Tổ chức làng bản

Một phần của tài liệu tổ chức xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo của người mông ở miền tây cao bằng từ năm 1945 đến năm 2012 (Trang 54 - 109)

2.2.1. Sự hình thành bản của ngƣời Mông

Do nguồn gốc lịch sử và sự chi phối của điều kiện tự nhiên, người Mông di cư vào và tự phát sống cụm thành bản. Bản của người Mông thường tập trung chủ yếu ở các xã sau:

Bảng 6 : Số hộ gia đình, nhân khẩu và bản của ngƣời Mông ở huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm.

TT Hộ Nhân khẩu Bản

1 Thị trấn Bảo Lạc

14 64 Nà Dường

2 Bảo Toàn 120 686 Nà Ngàn, Nà Khản, Nà Ròa, Khuổi Rặp, Khuổi Bốc, Cốc Chom.

3 Cô Ba 56 279 Lũng Vậy, Nà Bốp, Nà Đôm, Nà Tao, Khuổi Giào, Nà Rào

44

4 Cốc Pàng 19 98 Nà Nhùng, Khuổi Khâu 5 Kim Cúc 20 123 Nà Nằm, Cô Đúc

6 Hồng An 82 509 Lũng Sâu, Mỹ Lủng, Hói Ngừa, Ca Dằm

7 Hồng Trị 62 368 Nà Đuốm, Thôm Trang, Khâu Pầu, Lũng Tiến, Nà Nôm, Cốc Đúc, 8 Huy Giáp 71 503 Cốc sì, Lũng Cắm Dưới, Lũng Hò 9 Hưng Đạo 53 305 Khau Pa, Ngàm Vàng, Nà Tồng,

Nà Trào

10 Khánh Xuân 21 178 Cốc Lại, Lũng Pjao, Nà Quy, Cốc Pục

11 Phan Thanh 213 1551 Pác Lác, Lũng Vài, Nắm Den, Mẹ Van, Ngàm Càng, Thẳm Thon B, Phja Tằng, Phiêng Dịt

12 Sơn Lộ 105 585 Dẩn Tờ, Nà Khuổi, Khau Cà

13 Thượng Hà 25 137 Nà Ngàm B, Nà Dạn, Lũng Păn, Lũng Nà, Khuổi Pụt, Nà Đứa, Nà Sài, Nà Tền.

14 Xuân Trường 129 832 Lũng Rạc, Lũng Mật, Cốc Kẹc, Tà Sáy, Phja Phoong

15 Sơn Lập 181 1096 Khuổi Tẩu, Phja Pầu, Ổng Thúc 16 Hưng Thịnh 44 292 Khau Sín, Cốc Pầu, Cốc Cai 17 Thị trấn Pác

Miầu

322 1728 Chè Pẻn, Nà Ca, Lạng Cá, Bản Đe, Mạy Rạy.

18 Đức Hạnh 305 1471 Chẻ Lỳ B, Khuổi Sang, Nà Hu, Nà Và, Lũng Mần, Hát Han, Dình Phà, Cà Đổng, Chẻ Lỳ A, Cà Pẻn B. 19 Lý Bôn 362 2087 Nà Mạt, Nà Kháng, Nà Mỹ, Nà Tồng,

Khuổi Vin, Pác Rà, Tổng Ác, Khuổi Bon, Khuổi Mản, Bản Báng.

45

20 Mông Ân 576 3447 Nà Bon, Lũng Vài, Nà Làng, Nà Mấu, Lũng Phìa, Đon Sài, Khau Lạ A, Nặm Ngoại.

21 Nam Quang 177 1092 Nà Héng, Thẳm Siềm, Pác Roòn, Nà Dịm, Nà Viềng, Phiêng Phăng, Nà Mon.

22 Quảng Lâm 606 3746 Nà Kiềng, Nà Đon, Nà Luông, Bản Nà, Cốc Lùng, Tổng Ngoảng, Tổng Chảo, Nặm Moòng, Phiêng Phát. 23 Tân Việt 274 1396 Nà Pù, Nà Đấng, Khuổi Qua,

Khuổi Hẩu, Lũng Chang, Khùng Khoàng.

