Thờ cúng thần của cộng đồng giao (bản)

Một phần của tài liệu tổ chức xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo của người mông ở miền tây cao bằng từ năm 1945 đến năm 2012 (Trang 81 - 109)

Đồng bào Mông quan niệm thần của cộng đồng giao thường là những gốc cây to hoặc hòn đá lớn có hình thù khác lạ trong các khu rừng. Các vị

71

thần này thường chi phối đến cuộc sống của các thành viên trong giao, các thành viên trong giao có khỏe mạnh, chăn nuôi, trồng trọt được mùa, dân số tăng là nhờ thần phù hộ, ngược lại gia súc bị dịch bệnh, người bị tai nạn là do có những hành động vô lễ với thần. Vì vậy, mọi người không được chặt cây trong rừng cấm, không được phá phách nơi thần ở.

Cứ vào dịp đầu năm mới, chọn một ngày tốt dân trong bản làm lễ cúng. Đại diện mỗi gia đình cử một người đến nơi thần trú ngụ làm lễ cúng thần và làm lễ ăn ước (Nào xồng), lễ vật cúng rất đơn giản có thể là gà hoặc lợn và rượu. Sau khi chuẩn bị lễ xong, người đứng đầu bản bắt đầu trịnh trọng đọc bài khấn cầu khấn thần linh phù hộ cho các thành viên trong bản. Tại lễ này, các thành viên trong bản sẽ tập trung bàn bạc và thống nhất các quy ước. Nội dung quy ước gồm những điều cụ thể liên quan đến việc chăn thả gia súc, bảo vệ mùa màng, bảo vệ rừng... mọi người bàn bạc đi đến thống nhất rồi lần lượt uống một bát rượu thề để thực hiện đúng như quy ước.

Vị thần được các bản của người Mông ở Bảo Lạc, Bảo Lâm thờ là thần “Thu tỉ” hay còn gọi là thần thổ địa. Theo quan niệm của người Mông ở xã Phan Thanh (Bảo Lạc), thần thổ địa là vị thần bảo vệ an toàn cho người và gia súc, quản lí các loại thú rừng không cho phá hoại mùa màng. Nơi thần ngự là một gốc cây to trong rừng. Vì vậy, vào đầu năm mới người Mông nơi đây thường làm lễ để cúng thần để thần phù hộ cho được mùa màng bội thu, mọi người bình yên, khỏe mạnh. Đồ để cúng bao gồm một con gà, một chai rượu, một ít ngô và một bó hương.

3.1.4. Tín ngƣỡng liên quan đến sản xuất nông nghiệp

Tín ngưỡng, tôn giáo Mông có đặc điểm là các lễ nghi tín ngưỡng liên quan đến cộng đồng gia đình, cộng đồng dòng họ phát triển, sa man giáo ăn sâu vào đời sống tâm linh của người Mông. Trong khi đó các lễ nghi tín ngưỡng liên quan đến sản xuất nông nghiệp lại rất đơn giản.

72

Người Mông ở miền Tây Cao Bằng sinh sống chủ yếu bằng cây ngô, cây lúa. Tuy nhiên những tập tục trong tín ngưỡng sản xuất nông nghiệp của người Mông lại rất ít ỏi, chỉ còn duy trì được một số tập tục như :

Vào đầu năm, trong các ngày từ mùng 1 đến mùng 3 dân trong bản có chọn ngày tốt để lên nương, mang theo các dụng cụ như cuốc, dao… Từng gia đình chọn ngày lên nương cho mình, ngày đó phải không trùng với ngày mà nhà có người chết, mỗi gia đình khi lên nương sẽ mang theo rượu, thịt và vàng hương đi để cầu khấn các thần phủ hộ cho mưa thuận gió hòa, ngô lúa được mùa. Đặc biệt khi đi gieo hạt người Mông thường tránh không đi lên nương vào ngày con chuột, theo tín ngưỡng của họ con chuột là con đục khoét nếu đi gieo cấy vào ngày đó làm ăn sẽ không được như ý, thu hoạch vụ mùa không tốt.

Khi ngô, lúa trên nương đã chín và đã thu hoạch về nhà người Mông thường làm lễ cúng cơm mới. Lễ cơm mới rát đơn giản, chủ nhà chỉ chuẩn bị một mâm cơm cúng tổ tiên để tỏ lòng biết ơn đã phù hộ cho mùa màng bội thu và cầu mong một vụ mùa tới được tốt hơn.

