Kiến nghị với NHTMCP Sài Gòn Công Thương

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại nhtmcp sài gòn công thương, trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường tiền tệ việt nam hiện nay (Trang 114 - 118)

- Nguyên nhân chủ quan

VIỆT NAM HIỆN NAY

3.3.3 Kiến nghị với NHTMCP Sài Gòn Công Thương

3.3.3.1 Chiến lược phát triển

NHTMCP Sài Gòn Công Thương cần phải xây dựng chiến lược phát

triển, tầm nhìn dài hạn, xác định sứ mênh rõ ràng cho toàn hệ thống, tuy nhiên phải phù hợp tình hình thực tế của từng địa bàn khác nhau ( địa bàn thành phố, địa bàn nông thôn…) tạo cơ sở để mỗi chi nhánh trong hệ thống, tại các địa bàn khác nhau có chiến lược và xây dựng sứ mệnh mục tiêu riêng, phấn đấu hoàn thành sứ mệnh chung của toàn ngành.

3.3.3.2 Quản trị điều hành

Xây dựng cơ chế điều hành hoạt động kinh doanh phù hợp với từng vùng, địa bàn đặc biệt đối với những vùng thành phố và đô thị trong việc phát triển sản phẩm dịch vụ để phù hợp với đối tượng khách hàng và môi trường kinh tế khu vực,( Phí điều vốn, phí dịch vụ, sản phẩm dịch vụ, hệ thống đường truyền…) Hoặc trên cùng một khu vực việc cũng cần có những chính sách nhất định để khuyến khích những đơn vị có tính chất khác nhau.

- Xây dựng các chỉ tiêu thi đua và xếp loại chi nhánh phản ánh đúng bản chất hoạt động chi nhánh và tạo động lực phát triển.

- Cơ chế tiền lương, tiền thưởng đối với nhân sự các mảng hoạt động đảm bảo tính cạnh tranh, khuyến khích từng cán bộ phát huy hết khả năng để cống hiến và xây dựng sức mạnh cho toàn hệ thống.

- Hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro trong hệ thống từ trụ sở chính tới các chi nhánh phù hợp với chuẩn mực quốc tế về quản trị rủi ro. Kiện toàn

nhân sự các Ban kế hoạch; Trung tâm phòng ngừa rủi ro. 3.3.3.3 Đào tạo cán bộ

NHTMCP Sài Gòn Công Thương cần có kế hoạch đào tạo và đào tạo

lại đội ngũ cán bộ đặc biệt là đội ngũ giao dịch viên, cán bộ tín dụng tiếp cận trực tiếp khách hàng.

Xây dựng chiến lược đào tạo trong dài hạn, ngắn hạn đối với toàn hệ thống, xây dựng quy chuẩn về yêu cầu đào tạo đối với đội ngũ cán bộ trong quy hoạch theo từng chức danh được quy hoạch. Thông qua đó lập kế hoạch và tổ chức đào tạo đối với đội ngũ cán bộ trong quy hoạch, đảm bảo đáp ứng được yêu cầu, vị trí bổ nhiệm.

Cần có chiến lược đào tạo với từng nghiệp vụ, từng đối tượng cán bộ nhân viên, trước mắt tập trung đào tạo về nghiệp vụ thẩm định dự án và marketing nghiên cứu phát triển sản phẩm và xây dựng đội ngũ cán bộ bán hàng chuyên nghiệp tại chi nhánh.

3.3.3.4 Xây dựng thương hiệu

Xây dựng thương hiệu phải đi đôi với việc quảng bá thương hiệu và văn hóa Agribank, thực hiện nhận diện thương hiệu gồm hệ thống văn phòng phẩm ( danh thiếp, giấy tiêu đề…) đồng phục, hệ thống đồ họa môi trường( biển trụ sở. biển hiệu ATM…), hệ thống xúc tiến thương mại ( tặng phẩm ô, mũ…), hệ thống ứng dụng truyền thông ( quảng cáo, báo chí, quảng cáo ngoài trời…) hệ thống mẫu biểu giao dịch thống nhất, thực hiện đào tạo nâng cao nghiệp vụ, tác phong giao dịch, thái độ trách nhiệm thống nhất toàn chi nhánh, bố trí cán bộ, ưu tiên các khâu giao dịch trực tiếp với khách hàng, nhất là nghiệp vụ huy động vốn.