24 Thái Học 56 190 Nà Cút, Cốc Cạch, Khuổi Ngầu, Cốc Vạn.

25 Yên Thổ 130 734 Lũng Liềm, Bản Búng, Nà Vài, Khuổi Chuồng, Khau Tao, Lũng Cuổi.

26 Thái Sơn 228 1428 Bản Là, Lũng Vài, Nặm Trà, Lũng Chang, Bản Lìn, Khau Dề, Sáng Xoáy, Khuổi Dùa.

27 Nam cao 177 1108 Nà Nhuồm, Phia Liềng, Phia Cò, Khuổi Piạt, Bản Cao.

28 Thạch Lâm 889 5403 Khau Ràng, Nà Thằn, Nà Hôm, Lũng Rỵa, Nặm Pục, Nà Ó, Khau Noong, Tổng Dùn, Nặm Tàu, Sắc Ngà.

29 Vĩnh Quang 327 2043 Nà Hiên, Khuổi Rò, Thiêng Nà, Nà Tốm, Nà Pia, Ắc È, Nà Phiáo, Cốc Tém, Nà Ngà

30 Vĩnh Phong 178 1073 Nặm Tăm, Phiêng Phổi, Én Cổ, Nà Hù, Phiêng Vai, Phja Tráng, Lũng Hàng.

46

Nếu người Việt lấy “làng” làm đơn vị cư trú xã hội gốc, tự nguyện thì người Mông cũng có đơn vị cư trú tương đương như vậy và gọi là “giao” hay (Jaol). Người Mông ở miền Tây Cao Bằng cũng gọi bản là giao (Jaol) có nghĩa là chỉ về một khu vực có một nhóm người cùng làm ăn sinh sống, có những mối quan hệ họ hàng với nhau. Tên gọi giao cũng có thể được gọi theo đặc điểm địa lý tự nhiên mà người Mông sinh sống ở đó hoặc được gọi theo tên đất mà các dân tộc khác đến sinh sống trước. Đối với người Mông ở miền Tây Cao Bằng thì cách đặt tên bản chủ yếu được đặt theo tên đất của người Tày và người Dao, thường bắt đầu bằng từ Lũng (bãi, đất) như Lũng Vậy (Cô Ba), Lũng Mần (Đức Hạnh), Lũng Hò, Lũng Cắm Dưới (Huy Giáp) hay bắt đầu bằng từ Nà (ruộng) như Nà Và, Nà Hu (Đức Hạnh), Nà Rào, Nà Đôn, Nà Tao, Nà Bốp (Cô Ba), Nà Đôm, Nà Đuốn, Nà Nằm (Hồng Trị), bắt đầu bằng từ Khuổi (suối) như Khuổi Mản, Khuổi Vin, Khuổi Bon (Lý Bôn)... Như vậy có thể nói, tên gọi của mỗi bản là chiếc chìa khóa để mở ra cánh cửa tìm hiểu tất cả sự phong phú đa dạng của văn hóa tinh thần cũng như đời sống kinh tế vật chất của bản.

Theo bảng số liệu trên, đa số người Mông đều sống rải rác trên địa bàn các xã thuộc huyện Bảo Lạc và Bảo Lâm. Tuy nhiên, ở Bảo Lâm là nơi tập trung đông người Mông nhất. Trong tổng số 172 bản có người Mông sinh sống, phần lớn tên bản thường mang những tiền tố như: Nà, Lũng, Khuổi.

Trong đó, tên gọi mang tiền tố "nà" xuất hiện nhiều nhất có tới 52 trong tổng số 172 bản mang tiền tố "nà". Ở xã Vĩnh Quang trong 9 bản có người Mông sinh sống thì có tới 5 bản có tên gọi mang tiền tố "nà". Cùng với các bản mang tiền tố "nà", chúng ta còn thấy những bản mang tiền tố "lũng" và "khuổi". Những bản mang tiền tố "lũng" có 21 bản và mang tiền tố "khuổi" là 16 bản.