Có thể thấy, trong các nghi lễ liên quan đến sản xuất nông nghiệp người Mông chỉ cần cúng khi gieo hạt, thu hoạch, còn hầu như không có một nghi lễ nào theo chu kỳ sản xuất. Khi cúng cũng rất đơn giản chỉ có một mâm cơm, con gà. Hình ảnh các vị thần nông nghiệp ít xuất hiện, mặc dù kĩ thuật canh tác thô sơ, sản xuất phụ thuộc vào thiên nhiên nhưng được thiên nhiên ưu đãi nên năng xuất cây trồng, thu nhập khá hơn các dân tộc khác. Mặt khác sản xuất của người Mông chủ yếu là theo gia đình, ít liên quan đến tập thể, điều kiện tự nhiên ít phải chống chọi với lũ lụt, thiên tai do đó mà các nghi lễ liên quan đến sản xuất nông nghiệp kém phát triển, chỉ mang tính chất cá nhân của gia đình không mang tính cộng đồng. Ngược lại các nghi lễ trong chữa bệnh, sinh hoạt hàng ngày lại phát triển mạnh có lẽ vì khí hậu khắc nghiệt, lao động vất vả, bệnh tật phát triển nhiều vì thế mà người Mông thường phải cúng ma.

73

3.1.5. Tàn dƣ ma thuật

Cũng giống như nhiều dân tộc khác, người Mông ở miền Tây Cao Bằng cũng có các hình thức ma thuật nhau như: ma thuật tình yêu, ma thuật làm hại… các loại ma thuật thể hiện trong sự kiêng kị trong các sinh hoạt đời thường.

Trong ma thuật tình yêu, họ tin rằng muốn cho một người nào đó yêu mình thì phải tìm cách lấy trộm được tóc của người đó đem cuốn với tóc của mình hoặc dùng bùa chài, yểm để đôi trai gái đang thương yêu nhau quay ra ghét bỏ nhau hoặc ngược lại.

Ma thuật làm hại, người Mông tin là có ma và đó là những loại ma thường gây tai họa cho con người. Đối với người Mông, con ma đáng sợ nhất là “ma ngũ hải”, khi gia đình có người chết đột tử thì người Mông thương cúng “ma ngũ hải” vì họ cho rằng loại ma này bắt hồn người đi nên chết một cách đột ngột. Ngoài “ma ngũ hải” ra, người Mông còn cho rằng có cả “ma theo sau” và “ma sú” là những loại ma nguy hiểm. Loại “ma theo sau” này thường làm cho người ốn đau bất thường và không làm người chết đột ngột như “ma ngũ hải”. Họ cho rằng đây là loại ma trong nội bộ người Mông đều có và có thể sai khiến nó làm hại những người mà chủ ma đó ghét thông qua việc khấn tên, nói họ, tên người muốn làm hại. Đối với “ma sú”, đây là loại ma thường gây ra những tai họa khôn lường như cháy nhà, đá lăn hoặc cây đổ vào người khi đi rừng, đi nương… người Mông phòng loại ma này bằng cách mời thầy cúng đến làm lễ để tẩy mọi xú uế trong nhà. Còn đối với hai loại ma trên “ma ngũ hải” và “ma theo sau”, cách phát hiện và loại trừ hai loại ma này phải nhờ đến thầy cúng. Thầy cúng phát hiện ra loại ma nào thì báo cho chủ nhà và chủ nhà căn cứ vào mối quan hệ của mình với những người quen biết mà xác định ai là người có ma đang định làm hại mình. Ngoài ra, cũng có khi chủ nhà tự phát hiện ra loại ma bằng cách họ lấy 3 chiếc đũa, dựng đầu bằng

74

vào một cái bát nước, đầu nhọn cho chạm vào nhau rồi khấn xem ai đã hại mình, nếu đúng thì bó đũa sẽ đứng.

Trong quan niệm của người Mông, con người ta bị ốm đau, may rủi… có thể là do một thế lực ma quỷ nào đó gây ra. Những thế lực ma quỷ đó lại có thể bị một thế lực mạnh hơn, cao tay hơn xua đuổi. Một trong những thế lực mạnh hơn, cao tay hơn ma quỷ đó là thầy cúng. Vì vậy, mỗi khi con người gặp ốm đau, bệnh tật, khi có những may rủi bất thường trong cuộc sống xảy đến, đồng bào thường phải nhờ đến thầy cúng làm các phép thuật để đuổi ma, trừ tà.

3.1.6. Sa man giáo

Đây là hình thức tôn giáo chuyên biệt có người chuyên nghiệp hành nghề, thường được gọi là thầy sa man- những người được xem là có khả năng dùng phù phép đắm mình vào trạng thái hôn mê (lên đồng), trực tiếp giao thiệp với thần linh [30,tr.80].

