0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Tổ chức gia đình và dòng họ

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC XÃ HỘI VÀ TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO CỦA NGƯỜI MÔNG Ở MIỀN TÂY CAO BẰNG TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2012 (Trang 39 -109 )

2.1.1. Tổ chức gia đình.

Gia đình là một thiết chế xã hội mà ở đó bao gồm những chức năng cơ bản như chức năng giáo dục, chức năng kinh tế, chức năng giao tiếp, chức năng tái sản xuất sức lao động… Gia đình của người Mông cũng hội đủ các chức năng đó và được biểu hiện trong các mối quan hệ khăng khít giữa các thành viên trong gia đình [34,tr.129].

Cũng như các dân tộc khác, người Mông rất coi trọng mối quan hệ gia đình. Gia đình chính là cái nôi hình thành và phát triển văn hóa truyền thống, bởi vậy muốn tìm hiểu văn hóa Mông cần tìm hiểu về gia đình người Mông. Người Mông thường gọi gia đình là Chế ninh hoặc “dỉ” đều có nghĩa chỉ tập hợp người cùng sống chung, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu dưới một mái nhà. Lúc đầu, các gia đình người Mông sống quần tụ bên nhau dưới một mái nhà lớn trong đó có đến ba hoặc bốn thế hệ, ví dụ như gia đình của ông Thào A Giàng ở bản Chẻ Lỳ B, xã Đức Hạnh (Bảo Lâm) đến nay vẫn còn duy trì hình thái gia đình gồm ba thế hệ chung sống. Đây là tàn dư của hình thức đại gia đình còn tồn tại ở người Mông, nhưng về sau để đảm bảo cho cuộc sống kinh tế dần dần những gia đình lớn này có xu thế chia tách ra thành những gia đình nhỏ và trở nên phổ biến cho đến nay. Hiện nay các hình thái gia đình phổ biến của người Mông ở miền Tây Cao Bằng thường gặp là:

29

Bảng 4: Các hình thái gia đình ngƣời Mông ở miền Tây Cao Bằng năm 2009

STT Các hình thái gia đình Miền Tây Cao Bằng 1 Hai vợ chồng và con cái chưa lập gia đình 55,84%

2 Hai vợ chồng cùng các con cái và bố mẹ chồng hoặc một trong hai người đó

32,29%

3 Hai vợ chồng cùng con cái, bố mẹ chồng và các em chưa lập gia đình

7,01%

4 Gia đình không chọn vẹn gồm chồng (vợ) cùng con cái chưa lập gia đình

4,86%

Trong bốn hình thái gia đình nêu trên thì hình thái gia đình gồm một cặp vợ chồng cùng con cái chưa lập gia đình là chủ yếu, loại hình gia đình này ở miền Tây Cao Bằng chiếm tới 55,84%. Về quy mô, mỗi gia đình thường có từ 5 đến 6 người.

Xã hội truyền thống của người Mông có cấu trúc khá thống nhất, đó là một xã hội mang tính chất phụ quyền rất rõ nét và các gia đình của người Mông ở Cao Bằng nói chung và ở miền Tây Cao Bằng nói riêng cũng nằm trong tính chất xã hội truyền thống đó, với việc đề cao vai trò, quyền lợi cũng như trách nhiệm của người đàn ông- người chủ gia đình. Chủ gia đình luôn là người có quyền hạn tối cao trong mọi công việc của gia đình, kể cả đối nội cũng như đối ngoại, điều này được phản ánh ngay trong quan hệ giữa các thành viên trong gia đình dù đó là gia đình lớn hay gia đình nhỏ.

Trong bối cảnh của nền kinh tế tự cung tự cấp, các gia đình người Mông đều trở thành những đơn vị kinh tế độc lập, tài sản của gia đình bao gồm nhà ở, ruộng nương, các nông cụ, các loại gia súc, gia cầm, tiền bạc…đó là những tài sản để đảm bảo duy trì cho cuộc sống hàng ngày của người

30

Mông. Vì vậy, khi muốn đem đi trao đổi, cầm cố hay bán trác những tài sản đó nhất thiết phải có ý kiến của chủ nhà.