Dù tên bản được gọi theo hình thức nào đi chăng nữa thì nó đều chứa đựng những ý nghĩa nhất định, trước hết đối với bên ngoài đó là tín hiệu để phân biệt giữa bản này với bản khác. Còn trong nội bộ cộng đồng bản thì tên

47

bản nhằm gắn kết mọi thành viên lại để cùng giúp nhau trong những công việc chung của bản.

Khu vực cư trú của từng bản tùy thuộc vào địa hình mà mỗi bản có từ vài ba gia đình hoặc hàng chục gia đình sinh sống. Với đặc điểm của địa hình núi non hiểm trở và điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nên nhà của người Mông ở Bảo Lạc, Bảo Lâm thường làm nhà ở khu vực từ lưng chừng núi thấp lên đến đỉnh núi để vừa có độ sáng, vừa tránh gió lớn làm đổ nhà như ở bản Lũng Vậy (Cô Ba), cũng có khi một số nhà tập trung ở một quả đồi như ở bản Cốc Đúc, Nà Nôm (Hồng Trị). Nhà cửa thường không làm theo một hướng nhất định, miễn sao là thuận lợi cho việc canh tác nương rẫy và chăn nuôi. Xung quanh nhà đều có hàng rào, có thể được xếp bằng đá hoặc được rào bằng tre, gỗ… với mục đích là để phòng thủ, bảo vệ người, gia súc và của cải và đề phòng thú dữ. Tuy nhiên, trong việc làm nhà của người Mông cũng có một số kiêng kỵ như: không làm nhà quay lưng ra suối, ra khe mà các nhà đều phải quay mặt về phía thung lũng, lưng nhà dựa vào sườn núi. Cửa vào gian giữa ngôi nhà không được đối diện với hang sâu nơi có đá vôi hay nơi có lưng đá nhô đầu lên vì họ sợ làm thế trong nhà sẽ có người bị ốm đau.

Ngoài khu vực cư trú của từng bản còn có đất đai để canh tác và khai thác riêng như rừng núi, nguồn nước, các bãi chăn thả gia súc… tất cả tạo nên một không gian sinh tồn chung của cả cộng đồng bản. Không gian sinh tồn này ngày càng được mở rộng vì sự kiếm tìm và khai thác những nguồn lợi của thiên nhiên. Vì vậy mà việc xác định ranh giới giữa các bản cũng trở lên quan trọng, việc xác định ranh giới bản của người Mông thường tuân thủ theo những quy định rất đa dạng: con suối, khúc sông, mương nước, bờ ruộng, gốc cây cổ thụ, tảng đá, cánh rừng… đều trở thành mốc để phân chia ranh giới giữa các bản với nhau, ví dụ như việc xác định ranh giới giữa bản Chẻ Lỳ A và bản Chẻ Lỳ B ở xã Đức Hạnh là theo khe suối. Bản của người Mông dù mới được thành lập

48

hay định cư từ lâu đời đều có ranh giới rõ ràng và ranh giới này được thỏa thuận bằng miệng giữa những người có uy tín của các bản lân cận.

Bên cạnh đó, bản của người Mông từ ngàn xưa cũng đã tồn tại những quy định, luật tục rất cụ thể trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Trong đó có bảo vệ đất đai, bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng cấm, bảo vệ nguồn nước… đó là nền tảng để duy trì chế độ tự quản và là cơ sở để các thành viên trong bản dựa vào đó để mà sinh tồn. Mặc dù việc xác định ranh giới này chỉ mang tính ước lệ, nhưng dường như những ranh giới đó đều được mọi người tôn trọng và duy trì.