3.3.3.5 Công nghệ thông tin:

- Hoàn thiện, khắc phụ những tồn tại trong hệ thống Corebanking ( hệ thống giao dịch khách hàng hoạt động chưa ổn định, ảnh hưởng tới giao dịch với khách hàng; Hoàn thiện Modul báo cáo, hệ thống internetbanking vấn tin còn chậm, SMS banking báo số dư chậm…; ATM mới chỉ phục vụ chuyển, rút tiền, chưa kết nối thanh toán)

- Có cơ chế phát triển các sản phẩm dịch cụ ngân hàng dựa trên nền tảng công nghệ theo từng vùng( khu vực thành phố, khu vực nông thôn), để phân bố tài nguyên tập trung cho những khu vực thực sự cần thiết( khu vực thành phố lớn, phát sinh nhiều giao dịch với khách hàng lớn…)

- Khẩn trương triển khai hỗ trợ phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại, chú trọng áp dụng công nghệ phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

KẾT LUẬN

Hiệu quả tín dụng có vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại trên thị trường vốn ở Việt Nam hiện nay. Hệ thống ngân hàng là trung gian tài chính, nơi chu chuyển vốn lớn nhất trong nền kinh tế, có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển chung của nền kinh tế. Việc nâng cao hiệu quả cho vay phải luôn đi đôi với hiệu quả huy động vốn, ngân hàng thương mại kinh doanh có hiệu quả thì lượng vốn huy động đầu tư cho nền kinh tế mới cao, mới tạo ra sức mạnh cho nền kinh tế vươn xa để đạt những thành tựu tiến bộ mới.

Trong quá trình cạnh tranh về vốn giữa các ngân hàng thương mại, ngân hàng nào có sức mạnh về huy động vốn, ngân hàng đó sẽ thu được lợi nhuận trong quá trình cho vay. Việc nâng cao hiệu quả cho vay được các ngân hàng thương mại quan tâm đặc biệt, các ngân hang thương mại luôn có chiến lược nâng cao hiệu quả cho vay để có được thị phần kinh doanh trên thi trường, từ đó xây dựng hoạt động của ngân hàng phát triển, hiệu quả, tăng sức cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động tại ngân hàng NHTMCP Sài

Gòn Công Thương trong những năm gần đây, luận văn đã đạt được những

kết quả chính sau:

- Khái quát những vấn đề về huy động vốn, cho vay và đầu tư, hiệu quả huy động vốn và hiệu quả tín dụng của ngân hàng thương mại trong điều kiện cạnh tranh về vốn giữa các ngân hàng thương mại, ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả huy động vốn, cho vay và đầu tư đối với các ngân hàng thương mại trong điều kiện cạnh tranh về vốn giữa các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay

NHTMCP Sài Gòn Công Thương luận văn đã tìm ra những tồn tại và

nguyên nhân của những tồn tại về công tác huy động vốn, cho vay và đầu tư - Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn, cho vay và đầu tư tại NHTMCP Sài Gòn Công Thương.

Trong quá trình nghiên cứu, thu thập tài liệu về hiệu quả tín dụng tại

NHTMCP Sài Gòn Công Thương, mặc dù hết sức cố gắng song luận văn

khó tránh khỏi những thiếu sót, Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các nhà khoa học, các nhà quản lý, các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để việc nghiên cứu về hiệu quả tín dụng tại NHTMCP Sài Gòn Công Thương trong điều kiện cạnh tranh tự do giữa các ngân hàng thương mại trên thị trường vốn ở Việt Nam hiện nay ngày càng được hoàn thiện và mang ý nghĩa thực tiễn hơn.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại nhtmcp sài gòn công thương, trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường tiền tệ việt nam hiện nay (Trang 114 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w