Gia đình người Mông còn là một đơn vị kinh tế, sự phân công lao động trong gia đình được thể hiện rất chặt chẽ theo nguyên tắc giới tính và lứa tuổi. Người con trai, đàn ông trong gia đình thường đảm nhận toàn bộ những công việc nặng nhọc như chặt cây làm nhà, chọn đất làm nương, đánh cá, săn bắt, chế tác các công cụ lao động phục vụ cho sinh hoạt… Đối với đàn bà, con gái ngoài công việc làm nương rẫy còn làm thêm các việc nhà và xe lanh dệt vải. Công việc đồng áng ngày mùa các thành viên trong gia đình hết thảy cùng chung sức làm, trẻ nhỏ thì chăn bò, lấy củi, người già thì trông nom nhà cửa, cơm nước…

Bên cạnh đó, việc dạy dỗ con cái trong gia đình người Mông cũng được phân theo đặc điểm giới tính. Người cha dạy con trai công việc như cày nương, chặt cây, làm nhà còn người mẹ dạy con gái dệt vải, thêu thùa, nấu ăn. Ngoài ra, đối với người con trai trong gia đình Mông không những cần có khả năng lao động giỏi, có đạo đức tốt mà cần phải biết khấn tổ tiên. Khả năng lao động cũng sớm phát triển, 13- 14 tuổi là phải thạo làm nương, 17- 18 tuổi là phải lao động giỏi, nắm được nghề thủ công truyền thống. Như vậy, ngay trong việc dạy dỗ con cái trong gia đình, người Mông đã sớm định hình cho người con trai những công việc mà sau này người chủ nhà phải đảm đương.

Tính chất phụ quyền còn được thể hiện trong việc phân chia và quyền thừa kế tài sản. Theo quan niệm của người Mông con trai mới là con mình, con gái là con người ta. Cho nên, việc phân chia tài sản trong gia đình người Mông thì chỉ con trai mới có quyền thừa kế phần tài sản mà bố mẹ để lại. Con gái trong gia đình, trước khi đi lấy chồng cũng phải lao động vất vả nhưng lại không có quyền thừa kế tài sản. Khi còn sống mọi tài sản trong gia đình đều thuộc quyền sở hữu và quản lý của người chủ gia đình, nếu trong trường hợp người chủ gia đình mất thì việc quản lý tài sản tạm thời do người con trai cả

31

quản lý số tài sản chung đó và phải có nghĩa vụ đối với mọi công việc trong gia đình, dòng họ. Sự phân chia tài sản giữa các con trai cũng không đồng đều, người con trai ở với bố mẹ thường được chia nhiều tài sản hơn những người khác và phải có trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ khi về già, người con ở với bố mẹ không nhất thiết phải là con trai cả hay con trai út mà là do sự thỏa thuận giữa bố mẹ và các con. Hoặc trong trường hợp, khi các con đã trưởng thành lấy vợ và muốn ra ở riêng khi bố mẹ còn sống thì cũng được chia một số tài sản theo ý của người chủ gia đình. Nhìn chung ở gia đình người Mông việc phân chia tài sản thường được diễn ra trong không khí vui vẻ, những bất đồng xung đột ít xảy ra.

Tính chất phụ quyền còn được thể hiện trong ngôi nhà của người Mông, ở các tục lệ cũng như những điều kiêng kỵ đối với nơi thờ “ma nhà”, khi ngồi ăn duy nhất chỉ có ông chủ nhà mới được ngồi quay lưng vào, vợ con không được ngồi vào vị trí đó. Hoặc trong những sinh hoạt hằng ngày, khi không có khách thì mọi thành viên trong gia đình có thể ngồi ăn quây quần chung mâm với nhau, nhưng khi đàn ông con trai tiếp khách thì đàn bà phải ngồi ăn riêng không được ăn chung, cũng có thể là sau khi tiếp khách xong thì mới ăn.

Có thể thấy, người chủ gia đình có quyền hành rất lớn, quyết định mọi công việc trong gia đình, từ việc tổ chức làm ăn, phân công lao động giữa các thành viên trong gia đình cho phù hợp với lứa tuổi đến việc phân chia tài sản, việc hôn nhân khi con cái đã đến tuổi trưởng thành và cũng là người đảm nhận những phần việc nặng nhọc, thay mặt cho gia đình trong các công việc của làng xóm, dòng họ, những việc theo phong tục người phụ nữ không làm được.

Với tính chất phụ quyền, trọng nam khinh nữ, đề cao vai trò của người con trai. Người con gái, con dâu trong gia đình người Mông có vị trí rất thấp kém. Người con dâu sống trong gia đình là người vất vả nhất, mọi gánh nặng của cuộc sống đều đè nặng lên đôi vai họ. Người con dâu không được quyền

32

tham gia, bàn bạc các công việc lớn của gia đình mà phải chịu sự lao động vất vả, quần quật suốt ngày theo sự sai khiến của bố mẹ chồng. Vì thế giữa những lúc buồn tủi, uất ức, khổ đau vì bị đối xử tệ bạc, bất lực trước cuộc sống làm dâu họ thường gửi gắm những tình cảm, tâm sự của mình vào những vần thơ, tiếng hát than cho số phậm, đòi quyền tự do, mong muốn thoát khỏi cảnh làm dâu ở những gia đình cay nghiệt.