Về mặt xã hội, bản của người Mông thường quần tụ theo dòng họ, một bản trung bình có từ 2 đến 3 dòng họ và cũng có thể có tới 5 đến 7 dòng họ. Tuy trong bản có nhiều dòng họ cùng sinh sống nhưng luôn đoàn kết, thân thiện với nhau. Trong bản của người Mông, ngoài mối quan hệ dòng họ còn có mối quan hệ láng giềng cùng giúp đỡ nhau trong các công việc hệ trọng, đặc biệt là cưới xin hay tang ma hoặc lúc gia đình gặp khó khăn, hoạn nạn họ đều giúp đỡ và bảo vệ lẫn nhau. Điều này được thể hiện qua hình thức tập hợp dân bản có quan hệ láng giềng và huyết thống được thống kê ở 10 bản thuộc xã Đức Hạnh:

Bảng 7: Bảng thống kê các dòng họ ngƣời Mông ở xã Đức Hạnh- Bảo Lâm (Cao Bằng)

STT Dòng họ

Tên bản Thào Sần Vừ Lầu Chư Và Hầu Giàng Sùng

1 Chẻ Lỳ B + + + + + 2 Chẻ Lỳ A + + + + 3 Lũng Mần + + + + 4 Dình Phà + + 5 Hát Han + + + + 6 Nà Hu + + 7 Cốc Phung + + + 8 Cà Pẻn B + + 9 Nà Và + + 10 Cà Đổng + + +

49

Như vậy, để hình thành các điểm dân cư, người Mông ở đây có 2 hình thức tập hợp đó là tập hợp theo quan hệ láng giềng và tập hợp theo quan hệ huyết thống. Vì vậy mà ý thức cộng đồng dòng họ và quan hệ láng giềng của người Mông đã tạo ra sự chung sống hòa hợp ngày càng bền chặt.

2.2.2. Bộ máy tự quản của bản

Cộng đồng làng của người Mông là một tổ chức xã hội cơ sở được hình thành từ những cụm gia đình gọi là bản (Jaol). Đứng đầu mỗi bản là trưởng bản, người Mông gọi là chư dò. Trưởng bản có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng trong cộng đồng bản, có nhiệm vụ thực hiện các quy ước chung của bản đã được đề ra và đôn đốc mọi người thực hiện những quy ước chung đó. Trước đây, trưởng bản được bầu ra theo chế độ luân phiên, cũng có thể được căn cứ theo các dòng họ lớn trong bản để cử ra những người đứng đầu cho phù hợp hoặc trưởng bản cũng có thể là trưởng của dòng họ lớn trong bản.

Ở xã Đức Hạnh, trưởng bản được bầu theo chế độ luân phiên, với nhiệm kỳ 5 năm. Người giữ chức trưởng bản lâu nhất trong bản là ông Thào A Giàng (62 tuổi), với uy tín của mình và được dân bản kính trọng ông đã giữ chức trưởng bản trong 24 năm [52, 2].

Trưởng bản có nhiệm vụ thực hiện các quy ước chung của bản đã được đề ra, duy trì trật tự trị an trong bản, điều phối đất canh tác cho từng gia đình, giải quyết các xích mích giữa các thành viên trong bản. Đối với những người dân trong bản thì trưởng bản có thể đại diện cho họ trao đổi, phản hồi lại những thông tin cần thiết với các cấp chính quyền địa phương. Ngoài ra, trưởng bản còn phải tập hợp những ý kiến của những người già, người có uy tín trong bản, các trưởng dòng họ để xây dựng những quy ước, luật tục phù hợp với phong tục tập quán của từng bản mà vẫn giữ được những đặc trưng trong phong tục tập quán của từng dòng họ, từng bản. Có thể thấy, trưởng bản là nhân tố chính để tổ chứ và duy trì có hiệu quả những công việc, tập tục, qui

50

ước của bản. Vì vậy mà một trưởng bản phải bao gồm đầy đủ những tiêu chuẩn sau đây:

- Trưởng bản phải là người nói được và làm được, biết phân biệt phải trái và công bằng.

- Là người biết ứng xử và giao thiệp rộng rãi. - Có anh em và họ hàng đông.

- Là người có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất.

Ngoài vai trò của trưởng bản ra thì trong hệ thống tự quản truyền thống của người Mông còn nổi lên vai trò của trưởng họ, già làng và chủ gia đình.