Nhiệm vụ chủ yếu của các thầy sa man là cầu cúng chữa bệnh, tìm bắt hồn người ốm trở về, đoán tìm của cải bị mất… Thầy sa man như một người liên lạc có khả năng thâm nhập vào thế giới bên kia để tìm ra nguyên nhân bệnh tật, cách chữa bệnh và đưa hồn về cho người ốm. Mỗi thầy sa man đều có bàn thờ riêng, đó là một khối hình hộp chữ nhật dựng bên cạnh bàn thờ tổ tiên ở gian giữa. Trong bàn thờ, ngoài bát hương hay ống hương được làm bằng gốc cây trúc là một bộ hành nghề của thầy sa man gồm có: một thanh la nhỏ bằng đồng, một chiếc vòng lắc bằng sắt và một cặp sừng trâu, tức dụng cụ âm dương và thông qua đó thầy sa man mới có thể thể hiện cho mọi người xung quanh biết được những điều ở thế giới bên kia. Các dụng hành nghề ngoài việc giúp thầy cúng có thể giao lưu với ông bà tổ tiên, các bậc thần linh và các nhạc cụ còn có tác dụng xua đuổi tà ma… các dụng cụ này không thể thiếu được trong các nghi lễ cầu hồn, chữa bệnh của các thầy sa man. Nếu như các dân tộc Tày, Dao bộ trang phục của thầy cúng được thêu khá cầu kỳ,

75

mũ, áo… thì ở người Mông không có trang phục thầy cúng, thầy sa man người Mông không có trang phục mà chỉ có tấm khăn màu đỏ phủ lên mặt, che kín mắt khi lên đồng. Thầy ngồi trên một chiếc ghế dài bốn chân, chiếc ghế tượng trưng cho con ngựa thần có khả năng đưa thầy chu du cõi âm.

Người Mông cho rằng mỗi người đều có ba hồn, nguyên nhân của ốm đau, bệnh tật là do các hồn mải đi chơi xa bị lạc hoặc bị một loại ma nào đó bắt đi. Do đó, thầy sa man muốn chữa được bệnh thì phải sang thế giới bên kia tìm hồn, dụ dỗ hồn về, mặc cả với ma, đưa lễ vật cho ma để đòi hồn, hoặc dọa nạt trừng trị ma đòi thả hồn. Để biết ý hồn ma ra sao thầy sa man dùng đến “kạ lếnh”, “kạ lếnh” có hai mặt, mặt sấp là phía cạnh dẹt tiêu biểu cho hồn ma, cạnh ngửa tượng trưng cho hồn. Khi thầy sa man cúng để tìm ra nguyên nhân của bệnh thì tung “kạ lếnh” lên nếu rơi xuống cả hai mặt đều sấp tức là hồn vắng mặt, khi cạnh ngửa thì hồn vẫn còn ở lại, một sấp, một ngửa là ma bắt hồn.

Các thầy sa man của người Mông có thể phát huy được sức mạnh của mình trong các nghi lễ, tín ngưỡng là do được thế lực các ma phụ tá, các âm binh giúp đỡ, lực lượng ma phụ tá này có nhiều loại. Trước tiên thầy sa man được sự giúp đỡ của ma tổ sư của thầy sa man- đây là thầy sa man đầu tiên của người Mông, mỗi khi bắt đầu các nghi lễ cầu cúng, chữa bệnh thầy sa man đều đọc thần chú cầu xin sự giúp đỡ của ma tổ sư và sau khi tìm được hồn về rồi, thầy cúng và gia chủ sẽ phải cúng cảm ơn ma tổ sư của thầy cúng.

Ngoài ra thầy sa man còn nhận được sự giúp đỡ của các thần linh, hệ thống các loại ma nhà, ma thiện… trong việc tìm kiếm hồn, các loại ma nay sẽ tạo điều kiện giúp đỡ khi thầy sa man xuất hồn đi tìm hồn ở những khu vực do chúng quản lý.

Các ma phụ tá có vai trò khá quan trọng đối với việc hành nghề và tay nghề của thầy sa man. Nếu là thầy sa man cao tay họ có thể điều khiển được

76

rất nhiều âm binh và luôn được sự giúp đỡ của các thần linh và ma quỷ… Đây cũng là yếu tố nâng cao uy tín của thầy sa man trong cộng đồng.

Nghề thầy cúng người Mông không cha truyền con nối. Cốt là người đứng đắn, có vợ con, bị ốm một trận thập tử nhất sinh, thầy cúng tới chữa bói bị “đá lếnh” (ma nghề thầy cúng) bắt theo, nếu sau đó khỏi bệnh có thể xin đi theo thầy học nghề làm thầy cúng.