“Bà không ưa tôi, bà hãy kêu họ nhà tôi tới nói Nói cho bỏ thật chân, buông thật tay

Tôi sẽ theo chân họ nhà tôi, tôi đi … Lúc đấy tôi sẽ vỗ tay nhảy

Vui mừng như người đi làm ăn” [32,tr.135].

Đối với gia đình người Mông, con dâu khi đã bước chân về nhà chồng thì đã trở thành ma của dòng họ nhà chồng. Trong trường hợp chồng chết thì có thể lấy anh hoặc em chồng hay một người khác trong dòng họ nhà chồng. Nếu không chấp nhận mà muốn lấy người khác thì phải đền cho nhà chồng tất cả của cải, vật phẩm dùng cho hôn lễ trước kia thì lúc đó mới được tự do. Ngoài ra, theo phong tục người con dâu không được phép ngồi ăn chung mâm với bố chồng hoặc không được ăn chung bát thức ăn, chung nồi với bố chồng. Khi lâý vật gì trên gác cũng không được trèo hẳn lên mà chỉ được đứng ở bậc thang lấy que mà khều, hoặc nếu người con dâu muốn về thăm bố mẹ đẻ phải được nhà chồng đồng ý và bao giờ cũng có người chồng cùng đi mới là hợp phong tục.

Như vậy, trong xã hội truyền thống của người Mông ý thức “trọng nam khinh nữ” tồn tại khá đậm nét. Sự bình đẳng giữa nam và nữ chỉ là tương đối, mọi quyền quyết định từ việc nhỏ đến việc lớn đều do người đàn ông- người chủ nhà. Nhưng bên cạnh đó, gia đình người Mông gần như một đơn vị văn hóa thu nhỏ, một môi trường trao truyền và phát triển văn hóa, lưu giữ những phong tục tập quán truyền thống. Ngay từ khi còn nhỏ, em bé đã được tiếp

33

xúc với tiếng hát ru. Các mẹ, các chị dạy cho em gái biết thêu thùa, in sáp, hát dân ca. Các anh dạy em trai biết thổi sáo, khèn. Và thông qua gia đình, mỗi thành viên đều tự học các nếp ứng xử, thói quen của dòng họ mình. Đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc thì gia đình người Mông giữ một ý nghĩa quan trọng.

2.1.2. Tổ chức dòng họ

-Cấu trúc của dòng họ: Trong xã hội truyền thống của người Mông tồn

tại khá rõ một loại hình tổ chức xã hội dựa trên quan hệ huyết thống, đó là dòng họ [30,tr.47].

Người Mông ở miền Tây Cao Bằng gọi dòng họ là “xênh”, tức là anh em cùng tổ tiên. Qua việc nghiên cứu cho thấy dòng họ người Mông cần được xem xét trên hai phạm trù cố kết đó là: cố kết rộng và cố kết hẹp.

- Cố kết rộng: Dòng họ người Mông bao gồm nhiều gia đình nhưng không nhất thiết phải cư trú gần nhau. Người Mông hay nhận nhau để biết cùng dòng máu hay không, dấu hiệu nhận họ là cùng họ và cùng ma. Chính vì lẽ đó nên khi người Mông gặp nhau lần đầu tiên bao giờ họ cũng dò hỏi, xem xét các dấu hiệu, các điều kiêng kỵ và lễ nghi cúng bái, nghi thức làm ma riêng biệt, ở cách làm ma tươi (lúc có người chết) và trong lễ cúng “ma trâu” để trả ơn cho bố mẹ, lễ cúng ma buồng… Nếu là người có cùng dòng họ, cùng dòng máu thì phải có chung cách làm ma, cùng chung các nghi thức, nghi lễ và cách kiêng kỵ. Tất cả những đặc trưng này chỉ có người trong cùng một dòng họ mới biết.

Có thể nói cộng đồng tín ngưỡng với những lễ nghi, kiêng kỵ, cúng bái riêng là chất keo tạo nên sự cấu kết lâu bền trong dòng họ và có lẽ trước đây những người cùng dòng họ còn có mối quan hệ chặt chẽ hơn nhiều. Không chỉ có sợi dây tình cảm cùng các nghi lễ, kiêng kỵ ràng buộc họ, mà còn có sự thống nhất về mặt kinh tế, xã hội.

34

- Cố kết hẹp: Bao gồm tất cả những người cùng một dòng họ. Dòng họ người Mông được xem như một đơn vị cố kết cộng đồng huyết thống theo hệ cha. Các thành viên trong họ gắn bó với nhau bởi cùng một phả hệ dòng nam do một ông tổ sinh ra. Ông tổ này rất cụ thể, mọi người luôn nhớ được, thông thường người ta tính từ thế hệ con đến ông tổ là ba hoặc bốn đời.