Trưởng họ là người am hiểu phong tục tập quán của dòng họ mình, tiếng nói của trưởng họ được mọi người trong dòng họ tuân theo. Người trong dòng họ nào vi phạm các luật tục, trước khi xét xử, trưởng bản phải mời trưởng họ đến để cùng bàn bạc và tìm cách giải quyết. Trưởng họ cũng là người đứng ra giải quyết những mâu thuẫn, tranh chấp đất đai giữa các thành viên trong họ.

Già làng cũng là người có vai trò quan trọng trong cộng đồng bản, già làng là người có nhiều kinh nghiệm trong lao động sản xuất, am hiểu phong tục cũng như lễ thức ma chay của người Mông, ý kiến của họ thường phản ánh nguyện vọng của dân làng cũng như của các dòng họ. Đồng thời các già làng còn đóng vai trò trọng tài trong việc tham gia giải quyết nhiều việc xích mích giữa các gia đình, các dòng họ.

Chủ gia đình thường là ông bố hoặc người chồng giữ vị trí chủ hộ, họ là người có tiếng nói đại diện cho mỗi gia đình. Khi có việc trưởng bản thường triệu tập và mời chủ gia đình đến dự và đưa ra thỏa luận những vấn đề xảy ra trong phạm vi của bản mình, nếu có nhiều ý kiến phản đối về một vấn đề nào đó thì trưởng bản phải xem xét lại trước khi đi đến một kết luận chung.

Như vậy, trong bộ máy tự quản của bản ngoài vai trò của trưởng bản ra thì vai trò của trưởng họ, già làng và chủ gia đình cũng rất quan trọng. Đây

51

chính là những người có tác dụng như một chất keo dính duy trì và bảo tồn những phong tục và tập quán của dân tộc mình, họ chứ không phải ai khác đã và đang điều tiết các mối quan hệ trong bản [45,tr.257].

2.2.3. Những luật tục về đất đai, nguồn nƣớc, chăn nuôi và các thể thức xử phạt vi phạm.

Trong mỗi cộng đồng bản của người Mông, từ lâu đã hình thành các luật tục và được truyền miệng qua nhiều thế hệ và đến nay ở từng bản vẫn còn duy trì, mỗi thành viên trong bản phải theo đó mà thực hiện. Các luật tục kiêng kỵ của người Mông có rất nhiều, trước tiên phải kể đến:

- Những quy định về đất đai

Trong phạm vi cư trú của một bản, dòng họ, các gia đình được tự do khai phá nương rẫy nhưng phải tuân thủ theo những quy định chung.

+ Trong một số trường hợp đất đã có chủ thì không được phép xâm phạm tới. Nếu cố tình làm rẫy trên đất đã có chủ thì sản phẩm sau khi thu hoạch sẽ thuộc về họ.

+ Nếu muốn sản xuất trên đát đã có chủ thì phải có chút lễ vật cho người có công khai phá, lễ vật đó có thể là một con gà và một chai rượu.

+ Sau 3 đến 4 năm canh tác trên nương lúa và nương ngô nếu gia đình không muốn làm nữa thì lại thuộc sở hữu công cộng, ai đến trồng trọt trên mảnh đất đấy cũng được, không cần phải hỏi ý kiến của chủ cũ.

+ Đối với nương thuốc phiện, người Mông coi đó là tài sản kế thừa cho con cái, luật tục quy định nếu bố không làm gì thì để lại cho con cái và hưởng thu hoạch sản phẩm là thuộc quyền con trai cả hoặc con trai út.

+ Người ở bản khác muốn đến canh tác thì nhất thiết phải hỏi ý kiến trưởng bản và mang theo lễ vật nộp cho bản một chai rượu và một con gà. Khi đã được bản đồng ý thì ngay sau vụ thu hoạch phải đem nộp lệ phí cho bản tùy theo sản phẩm thu được trên đất canh tác. Nhưng việc canh tác đó chỉ

52

được quy định một số năm, thường thì từ 3 năm là phải trả lại cho bản để bản sử dụng vào mục đích khác.

- Những quy định về nguồn nước và rừng

Một phần của tài liệu tổ chức xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo của người mông ở miền tây cao bằng từ năm 1945 đến năm 2012 (Trang 54 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)