Đây là hình thức tôn giáo chuyên biệt có người chuyên nghiệp hành nghề, thường được gọi là thầy sa man- những người được xem là có khả năng dùng phù phép đắm mình vào trạng thái hôn mê (lên đồng), trực tiếp giao thiệp với thần linh [30,tr.80].
Nhiệm vụ chủ yếu của các thầy sa man là cầu cúng chữa bệnh, tìm bắt hồn người ốm trở về, đoán tìm của cải bị mất… Thầy sa man như một người liên lạc có khả năng thâm nhập vào thế giới bên kia để tìm ra nguyên nhân bệnh tật, cách chữa bệnh và đưa hồn về cho người ốm. Mỗi thầy sa man đều có bàn thờ riêng, đó là một khối hình hộp chữ nhật dựng bên cạnh bàn thờ tổ tiên ở gian giữa. Trong bàn thờ, ngoài bát hương hay ống hương được làm bằng gốc cây trúc là một bộ hành nghề của thầy sa man gồm có: một thanh la nhỏ bằng đồng, một chiếc vòng lắc bằng sắt và một cặp sừng trâu, tức dụng cụ âm dương và thông qua đó thầy sa man mới có thể thể hiện cho mọi người xung quanh biết được những điều ở thế giới bên kia. Các dụng hành nghề ngoài việc giúp thầy cúng có thể giao lưu với ông bà tổ tiên, các bậc thần linh và các nhạc cụ còn có tác dụng xua đuổi tà ma… các dụng cụ này không thể thiếu được trong các nghi lễ cầu hồn, chữa bệnh của các thầy sa man. Nếu như các dân tộc Tày, Dao bộ trang phục của thầy cúng được thêu khá cầu kỳ,
75
mũ, áo… thì ở người Mông không có trang phục thầy cúng, thầy sa man người Mông không có trang phục mà chỉ có tấm khăn màu đỏ phủ lên mặt, che kín mắt khi lên đồng. Thầy ngồi trên một chiếc ghế dài bốn chân, chiếc ghế tượng trưng cho con ngựa thần có khả năng đưa thầy chu du cõi âm.
Người Mông cho rằng mỗi người đều có ba hồn, nguyên nhân của ốm đau, bệnh tật là do các hồn mải đi chơi xa bị lạc hoặc bị một loại ma nào đó bắt đi. Do đó, thầy sa man muốn chữa được bệnh thì phải sang thế giới bên kia tìm hồn, dụ dỗ hồn về, mặc cả với ma, đưa lễ vật cho ma để đòi hồn, hoặc dọa nạt trừng trị ma đòi thả hồn. Để biết ý hồn ma ra sao thầy sa man dùng đến “kạ lếnh”, “kạ lếnh” có hai mặt, mặt sấp là phía cạnh dẹt tiêu biểu cho hồn ma, cạnh ngửa tượng trưng cho hồn. Khi thầy sa man cúng để tìm ra nguyên nhân của bệnh thì tung “kạ lếnh” lên nếu rơi xuống cả hai mặt đều sấp tức là hồn vắng mặt, khi cạnh ngửa thì hồn vẫn còn ở lại, một sấp, một ngửa là ma bắt hồn.
Các thầy sa man của người Mông có thể phát huy được sức mạnh của mình trong các nghi lễ, tín ngưỡng là do được thế lực các ma phụ tá, các âm binh giúp đỡ, lực lượng ma phụ tá này có nhiều loại. Trước tiên thầy sa man được sự giúp đỡ của ma tổ sư của thầy sa man- đây là thầy sa man đầu tiên của người Mông, mỗi khi bắt đầu các nghi lễ cầu cúng, chữa bệnh thầy sa man đều đọc thần chú cầu xin sự giúp đỡ của ma tổ sư và sau khi tìm được hồn về rồi, thầy cúng và gia chủ sẽ phải cúng cảm ơn ma tổ sư của thầy cúng.
Ngoài ra thầy sa man còn nhận được sự giúp đỡ của các thần linh, hệ thống các loại ma nhà, ma thiện… trong việc tìm kiếm hồn, các loại ma nay sẽ tạo điều kiện giúp đỡ khi thầy sa man xuất hồn đi tìm hồn ở những khu vực do chúng quản lý.
Các ma phụ tá có vai trò khá quan trọng đối với việc hành nghề và tay nghề của thầy sa man. Nếu là thầy sa man cao tay họ có thể điều khiển được
76
rất nhiều âm binh và luôn được sự giúp đỡ của các thần linh và ma quỷ… Đây cũng là yếu tố nâng cao uy tín của thầy sa man trong cộng đồng.
Nghề thầy cúng người Mông không cha truyền con nối. Cốt là người đứng đắn, có vợ con, bị ốm một trận thập tử nhất sinh, thầy cúng tới chữa bói bị “đá lếnh” (ma nghề thầy cúng) bắt theo, nếu sau đó khỏi bệnh có thể xin đi theo thầy học nghề làm thầy cúng.
Trong các bài cúng của thầy sa man, thế giới bên kia là thế giới vô hình mà chỉ có thầy sa man nhờ có phụ tá mới nhìn thấy và đi đến đó được. Theo họ, thế giới trên trời có Ngọc Hoàng và các thần mây, mưa, sấm sét. Các thần linh này là những lực lượng có quyền quyết định người chết có được đầu thai làm người hay không. Trên trời còn là nơi trú ngụ của các ma tổ tiên, quan niệm về địa ngục của người Mông rất đơn giản đó chỉ là hố sâu tối om trong lòng đất.
Vùng đồng bào Mông ở miền Tây Cao Bằng, thầy sa man ở mỗi xóm tuy có số lượng ít, mỗi xóm chỉ có từ 1 đến 3 thầy cúng sa man nhưng lại có tác động mạnh mẽ đến đời sống tinh thần và chính trị đối với người Mông. Là người hầu như duy nhất có thể liên hệ được với thế giới thần linh, hiểu được sự nổi giận của tổ tiên… và hóa giải nó, nên thầy sa man là nhân vật không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Mông. Nếu như trưởng bản là người được cả bản kính trọng và tuân thủ mọi điều thì thầy sa man cũng là người được dân bản kính trọng bởi lẽ tất cả những việc như: chuyển nhà, làm lễ gọi hồn cho trẻ nhỏ, việc làm ma cho người chết, chữa bệnh lúc ốm đau, cúng trừ ma tà cho các gia đình… đều phải nhờ đến thầy cúng.
Có thể nói, người Mông là dân tộc tin theo tín ngưỡng đa thần với hệ thống thần linh rất đa dạng, cách thờ cúng có nhiều nét đặc thù riêng, độc đáo. Với tín ngưỡng đó, trong cộng đồng người Mông thì vai trò của thầy cúng sa man là hết sức quan trọng, được mọi người kính trọng và tuân theo.
77