Các dòng họ phổ biến trong đồng bào Mông hiện nay sinh sống ở miền Tây Cao Bằng là: Thào, Sần, Vừ, Lầu, Chư, Và, Hầu, Giàng, Sùng… Trong đó có những dòng họ lấy tên theo tên con vật như Giàng (dê), Hầu (khỉ), Sùng (gấu) hoặc lấy tên cây cối như Thào (đào). Các dòng họ này phân bố ở nhiều bản khác nhau trên địa bàn huyện, mỗi bản đều có một hay nhiều dòng họ chiếm số đông ở đó. Như ở bản Nà Đấng xã Tân Việt có tới hơn một nửa dòng họ Thào, ở bản Lũng Háng xã Vĩnh Phong có 14 hộ gia đình đều thuộc họ Hầu.

Bảng 5: Bảng thống kê các dòng họ của ngƣời Mông ở miền Tây Cao Bằng năm 2009

STT Dòng họ Số người Tỉ lệ (%) 1 Giàng 5356 15,5 2 Thào 4526 13,1 3 Sùng 4423 12,8 4 Lầu 4077 11,8 5 Hầu 3317 9,6 6 Hoàng 2695 7,8 7 Vừ 2142 6,2 8 Vàng 1969 5,7 9 Sần 1658 4,8 10 Lý 1486 4,3 11 Các dòng họ khác (Dương, Ngô, Ma, Lò, Và, Mã...) 2903 8,4 Tổng 34552 100 %

35

Trong mỗi dòng họ bao giờ cũng có người đứng đầu là “ôu thầu” có nghĩa là trưởng tộc hay trưởng dòng họ. “ôu thầu” là người hiểu biết, có đạo đức, có uy tín và được coi là linh hồn của dòng họ.

Trưởng họ là người am hiểu các tục lệ, các bài cúng của dòng họ, là người có nhiều kinh nghiệm sản xuất, giỏi tổ chức, thông thạo mọi công việc của dòng họ, biết xem thiên văn, địa lý, am hiểu các lễ nghi, có tài quán xuyến các công việc của dòng họ đồng thời cũng nắm chắc phong tục, tập quán và cái lý của người Mông. Khi người trưởng họ này chết thì người nào trong họ có đầy đủ các tiêu chuẩn như vừa kể trên sẽ được suy tôn làm trưởng họ, trưởng họ này cũng có thể bị thay thế nếu không hoàn thành được nhiệm vụ giao phó.

Đối với người Mông ở Bảo Lâm thì ông trưởng họ được hình thành không phải do bầu cử, không có tính chất cha truyền con nối. Khi người trưởng họ cũ chết, người nào có uy tín luôn được mọi người trong dòng họ hỏi ý kiến, thì dần dần sẽ trở thành người trưởng họ. Qua điều tra gặp gỡ 5 trưởng họ ở xã Đức Hạnh (Bảo Lâm), cho biết trưởng họ ở đây đều có số tuổi từ 45 tuổi trở lên như: ông Vừ Mỹ Táo (bản Chẻ Lỳ B), Thào Mỹ Cò (bản Chẻ Lỳ A), Sần Mỹ Lự (bản Lũng Mần), Sần Chúng Lù (bản Dình Phà), Sần Mỹ Xá (bản Hát Han). Họ đều là những người có uy tín, am hiểu tục lệ của dòng họ và được người trong dòng họ kính trọng.

Nhiệm vụ của trưởng họ là phải đảm đương việc thờ cúng tổ tiên chung cho dòng họ. Lúc cưới vợ, gả chồng cho con, khi sinh thêm con trai, khi có người chết, trưởng họ triệu tập các chủ gia đình trong họ để bàn bạc lo liệu công việc. Tham gia giải quyết các công việc liên quan đến cưới xin, kế thừa tài sản, làm nhà, dàn xếp các vụ tranh chấp trong dòng họ về đất đai, tài sản, xử lý các vụ vi phạm tục lệ của dòng họ… Ngoài ra trưởng họ còn thay mặt cho dòng họ giao thiệp với các dòng họ khác, nhất là việc theo đuổi các vụ kiện cáo, tiếng nói của ông đóng vai trò quyết định. Các công việc của dòng

36

họ, nhìn chung là do người trưởng họ đứng ra giải quyết, nhưng cách giải

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC XÃ HỘI VÀ TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO CỦA NGƯỜI MÔNG Ở MIỀN TÂY CAO BẰNG TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2012 (Trang 39 -109 )

×