Trong các bài cúng của thầy sa man, thế giới bên kia là thế giới vô hình mà chỉ có thầy sa man nhờ có phụ tá mới nhìn thấy và đi đến đó được. Theo họ, thế giới trên trời có Ngọc Hoàng và các thần mây, mưa, sấm sét. Các thần linh này là những lực lượng có quyền quyết định người chết có được đầu thai làm người hay không. Trên trời còn là nơi trú ngụ của các ma tổ tiên, quan niệm về địa ngục của người Mông rất đơn giản đó chỉ là hố sâu tối om trong lòng đất.

Vùng đồng bào Mông ở miền Tây Cao Bằng, thầy sa man ở mỗi xóm tuy có số lượng ít, mỗi xóm chỉ có từ 1 đến 3 thầy cúng sa man nhưng lại có tác động mạnh mẽ đến đời sống tinh thần và chính trị đối với người Mông. Là người hầu như duy nhất có thể liên hệ được với thế giới thần linh, hiểu được sự nổi giận của tổ tiên… và hóa giải nó, nên thầy sa man là nhân vật không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Mông. Nếu như trưởng bản là người được cả bản kính trọng và tuân thủ mọi điều thì thầy sa man cũng là người được dân bản kính trọng bởi lẽ tất cả những việc như: chuyển nhà, làm lễ gọi hồn cho trẻ nhỏ, việc làm ma cho người chết, chữa bệnh lúc ốm đau, cúng trừ ma tà cho các gia đình… đều phải nhờ đến thầy cúng.

Có thể nói, người Mông là dân tộc tin theo tín ngưỡng đa thần với hệ thống thần linh rất đa dạng, cách thờ cúng có nhiều nét đặc thù riêng, độc đáo. Với tín ngưỡng đó, trong cộng đồng người Mông thì vai trò của thầy cúng sa man là hết sức quan trọng, được mọi người kính trọng và tuân theo.

77

3.2. Tôn giáo

Tôn giáo là một hình thức ý thức xã hội, phản ánh một cách hư ảo, được một bộ phận dân cư tin theo, tôn thờ theo những lễ nghi, lễ luật chặt chẽ, nó còn là một thực thể xã hội được xác định dựa trên các dấu hiệu: có giáo lý, giáo luật, giáo lễ, có hình thức tổ chức quản lý và hình thành cộng đồng tín đồ và có cơ sở vật chất nhất định [37,tr.145].

Với khái niệm tôn giáo nêu trên, đó là những yếu tố để xác định sự xuất hiện của một tôn giáo. Nhưng qua việc nghiên cứu điền dã ở miền Tây Cao Bằng cho thấy không có những yếu tố nêu trên: không có nhà thờ Kitô giáo, chùa phật giáo, đền thờ Nho giáo, không có linh mục hay các nhà tu hành trong khu vực cư trú của người Mông.

Hiện tƣợng “Vàng chứ” trong đời sống của ngƣời Mông ở miền tây Cao Bằng

Vàng chứ là một khái niệm hoàn toàn không có trong văn hóa cổ truyền của người Mông. Đó là một biểu tượng mới được gá lắp từ những mảnh truyền thuyết, tâm linh, tâm lý tộc người. Bằng việc dựa vào khái niệm vàngx (vua hay vương) truyền thống, người ta đã đưa ra một hình ảnh mới là vàngx chur (vua chủ, vương chủ) để gọi đấng tối cao như Thiên chúa, khiến người Mông dễ nhầm lẫn với vị vua huyền thoại của nình. Vì vậy, đồng bào tưởng việc theo vàng chứ cũng như hành động “xưng vua” và đã dễ dàng đón nhận.

Nếu cái đích của cuộc “xưng vua” mà người Mông luôn khát khao và hướng tới là “vua Mèo sẽ ra, người Mông sẽ có cuộc sống sung sướng” thì ở phong trào vàng chứ, người ta cũng đem đến cho người Mông sự hy vọng và chờ đợi “vàng chứ sẽ về, sẽ làm cho người Mông đổi đời” hay “sẽ được theo vàng chứ lên lớp trên trời sáng sủa” để “không còn sự khổ đau”. Đây chính là sự hấp dẫn, tương đồng giữa hai hiện tượng nêu trên nên đã thu hút được sự hưởng ứng mạnh mẽ của người Mông. Vì vậy, hiện tượng “xưng vua” ở

78

người Mông đã bị lợi dụng dưới góc độ hoàn toàn mới. Nó đã được khai thác triệt để nhằm dẫn dắt dân tộc này đến với một hiện tượng tôn giáo mới.

Đầu thế kỷ XX, sau khi áp đặt xong chế độ thuộc địa của mình tại các

Một phần của tài liệu tổ chức xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo của người mông ở miền tây cao bằng từ năm 1945 đến năm 2012 (Trang 81 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)