Lầu ở xã Đức Hạnh (Bảo Lâm), họ Hoàng ở xã Hồng An (Bảo Lạc). Hiện nay, hiện tượng một bản chỉ có một dòng họ cư trú vẫn còn ở một số nơi, nhưng hình thức cu trú xen kẽ giữa các dòng họ trong một bản vẫn là phổ biến. Nhưng mặt khác, các gia đình trong cùng một dòng họ cũng có thể cư trú ở nhiều vùng, nhiều nơi khác nhưng họ luôn có quan hệ mật thiết với nhau. Trong khu vực cư trú của dòng họ quan hệ huyết thống vẫn chi phối đậm nét.
Đối với người Mông đã là anh em thì phải biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Người Mông dù ở xa xôi, khi gặp nhau thường hỏi thăn nhau xem họ gì, nếu cùng họ, cùng nghi thức cúng ma thì là anh em, là người nhà của nhau. Người cùng dòng họ giúp đỡ lẫn nhau, đùm bọc nhau trong các công việc như: gieo trồng, cày cấy, gặt hái, làm nhà, ma chay, cưới xin… rất nhiệt tình, chu đáo luôn coi như công việc của mình, chẳng hạn như:
Khi nhà có việc cưới xin thì người chủ nhà nhất thiết phải hỏi ý kiến trưởng họ. Mọi thủ tục, lễ nghi, lễ vật… từ khi ông mối đến nhà gái nói chuyện tới việc dạm ngõ, ăn hỏi, cưới… trưởng họ đều có trách nhiệm quán xuyến. Trường hợp người con trai nhà nghèo không lo đủ tiền, thịt, rượu để tổ chức đám cưới cho mình thì trưởng họ bàn bạc với các gia đình khác trong
38
dòng họ cùng gánh vác, lo toan. Có thể nói, đây là một nét đẹp trong quan hệ dòng họ của người Mông.
Việc làm nhà cũng vậy, gia chủ nói dự định của mình với trưởng họ, trưởng họ đến nhà xem xét, kiểm tra sự chuẩn bị nguyên vật liệu đến đâu, thiếu thứ gì thì phân bố các thành viên khác lo liệu. Riêng cột cái chính nơi sau này hồn ma trú ngụ thì đích thân ông trưởng họ chọn giúp, trường hợp trưởng họ vì một lý do nào đó không đến được thì phải nhờ một người khác giúp, người này phải khỏe mạnh, có tầm vóc cao lớn, đông con cái đi chọn. Việc làm nhà cần nhiều người giúp như dựng nhà, lợp mái… lúc đó trưởng họ sẽ tới nhà trưởng bản và trưởng các dòng họ khác nhờ giúp đỡ. Ở các bản người Mông thường có cảnh “một người làm nhà cả bản đều giúp”.
Hay như trường hợp một gia đình có việc tang thì cả dòng họ đều đứng ra lo liệu. Trường hợp nếu gia đình đó quá nghèo thì dòng họ phải chung nhau đóng góp tiền, gạo, rượu, thịt... để làm ma cho người chết. Dòng họ nào không tổ chức đám tang theo đúng nghi lễ của dòng họ mình sẽ bị dư luận xã hội, dân bản chê cười.
Trong xã hội truyền thống của người Mông, sự thống nhất về mặt kinh tế của dòng họ còn được biểu hiện cụ thể ở quyền sở hữu chung về mặt ruộng đất, cây rừng, nguồn nước, bãi chăn thả gia súc, gia cầm. Ở những vùng trồng lúa nước, trên ruộng bậc thang, trên danh nghĩa đều thuộc về dòng họ. Tuy nhiên, việc trồng trọt, khai phá vẫn do từng hộ gia đình thực hiện. Đối với ruộng được chia, các gia đình chỉ có quyền sử dụng, chứ không có quyền chiếm hữu. Khi một gia đình nào đó chết không có người thừa hưởng thì ruộng đất lại thuộc quyền sở hữu của dòng họ, ông trưởng họ sẽ quyết định phân phối cho những gia đình thiếu đất. Trường hợp vì đời sống kinh tế quá khó khăn gia đình có thể đem cầm cố ruộng đất, nhưng trước tiên phải dành cho người cùng dòng họ, ưu tiên cho anh em họ gần nhất. Nếu dòng họ không có ai cầm thì mới được cầm cho người ngoài.
39
Cùng với sự thống nhất về mặt kinh tế thì sự thống nhất về mặt tư tưởng của dòng họ còn được biểu hiện rõ nét nhất ở một số đặc điểm trong cách làm ma trâu, ma buồng, đám tang… Ngoài ra, người Mông còn biểu hiện sự thống nhất về mặt tư tưởng ở lễ đuổi tà ma cho các thành viên của dòng họ hay còn gọi là lễ Tusu. Lễ này được tổ chức hàng năm vào tháng 9, tùy thuộc vào từng dòng họ mà họ chọn các ngày trong tháng 9 để tổ chức lễ “Tusu”, có họ tổ chức vào ngày mùng 3 tháng 9, có họ lại vào ngày 13 tháng 9… Đối với người Mông ở xã Đức Hạnh (Bảo Lâm) và xã Cô Ba (Bảo Lạc) thường tổ chức lễ đuổi tà ma cho các thành viên của dòng họ vào cuối tháng 9. Ngày tổ chức lễ, tất cả các gia đình trong họ đều phải có thành viên đến dự. Trước khi người chủ gia đình tới nơi tổ chức buổi lễ thì họ phải làm một sổ nghi lễ tại gia đình mình. Trước hết người chủ gia đình đặt lên đầu tất cả các thành viên của gia đình một sợi chỉ đỏ và một sợi chỉ trắng, rồi buộc vào cây lau đã chuẩn bị sẵn. Sau đó chủ nhà đốt một miếng giẻ và cầm cây lau đi xung quanh nhà đọc: “không mang Tusu đi, dao cắt tay chân chảy máu nhiều, mang Tusu đi dao cắt vào tay, chân máu không chảy”. Khi đọc xong chủ nhà cầm cây lau và cây đuốc (giả đốt) quay một vòng qua bếp lò, bếp lửa, ra đến cửa nhà thì dập tắt lửa và cầm cây lau đến buổi lễ Tusu.
Các thành viên có mặt trong buổi lễ sẽ cử ra một người làm chủ lễ, người đó phải là người am hiểu lý lẽ và cách làm lễ Tusu. Người chủ lễ đốt bó giẻ và bê một sàng ngô, đậu vừa đi xung quanh ngôi nhà vừa vãi ngô, đậu khắp nơi. Vừa đi ông ta vừa nói: “quét hết ma quỷ, đớn đau cái xấu ở an hem ta vứt đi, chỉ giữ lại những điều tốt lành, anh em ta đi chơi không rơi xuống khe, không bị hổ vồ và không bị rắn cắn…”.
Ở ngoài sân mọi người đã chuẩn bị sẵn hai gùi ngô, dưới bàn để một con gà trống, một con dao và cái nỏ. Các thành viên đến dự đứng tập chung tại một chỗ, sau đó người chủ lễ lấy sợi chỉ dài đi vòng quanh nhóm người đó tượng trưng cho sự đoàn kết của dòng họ. Sau đó chủ lễ cầm dao cắt ngọn lau,
40
ngọn lau được cắt ra tượng trưng cho những gì là xấu, độc do đó không để cho gia súc và vật nuôi ăn phải
Nghi lễ xua đi tà ma và những điều xấu diễn ra trong phạm vi mỗi dòng họ, do đó các thành viên ngoài dòng họ sẽ không được tham dự. Thông qua buổi lễ các thành viên của dòng họ đều cảm thấy thân thiết và đoàn kết với nhau hơn.
Một trong những đặc trưng khác của dòng họ Mông còn được biểu hiện qua lễ làm ma khô. Người Mông ở Bảo Lạc, Bảo Lâm (Cao Bằng) cũng có tục làm lễ ma khô cho người chết. Trước đây do cuộc sống của người Mông còn gặp nhiều khó khăn, các nghi lễ tang ma theo phong tục tập quán lại rất tốn kém, do vậy một số gia đình không đủ điều kiện để thực hiện một đám ma đầy đủ các nghi lễ. Họ chỉ làm tang lễ đơn giản, đến khi nào có đủ điều kiện kinh tế cho phép họ sẽ làm ma khô cho người thân. Đám ma khô thường được tiến hành sau khi bố hoặc mẹ qua đời từ 3 đến 5 năm, nếu gia đình nào có điều kiện thì sau 13 ngày có thể làm lễ ma khô. Việc tổ chức làm lễ ma khô như là một sự báo hiếu của con cái đối với công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ. Điều này cũng thể hiện tính cách trọng tình cảm, trọng nghĩa của người Mông.
Làm ma khô cho người chết là quá trình tái diễn lại gần như toàn bộ